Giải pháp phát triển ngành công nghiệp năng lượng tái tạo tại Nam Bộ
Theo phê duyệt Quy hoạch điện VIII, đến năm 2030, tổng công suất điện mặt trời là 12.836 MW; trong đó, điện mặt trời tập trung là 10.236 MW, điện mặt trời tự sản tự tiêu 2.600 MW. Phát triển nguồn điện cân đối theo vùng, miền, hướng tới cân bằng cung cầu nội vùng là một điểm quan trọng trong định hướng phát triển điện lực quốc gia.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Tuấn Hưng, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ cho rằng, quốc gia nào đi trước, kiểm soát và làm chủ công nghệ, làm chủ sản xuất năng lượng tái tạo sẽ thuận lợi trong an ninh năng lượng và tạo điều kiện thúc đẩy lợi thế cạnh tranh và thu hút nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội. Tại Việt Nam, khu vực Nam Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển nguồn năng lượng tái tạo như: năng lượng gió, mặt trời, thủy điện…
Theo ông Vũ Tuấn Hưng, sự phát triển năng động với cực tăng trưởng là Tp. Hồ Chí Minh, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có nhu cầu về năng lượng, đặc biệt năng lượng tái tạo rất lớn. Ngoài ra, khu vực Nam Bộ hiện đang có thêm cơ hội xuất khẩu năng lượng tái tạo, tạo giá trị gia tăng và vươn xa chủ động nâng cao tầm ảnh hưởng, vị trí của Việt Nam. Đây là cơ hội cho phát triển ngành công nghiệp năng lượng tái tạo. Từ năm 2018 - 2022, năng lượng tái tạo tại Việt Nam đã có sự thay đổi lớn về quy mô. Đến cuối năm 2022, ước tính sản lượng điện phát từ năng lượng tái tạo đạt 130 tỷ kWh, chiếm khoảng 48% sản lượng điện phát của hệ thống điện Việt Nam (35% thủy điện, 13% điện gió, mặt trời và sinh khối). Tốc độ tăng trưởng của năng lượng tái tạo trong cơ cấu phát điện của hệ thống điện Việt Nam cũng tăng nhanh, từ 27% năm 2010 lên 48% năm 2022. Theo các chuyên gia, để phát triển năng lượng tái tạo, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách thúc đẩy, nhưng hiện vẫn còn một số bất cập bởi các cơ chế chính sách chưa thực sự có sự liên thông thống nhất. Do đó, việc nghiên cứu đánh giá thực hiện phát triển năng lượng tái tạo theo chính sách, pháp luật là rất cần thiết. Chuyên gia năng lượng tái tạo Dương Văn Toán (Viện Nghiên cứu biển và hải đảo) đề xuất, cần có nghiên cứu để xây dựng chính sách đặc thù cho từng loại năng lượng táo tạo; khuyến khích doanh nghiệp lớn đầu tư cho lĩnh vực này. Cùng với đó, cần nghiên cứu các chính sách về truyền tải điện; phát triển các nguồn năng lượng điện nhiệt, năng lượng thủy triều, hải lưu… nhằm tận dụng các lợi thế, tiềm năng về năng lượng tái tạo của khu vực Nam Bộ.Trong khi đó, ông Phạm Đăng An, Phó Tổng Giám đốc Vũ Phong Energy Group cho rằng, Việt Nam có tiềm năng năng lượng tái tạo lớn, đặc biệt là điện mặt trời, điện gió; riêng điện mặt trời, tiềm năng khoảng 963.000 MW.
Với sự thúc đẩy của Quy hoạch điện VIII và cam kết đạt Net Zero vào năm 2050, Việt Nam cần nhanh chóng tăng cường kết hợp năng lượng tái tạo để giảm carbon trong ngành điện. Trong Quy hoạch điện VIII, năng lượng tái tạo cũng được ưu tiên phát triển mạnh mẽ nhằm đáp ứng yêu cầu về chuyển đổi năng lượng công bằng.
