Giới lãnh đạo EU nỗ lực tìm tiếng nói chung về vấn đề năng lượng
Đây là vấn đề đã phơi bày những bất đồng về mục tiêu chống biến đổi khí hậu của liên minh này và gây chia rẽ quan điểm về việc liệu cuộc khủng hoảng giá năng lượng có thể giúp cải cách những quy định trên thị trường năng lượng EU.
Tuần trước, Ủy ban châu Âu (EC) đã đưa ra một gói các biện pháp được gọi là "hộp công cụ" mà chính phủ các nước có thể thực hiện. EC cũng cam kết sẽ xem xét những giải pháp mang tính dài hạn hơn để giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng đang xảy ra ở châu Âu.Hiện hầu hết các quốc gia đã lên kế hoạch hành động khẩn cấp để bảo vệ người tiêu dùng, như cắt giảm thuế năng lượng và trợ cấp cho những những hộ gia đình nghèo hơn.
Tại Hội nghị thượng đỉnh EU bắt đầu từ ngày 21/10, liên minh này đã hối thúc các quốc gia sử dụng khẩn cấp "hộp công cụ" để hỗ trợ trong ngắn hạn cho những người tiêu dùng dễ bị tổn thương nhất, cũng như các công ty châu Âu. Tuy nhiên, những giải pháp mang tính dài hạn hơn đang gây bất đồng giữa các nước, liên quan đến việc EU cần hành động như thế nào để có thể tự bảo vệ nếu tình trạng giá năng lượng lại tiếp tục tăng vọt trong tương lai. Kết thúc ngày làm việc đầu tiên, hội nghị đã đề nghị EC nghiên cứu về chức năng của thị trường khí đốt và điện, Hệ thống mua bán phát thải (ETS) của EU, cùng với sự hỗ trợ của Cơ quan quản lý thị trường và chứng khoán châu Âu (ESMA).Sau đó, EC sẽ đánh giá liệu những hoạt động giao dịch có cần dựa trên những quy định khác nữa hay không.
Ba Lan, CH Czech (Séc) và Tây Ban Nha đã yêu cầu EU hạn chế sự tham gia của các nhà đầu cơ tài chính vào thị trường carbon, vấn đề mà các nước này cho là nguyên nhân khiến giá CO2 tăng lên mức cao kỷ lục.Trong khi đó, Ba Lan đề nghị EU điều tra nguyên nhân khiến giá khí đốt tăng cao ở châu Âu. EC đã nhất trí xem xét cả 2 vấn đề nhưng không cam kết có thực hiện ngay lập tức.
Giá khí đốt ở châu Âu đã tăng lên mức cao kỷ lục do nguồn cung bị thắt chặt trong khi các nền kinh tế đang phục hồi sau cuộc khủng hoảng dịch COVID-19.Bên cạnh đó, giá CO2 cũng tăng mạnh, thúc đẩy một số quốc gia thành viên kêu gọi EU có phản ứng chung. Tây Ban Nha, Italy và Hy Lạp đã đề xuất một hệ thống mua khí đốt chung mới giữa các nước EU nhằm tạo ra các nguồn dự trữ chiến lược.
Trong khi đó, các quốc gia khác như Đức và Hà Lan, lại thận trọng với việc sửa đổi những quy định của EU trong ứng phó với cuộc khủng hoảng mà các quốc gia này cho là sẽ diễn ra trong ngắn hạn. EC cho rằng giá khí đốt có thể ổn định ở mức thấp hơn trước tháng 4/2022. Ngoài ra, việc giá năng lượng tăng đột biến cũng gây ra những bất đồng trong chính sách của EU về chống biến đổi khí hậu, trong đó Ba Lan đã kêu gọi EU thay đổi hoặc trì hoãn một số biện pháp "xanh" đã được lên kế hoạch. Thủ tướng Hungary Viktor Orban cũng đã bác bỏ chính sách khí hậu của EU vì cho rằng đó là những kế hoạch "không tưởng". Những quan điểm này đã đi ngược lại với lập trường của những quốc gia khác cho rằng giá khí đốt cao sẽ đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng tái tạo của EU nhằm giảm sử dụng nguồn năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch, vốn hay biến động về giá./.Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
Khủng hoảng năng lượng và những hệ lụy
20:00' - 19/10/2021
Sự lo lắng và bất an về nguồn cung năng lượng dường như đang bao trùm khắp các châu lục, trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng đang đẩy giá khí đốt tự nhiên và giá than cao kỷ lục.
-
Phân tích - Dự báo
Bốn kịch bản cho cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu
14:52' - 19/10/2021
Kể từ cuối tháng Tám đến nay, tình trạng thiếu hụt năng lượng toàn cầu diễn ra ngày càng trầm trọng, gây ra lạm phát giá trên thị trường năng lượng quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Khủng hoảng năng lượng - Hồi chuông cảnh tỉnh về nhiên liệu hóa thạch
10:30' - 16/10/2021
Nguy cơ một cuộc khủng hoảng năng lượng vào đúng thời điểm nhạy cảm khi mùa Đông lạnh giá tới gần và các nền kinh tế đang mở cửa trở lại, kéo theo nhu cầu sử dụng năng lượng nhiều hơn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu siết chặt quy định an toàn đường bộ và khí thải
08:07'
EC thể hiện quyết tâm trong việc cải thiện chất lượng không khí bằng cách triển khai các phương pháp kiểm tra khí thải tân tiến.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia kỳ vọng kinh tế tăng trưởng 5% bất chấp dự báo của IMF
22:24' - 24/04/2025
Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati tự tin rằng nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng tới 5% trong năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Bất ổn chính sách tạo đang đè nặng lên kinh tế Mỹ
15:25' - 24/04/2025
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ngày 23/4 cảnh báo chính sách thương mại thiếu nhất quán của chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tạo áp lực cho nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump: Tăng thuế sẽ khiến nhiều người giàu rời khỏi Mỹ
10:45' - 24/04/2025
Theo ông Trump, dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia khác, việc tăng thuế suất sẽ gây ra sự gián đoạn lớn và khiến những triệu phú rời khỏi Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ Latinh năm 2025
08:36' - 24/04/2025
Tổng Sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực sẽ lần lượt đạt mức tăng trưởng 2,1% và 2,4% trong năm 2025 và 2026.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tìm kiếm "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc
08:35' - 24/04/2025
Ngày 23/4 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề cao triển vọng về một "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Canada đối mặt nguy cơ suy thoái nếu xảy ra cuộc chiến thương mại
20:49' - 23/04/2025
Ngân hàng trung ương Canada (BOC) cảnh báo nền kinh tế nước này có thể rơi vào suy thoái nghiêm trọng nếu nổ ra cuộc chiến thương mại toàn cầu do tác động từ các mức thuế quan của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Mỹ lo ngại tác động tiêu cực của thuế quan
20:31' - 23/04/2025
Liên minh các hiệp hội ngành ô tô Mỹ vừa kiến nghị Tổng thống Donald Trump không áp thuế 25% với linh kiện ô tô nhập khẩu, và cảnh báo động thái này sẽ làm giảm doanh số bán xe và đẩy giá xe tăng.
-
Kinh tế Thế giới
Thời hàng giá rẻ tại Mỹ dần lùi xa
19:35' - 23/04/2025
Cuộc chiến thương mại toàn cầu do Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng đang tác động trực tiếp tới tủ đồ người dân Mỹ, trong đó mặt hàng bị ảnh hưởng nặng nhất lại là sản phẩm đời sống thiết yếu.