Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam: Ba xung lực tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024
Trong năm 2023, bức tranh kinh tế toàn cầu ảm đạm đã đặt ra rất nhiều thách thức đối với nền kinh tế định hướng xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, nhờ những nền tảng kinh tế vĩ mô mạnh mẽ và sự hỗ trợ kịp thời của Chính phủ, kinh tế Việt Nam đã cho thấy sức chống chịu mạnh mẽ trước những "cơn gió ngược".
Để mang đến cho độc giả một góc nhìn bao quát nhất về tình hình kinh tế trong năm 2023 và những triển vọng trong năm 2024, phóng viên TTXVN đã phỏng vấn Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam Shantanu Chakraborty.Phóng viên: Xin ông đánh giá về tình hình kinh tế Việt Nam trong năm 2023 giữa bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy thách thức?
Ông Shantanu Chakraborty: Năm 2023 là một năm có nhiều khó khăn và thách thức đối với Việt Nam. Tuy nhiên nhìn chung, nền kinh tế đã cho thấy khả năng phục hồi mạnh mẽ bất chấp những bất ổn của kinh tế toàn cầu và căng thẳng địa chính trị ngày càng gia tăng đang ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đã thực hiện những bước đi đúng đắn để giải quyết các vấn đề mà thách thức toàn cầu đặt ra. Cho đến nay, Chính phủ đã đạt được sự cân bằng giữa các chính sách tiền tệ và tài khóa để đảm bảo khả năng chống chịu cao trước những thách thức toàn cầu mà nền kinh tế phải đối mặt. Báo cáo mới nhất do ADB công bố mới đây đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam về mức 5,2% trong năm 2023, từ mức dự báo 5,8% trong báo cáo hồi tháng 9/2023. Dù vậy, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam là khá tốt so với nhiều quốc gia trong khu vực. Lạm phát được kiểm soát tương đối tốt ở mức 3,8% - thấp hơn mục tiêu 4%. Các yếu tố chính giúp nền kinh tế có khả năng phục hồi khá tốt vào năm 2023 bao gồm sự phục hồi của các dịch vụ trong nước, trong đó có du lịch, cũng như chi tiêu công. Giải ngân đầu tư công đến cuối tháng 11 đạt 75% kế hoạch trong năm, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước ( Theo Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội tháng 11/2023 của Tổng cục Thống kê - GSO). Việc giải ngân vốn đầu tư công tuy còn chậm nhưng đã phần nào thúc đẩy tiêu dùng trong nước ở mức 9,6% trong tháng 11/2023 so với cùng kỳ năm 2022. Hiệu quả giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng tích cực. Vốn FDI giải ngân đạt khoảng 20,3 tỷ USD, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2022, là mức tăng 11 tháng cao nhất trong sáu năm qua. Tôi cho rằng nền tảng kinh tế vĩ mô của Việt Nam vẫn vững vàng, với việc nới lỏng tiền tệ kịp thời trong nửa đầu năm, trong khi lạm phát được kiểm soát khá tốt dưới mục tiêu 4%. Phóng viên: ADB dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6% trong năm 2024. Đâu là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế, thưa ông? Ông Shantanu Chakraborty: Kinh tế toàn cầu dự kiến sẽ tăng trưởng chậm hơn trong năm 2024 (so với năm 2023). Những tác động bất lợi của điều này vẫn sẽ tác động đến triển vọng tăng trưởng của Việt Nam. Mặc dù vậy, ADB vẫn giữ nguyên dự báo tăng trưởng của Việt Nam ở mức 6%, với kỳ vọng sẽ có sự phục hồi nhất định của môi trường bên ngoài, trong khi các động lực tăng trưởng trong nước sẽ lấy lại đà so với năm 2023. Nền tảng quan trọng để duy trì đà tăng trưởng trong thời gian tới sẽ là sự ổn định kinh tế vĩ mô nhờ Việt Nam tiếp tục các chính sách tài khóa thận trọng và chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt được áp dụng từ năm 2023. Điều quan trọng là phải đảm bảo rằng các chính sách này được phối hợp thực thi một cách có hiệu quả để tạo ra xung lực mạnh hơn cho nền kinh tế. Nhưng chỉ điều này thôi thì chưa đủ. Đầu tư công, tiêu dùng nội địa và phục hồi xuất khẩu sẽ là ba động lực tăng trưởng chủ yếu của kinh tế Việt Nam trong năm 2024.Phóng viên: Xin ông đưa ra một vài khuyến nghị để kinh tế Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 6% trong năm tới?
Ông Shantanu Chakraborty: Việt Nam vẫn còn dư địa tài khóa khi nợ công được kiểm soát tốt ở mức 38% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tính đến cuối năm 2022. Vì vậy, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công vì đây là một trong những biện pháp kích thích tài khóa cần được ưu tiên. Đẩy mạnh đầu tư công vào cơ sở hạ tầng sẽ giúp kích thích các hoạt động kinh tế, hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp, xây dựng và khai khoáng, đồng thời mang lại nhiều cơ hội việc làm hơn. Tiêu dùng trong nước có thể được thúc đẩy nhờ các biện pháp tài khóa khuyến khích nhu cầu. Đồng thời, tiêu dùng cũng được hỗ trợ bởi chính sách tiền tệ phù hợp giữ lãi suất ở mức tương đối thấp. Chính sách phối hợp có thể hỗ trợ phục hồi kinh tế một cách hiệu quả. Trong ngắn hạn, Việt Nam cần mở rộng chính sách tài khóa, trong khi chính sách tiền tệ mang tính hỗ trợ. Thị trường toàn cầu được dự báo sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức trong giai đoạn 2023-2024. Điều này đồng nghĩa với những "cơn gió ngược" mạnh hơn đối với các nền kinh tế định hướng xuất khẩu và có độ mở lớn như Việt Nam. Trong bối cảnh đó, các chính sách của Việt Nam cần chủ động hơn nữa để hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng thị trường, đồng thời đẩy mạnh khai thác các hiệp định tự do thương mại với các đối tác mà Việt Nam đã tham gia ký kết. Các biện pháp chính sách thúc đẩy các động lực tăng trưởng có thể được bổ sung bằng những cải cách mạnh mẽ hơn về môi trường đầu tư kinh doanh, nhằm cắt giảm quan liêu, nâng cao chất lượng dịch vụ công và giảm bớt chi phí kinh doanh để hỗ trợ hiệu quả hơn cho các doanh nghiệp. Trong dài hạn, Việt Nam cần đẩy mạnh đầu tư công vào quá trình chuyển đổi năng lượng xanh, tăng cường cơ sở hạ tầng để cải thiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, đồng thời củng cố nền tảng để gia tăng sức chống chịu và phát triển bền vững hơn. Phóng viên: Xin trân trọng cám ơn ông./.Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
WB tại Việt Nam: 2023 là một năm “kiên cường” của kinh tế Việt Nam
09:28' - 20/12/2023
Theo Chuyên gia kinh tế trưởng của WB tại Việt Nam, suy thoái toàn cầu là cú sốc lớn với nền kinh tế mở của Việt Nam, song nền kinh tế vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng mà nhiều quốc gia mơ ước.
-
Kinh tế Việt Nam
WB khuyến nghị Việt Nam kéo dài chính sách hỗ trợ kinh tế sang năm 2024
21:55' - 18/12/2023
Chuyên gia WB cho rằng cần khôi phục niềm tin và thúc đẩy sự phát triển lành mạnh thị trường bất động sản. Đây là chìa khóa hỗ trợ ổn định kinh tế trong ngắn hạn và tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Thị trường tiền tệ phản ứng thế nào trước quyết định của ông Donald Trump?
06:30'
Nhà phân tích Felix Ryan tại ngân hàng ANZ cho biết phản ứng hiện tại có thể dẫn đến sự điều chỉnh ngắn hạn của đồng USD nếu lợi suất trái phiếu Mỹ giảm.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tại sao đồng won lại yếu thế trước sức mạnh của đồng USD?
09:43' - 25/11/2024
Các nhà phân tích và cơ quan quản lý ngoại hối hiện dự đoán rằng giá trị đồng won Hàn Quốc có thể vẫn yếu trong nhiều tháng tới và tỷ giá 1.400 won đổi 1 USD có thể trở thành "mức bình thường mới".
-
Tài chính & Ngân hàng
Thành lập tổ công tác ngành thuế hỗ trợ trực tiếp các sàn thương mại điện tử
17:25' - 24/11/2024
Ngành thuế cần thành lập ngay Tổ công tác hỗ trợ cung cấp thông tin từ các sàn thương mại điện tử để hỗ trợ trực tiếp các sàn thương mại điện tử.
-
Tài chính & Ngân hàng
Vietcombank mở cửa ngoài giờ hành chính phục vụ khách hàng cập nhật sinh trắc học
08:03' - 24/11/2024
Vietcombank sẽ mở cửa các điểm giao dịch ngoài giờ hành chính từ nay đến hết ngày 15/1/2025 để phục vụ khách hàng cập nhật thông tin sinh trắc học và thông tin giấy tờ tùy thân.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nhà đầu tư chuyển sang tiền điện tử, thị trường chứng khoán ảm đạm
07:48' - 23/11/2024
Thị trường chứng khoán Hàn Quốc đang mất đà vì tình trạng thiếu thanh khoản và sự suy giảm niềm tin của nhà đầu tư đè nặng lên hoạt động giao dịch.
-
Tài chính & Ngân hàng
Đồng USD duy trì sát mức cao nhất trong 13 tháng
15:39' - 22/11/2024
Trong phiên 22/11, đồng USD vẫn ở sát mức cao nhất trong 13 tháng khi các nhà đầu tư đánh giá về lộ trình lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).
-
Tài chính & Ngân hàng
Thái Lan lên kế hoạch hoãn thanh toán lãi trong 3 năm với các khoản nợ xấu
09:18' - 22/11/2024
Bộ Tài chính Thái Lan đã ấn định ngày cắt hạn cho các khoản nợ xấu là ngày 31/10/2024, để ngăn chặn các tài khoản mới cố tình vỡ nợ nhằm tham gia chiến dịch.
-
Tài chính & Ngân hàng
Bitcoin nối dài đà tăng, tiến sát ngưỡng 100.000 USD
22:16' - 21/11/2024
Đà tăng của Bitcoin vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại khi đồng tiền điện tử này đã vượt qua mốc 98.000 USD trong ngày 21/11.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng trung ương Nga có thể giảm lãi suất vào năm 2025
16:10' - 21/11/2024
Thống đốc Ngân hàng trung ương Nga Elvira Nabiullina không loại trừ việc giảm dần lãi suất cơ bản vào năm 2025 nếu lạm phát chậm lại và không có cú sốc mới bên ngoài.