Theo ông Phạm Đăng An, khu vực Nam Bộ có thể khai thác tiềm năng năng lượng tái tạo nói chung, điện mặt trời nói riêng, đặc biệt là tại các khu công nghiệp, khu chế xuất... Các khu công nghiệp thông minh và bền vững, chú trọng các giải pháp tự động hóa, áp dụng quy trình sản xuất thông minh, sử dụng năng lượng tái tạo... sẽ mang lại sự an toàn, đáng tin cậy, hiệu quả cho các doanh nghiệp. Việc áp dụng, triển khai các sáng kiến xanh cũng góp phần giúp khu công nghiệp đảm bảo tuân thủ các quy định về môi trường và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Cùng góc nhìn này, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Phạm Hồng Chương phân tích, hiện những ngành như dệt may và gỗ, đối tác yêu cầu rất chặt chẽ về sản xuất xanh. Do vậy, cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa Chính phủ, doanh nghiệp, nhà khoa học để có được giải pháp mang tính tổng thể để phát triển năng lượng tái tạo. Nam Bộ sẽ là nguồn cung năng lượng của cả nước, nên cần có những cơ chế chính sách phù hợp để thúc đẩy phát triển lĩnh vực này. Tại hội thảo, các chuyên gia đã trao đổi các vấn đề tạo điều kiện phát triển các dự án năng lượng tái tạo nhằm thu hút các quỹ đầu tư, doanh nghiệp trong nước và quốc tế; giải pháp phát triển khu vực Nam Bộ tương xứng với tiềm năng, gắn với phát triển bền vững, giảm phát thải, thích ứng biến đổi khí hậu theo mục tiêu chung của quốc gia…Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Xem xét, xử lý các tổ chức Đảng, đảng viên có liên quan trong thực hiện các dự án năng lượng tái tạo
21:43' - 20/12/2023
Từ ngày 18 đến ngày 20/12, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 34. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú chủ trì Kỳ họp.
-
Doanh nghiệp
WB công bố kế hoạch năng lượng tái tạo trị giá tỷ USD cho châu Phi
10:24' - 18/12/2023
Nội dung kế hoạch bao gồm hiện đại hóa mạng lưới hiện có, xây dựng hệ thống điện mặt trời, cải thiện mức độ ổn định và thúc đẩy thương mại năng lượng xuyên biên giới.
-
Kinh tế Thế giới
Đầu tư của Indonesia vào năng lượng tái tạo thấp nhất trong 6 năm qua
17:52' - 15/12/2023
Năm 2023, đầu tư của Indonesia vào năng lượng tái tạo được dự báo đạt mức thấp nhất trong 6 năm qua, bất chấp mục tiêu cắt giảm lượng khí thải carbon trong ngành điện của quốc gia Đông Nam Á này.
-
Thị trường
Nga sẽ tăng mạnh công suất nguồn năng lượng tái tạo
07:40' - 11/12/2023
Thứ trưởng thứ nhất Bộ Phát triển Kinh tế Nga Ilya Torosov khẳng định đến năm 2030, Nga sẽ tăng công suất các nguồn năng lượng tái tạo từ 6 GW lên 12 GW.
-
Phân tích - Dự báo
Nga sẽ tăng mạnh công suất các nguồn năng lượng tái tạo
06:30' - 11/12/2023
Thứ trưởng thứ nhất Bộ Phát triển Kinh tế Nga Ilya Torosov khẳng định đến năm 2030, Nga sẽ tăng công suất các nguồn năng lượng tái tạo từ 6 GW lên 12 GW.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
07:55'
Sáng 29/11, Quốc hội biểu quyết thông qua: Luật Địa chất và khoáng sản; Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng công ty hàng hải Việt Nam mong muốn tăng cường hợp tác với các đối tác Ấn Độ
07:50'
Tổng công ty hàng hải Việt Nam mong muốn tăng cường kết nối, hợp tác với các đối tác, bạn hàng của Ấn Độ trong thời gian tới nhằm đẩy mạnh 3 mục tiêu chính.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp Trung Quốc quan tâm dự án Nhà máy đốt rác phát điện tại Cần Thơ
21:24' - 28/11/2024
CGGC mong muốn hợp tác với thành phố Cần Thơ xây dựng một nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt để phát điện, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Trao quyết định bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
20:22' - 28/11/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trao quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Văn Thắng giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài chính và đồng chí Trần Hồng Minh giữ chức Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
-
Kinh tế Việt Nam
Khu Công nghệ cao Đà Nẵng thu hút thêm dự án FDI 177 triệu USD
19:59' - 28/11/2024
Đến nay, đã có tổng cộng 521 dự án đầu tư vào Khu công nghệ cao, Khu công nghệ thông tin tập trung – giai đoạn 1 và các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Trao Nghị quyết bổ nhiệm Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đối với ông Lê Quang Tùng
19:58' - 28/11/2024
Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đảng đoàn Quốc hội đã tổ chức Lễ công bố và trao Nghị quyết về công tác nhân sự đối với ông Lê Quang Tùng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải được phê chuẩn giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài chính
19:00' - 28/11/2024
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng được phê chuẩn giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài chính.
-
Kinh tế Việt Nam
Bí thư tỉnh ủy Quảng Trị được phê chuẩn giữ chức vụ Tổng thư ký Quốc hội
18:54' - 28/11/2024
Tân Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng sinh ngày 30/10/1971 tại xã Vượng Lộc, huyện Can Lộc , Hà Tĩnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Bí thư tỉnh ủy Cao Bằng được phê chuẩn giữ chức Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải
18:47' - 28/11/2024
Bí thư tỉnh ủy Cao Bằng Trần Hồng Minh được phê chuẩn giữ chức Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải.