Giới chuyên gia Nga dự báo hậu quả của các cuộc chiến thương mại toàn cầu
Theo đó, đa số ý kiến đều cho rằng cuộc chiến này cần phải “được dập tắt” trong thời gian sớm nhất, nếu không không gian kinh tế toàn cầu sẽ đối mặt với một cuộc biến đổi lớn.
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, giảng viên Viện Kinh doanh và quản lý kinh doanh Học viện Hành chính và kinh tế quốc dân thuộc Tổng thống Nga Galina Kuznesova cho rằng trong ngắn hạn, khoảng 1 - 2 năm tới, toàn thế giới sẽ "chìm ngập" trong những tuyên bố đáp trả lẫn nhau về tăng thuế nhập khẩu, siết chặt chính sách thương mại.
Tuy nhiên, bà Kuznesova cho rằng các nền kinh tế sẽ dần dần thích nghi với điều kiện mới, Mỹ sẽ “chấp nhận” những hàng hóa mà họ mua đắt hơn ở Trung Quốc, còn Trung Quốc thì cũng có động thái tương tự đối với hàng hóa Mỹ. Đơn giản là giá sẽ tăng, các chỉ số kinh tế vĩ mô sẽ thay đổi. Song sau đó thương mại sẽ tiếp tục được tự do hóa.
Theo bà Kuznesova, tự do hóa thương mại là xu hướng toàn cầu, vì không thể khác đi trong thế giới hiện đại, đặc biệt là trong điều kiện thương mại tự do đang thống trị trong lợi ích của các tập đoàn xuyên quốc gia. Họ sẽ quan tâm đến việc tự do hóa nền kinh tế.
Trong khi đó, Hiệu phó Đại học Tài chính thuộc Chính phủ Nga Aleksey Zubets lại cho rằng thương mại sẽ không quay lại tự do hóa. Giai đoạn đó không thể đảo ngược.
Những động thái hiện nay của Mỹ là nỗ lực khôi phục lại tầng lớp trung lưu, hơn một nửa người dân Mỹ ủng hộ chính sách kinh tế của Tổng thống Donald Trump. Vì thế, tổng thống Mỹ tiếp theo sẽ buộc phải đi theo đường lối đó – bảo vệ thị trường Mỹ trước hàng nhập khẩu giá rẻ, khôi phục lại nền công nghiệp.
Ông Zubets cho rằng hiện đã bắt đầu thời kỳ phá thế toàn cầu hóa và trên thị trường thống nhất sẽ hình thành những “câu lạc bộ thương mại” kín đối với người bên ngoài.
Ông nhận định: “Sẽ không có không gian thương mại thống nhất trên thế giới. Một trong các cơ cấu của nền kinh tế thế giới có thể là tam giác Nga-Liên minh châu Âu (EU) -Trung Quốc, nghĩa là tạo nên một không gian Á-Âu thống nhất trải dài từ Lisbon đến Thượng Hải.
Theo Giám đốc Trung tâm nghiên cứu APEC, Học viện Hành chính và Kinh tế quốc dân thuộc Tổng thống Nga, Tatyana Flegontova, xu thế xây dựng các liên minh kinh tế-thương mại song phương đang quay trở lại thay thế cho các dự án siêu khu vực. Tuy nhiên, đó chính là liên minh giữa các cường quốc.
Bà Flegontova cũng cho rằng Nga sẽ không nhắm đến các liên minh như vậy, cũng như đến tự do hóa thương mại, và công cụ then chốt để phát triển xuất khẩu là ủng hộ các nhà sản xuất trong nước, tăng sức cạnh tranh.
Hồi tháng 3 năm nay, với lý do an ninh quốc gia, Mỹ đã áp thuế nhập khẩu 25% đối với thép và hàng chục phần trăm đối với nhôm. Quy định có hiệu lực đối với EU và một số nước khác từ tháng 6 vừa qua. Hầu hết các nước bị ảnh hưởng đều tuyên bố sẽ có biện pháp đáp trả tương xứng.
Vào tháng 7, EU đã áp thuế nhập khẩu đối với 23 mặt hàng từ thép dưới hình thức hạn ngạch thuế quan. Mức thuế 25% đánh vào mỗi mặt hàng trong 23 loại trên sẽ được áp dụng khi nhập khẩu vượt quá mức trong 3 năm gần đây.
Biện pháp bảo vệ này có thể được áp dụng trong vòng tối đa 200 ngày và với tất cả các nước, trừ Na Uy, Iceland, Liechtenstein v.v. Nga cũng áp thuế bổ sung đối với hàng loạt hàng hóa Mỹ có sản xuất tại Nga.
Từ tháng 7 này, thuế nhập khẩu giữa Mỹ và Trung Quốc bắt đầu được áp dụng. Washington áp thuế nhập khẩu 25% đối với 818 chủng loại hàng hóa từ Trung Quốc với tổng trị giá nhập khẩu 34 tỷ USD mỗi năm. Để đáp trả, Bắc Kinh cũng áp thuế nhập khẩu 25% đối với cùng lượng hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ.
Ngày 20/7, Tổng thống Trump tuyên bố sẵn sàng áp thuế lên tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Theo đánh giá của Ủy ban thống kê dân số Mỹ, năm 2017, tổng lượng hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ đạt 505,5 tỷ USD./.
>>>Cảnh báo tác động tiêu cực của chiến tranh thương mại đối với GDP toàn cầu
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Giới chức châu Âu hoài nghi về triển vọng đàm phán thương mại với Mỹ
15:23' - 25/07/2018
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker bày tỏ những hoài nghi về việc Mỹ và châu Âu sẽ giải quyết được tranh cãi thương mại hiện nay.
-
Doanh nghiệp
Harley-Davidson không bị tác động nhiều từ xung đột thương mại
13:54' - 25/07/2018
Harley-Davidson cho biết doanh số bán hàng tại Mỹ của hãng này không bị ảnh hưởng nhiều sau quyết định di chuyển một số xưởng sản xuất ở nước ngoài do tác động của các xung đột thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump đề xuất Mỹ và EU cùng dỡ bỏ rào cản thương mại
13:47' - 25/07/2018
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 24/7 đề xuất Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) cùng bãi bỏ "tất cả thuế, các rào cản và trợ cấp" của mỗi bên để tạo ra thương mại công bằng.
-
Kinh tế Thế giới
IMF cảnh báo nguy cơ cuộc chiến thương mại ngày càng trầm trọng hơn
11:05' - 25/07/2018
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo việc Đức và Trung Quốc đạt thặng dư thương mại lớn, trong khi Mỹ liên tục hứng chịu thâm hụt thương mại có thể khiến cuộc chiến thương mại trầm trọng hơn.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Cảnh báo tác động tiêu cực của chính sách thời D. Trump tới kinh tế Nhật Bản
16:19' - 26/11/2024
Chính phủ Nhật Bản cảnh báo về tác động tiêu cực tiềm tàng của các chính sách kinh tế trong nhiệm kỳ tới đây của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump.
-
Ý kiến và Bình luận
Australia đề xuất ưu đãi thuế cho các khoáng sản quan trọng
07:30' - 26/11/2024
Dự luật này sẽ mang lại cho các nhà đầu tư sự rõ ràng và chắc chắn để đầu tư vào tiềm năng của Australia.
-
Ý kiến và Bình luận
WTO: Thương mại toàn cầu có thể tăng 14 điểm phần trăm nhờ AI
22:01' - 25/11/2024
Theo WTO, tăng trưởng thương mại thực tế toàn cầu có thể tăng gần 14 điểm phần trăm vào năm 2040 nếu ứng dụng AI đều khắp thế giới và tăng trưởng năng suất đạt mức cao.
-
Ý kiến và Bình luận
Loại bỏ cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường vật liệu xây dựng
19:12' - 25/11/2024
Thông tư 10 đã đưa ra những giải pháp để phân loại, phân nhóm chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng, đảm bảo công trình và cuộc sống người dân sử dụng vật liệu an toàn và chất lượng.
-
Ý kiến và Bình luận
Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc dự báo đạt mức cao kỷ lục
09:48' - 25/11/2024
Trong vài tháng tới, xuất khẩu của Trung Quốc có thể được hưởng lợi từ việc các công ty nước ngoài tích trữ hàng hóa do tâm lý lo ngại.
-
Ý kiến và Bình luận
Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Tôn trọng quyền kinh doanh của doanh nghiệp
18:29' - 23/11/2024
Ngày 23/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Mỹ nhận định Việt Nam có cơ hội kinh doanh lớn trong thời gian tới
18:37' - 21/11/2024
Theo trang forbes.com (Mỹ), nhiều thập kỷ qua, Việt Nam đã mở cửa cho các tập đoàn lớn. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có cơ hội kinh doanh lớn hơn nữa dưới thời chính quyền Trump 2.0.
-
Ý kiến và Bình luận
Morgan Stanley: Chính sách thuế của Donald Trump sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ
06:00' - 21/11/2024
Ông Seth Carpenter, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng Morgan Stanley, cho rằng các mức thuế mà Tổng thống đắc cử Donald Trump đề xuất sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ vào năm 2026.
-
Ý kiến và Bình luận
Công nghệ AI dự báo sẽ tạo ra 680 tỷ USD cho ngành viễn thông
18:18' - 20/11/2024
Trong 15-20 năm tới, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) ước tính sẽ mang lại tới 680 tỷ USD cho ngành viễn thông.