Gỡ khó cho phát triển đường sắt đô thị tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh
Mục tiêu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 "Hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội (có tính kết nối với vùng Thủ đô) và Tp .Hồ Chí Minh vào năm 2035 theo kết luận số 49 – KL/TW của Bộ Chính trị".
Do vậy, hai thành phố phải hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị trong hơn 10 năm tới, nếu không muốn bị tụt hậu so với các đô thị khác trong khu vực Đông Nam Á.
Tuy nhiên, đây là nhiệm vụ rất khó khăn khi phải triển khai thực hiện theo đúng các quy định pháp luật hiện hành. Đây là quan điểm của ông Đặng Huy Đông - Chủ tịch Viện Nghiên cứu quy hoạch và Phát triển tại Hội thảo Phát triển hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh diễn ra tại Hà Nội, ngày 17/1.
Để tháo gỡ khó khăn đó, ông Đặng Huy Đông cho rằng, các cơ quan quan Trung ương cần “may đo” cho riêng thành phố Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh một khung khổ pháp lý mới, được thực hiện các cơ chế đặc thù, vượt trội trong việc phát triển đường sắt đô thị nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Cụ thể gồm 14 cơ chế giải pháp và 1 cơ chế vượt trội là phân cấp, ủy quyền cho hai thành phố được ban hành các tiêu chí và tiêu chuẩn về đô thị, trình tự thủ tục riêng về điều chỉnh quy hoạch liên quan đến hệ thống đường sắt đô thị gắn liền với phát triển, chỉnh trang đô thị lân cận các nhà ga.Đặc biệt, Quốc hội cho phép hai thành phố được xác định dự án đường sắt đô thị gắn liền khu vực TOD (phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng) lân cận các nhà ga là dự án đầu tư công để kết hợp phát triển, chỉnh trang đô thị và đấu giá đất tạo nguồn thu ngân sách; mỗi thành phố được tổ chức đấu giá quyền thực hiện dự án TOD sau khi hỗ trợ giải phóng mặt bằng thu hồi đất; được giữ lại tiền thu từ đất để đầu tư trực tiếp cho hệ thống đường sắt đô thị thông qua đấu giá quyền phát triển dự án khu đô thị TOD.
Đồng thời, được phát hành trái phiếu địa phương, trái phiếu công trình hoặc các hình thức huy động vốn hợp pháp khác, vượt khung trần nợ công theo từng năm và trong cả giai đoạn đến năm 2035. Dành 1 tỷ USD; trong đó, 50% ngân sách thành phố và 50% ngân sách hỗ trợ của Trung ương để thực hiện dự án thí điểm theo mô hình “sandbox” (cơ chế thử nghiệm chính sách), áp dụng các cơ chế đặc thù sau đó rút kinh nghiệm, hoàn chỉnh và luật hóa các cơ chế.Ngoài ra, Quốc hội cũng phê duyệt chủ trương đầu tư 1 dự án đường sắt đô thị gắn liền với TOD cho toàn bộ kế hoạch xây dựng đường sắt đô thị; phân cấp ủy quyền cho hai thành phố phê duyệt và triển khai dự án theo cơ chế áp dụng chung. Nếu có sự khác biệt về cơ chế, thẩm quyền thì cho phép hai thành phố được áp dụng quản lý dự án theo mô hình đối tác thực hiện dự án - PDP vốn đã phổ biến trên thế giới về quản lý dự án đầu tư, xây dựng...
Bên cạnh đó, cho phép thực hiện cơ chế quản lý các nhà thầu theo hợp đồng FIDIC (hình thức tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến nhất của hợp đồng xây dựng quốc tế trên thế giới) đầy đủ để giảm rủi ro pháp lý cho các cơ quan quản lý nhà nước, chủ đầu tư và đẩy nhanh tiến độ dự án; được lựa chọn và ban hành khung tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chung áp dụng cho các dự án đường sắt đô thị dựa trên các tiêu chuẩn quy chuẩn phổ biến nhất trên thế giới. Đối với Thành phố Hồ Chí Minh được lựa chọn mô hình và quyết định thành lập Tổng Công ty quản lý đầu tư, xây dựng, phát triển và vận hành hệ thống Metro/TOD có chức năng kinh doanh đa ngành để tự chủ tài chính. Tổng Công ty Metro/TOD của mỗi thành phố được nhận một phần hỗ trợ từ ngân sách để thực hiện cơ chế đặt hàng đào tạo kỹ sư, công nhân lành nghề. “Nếu có những cơ chế đặc thù nêu trên, việc hoàn thiện đường sắt đô thị đối với hai thành phố Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh chỉ mất khoảng 10 năm”, ông Đặng Huy Đông nêu quan điểm. “Hiến kế” phát triển đường sắt đô thị cho 2 thành phố lớn Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, ông Sanaki Shigeyuki, điều phối viên chương trình giao thông vận tải, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho rằng, phát triển đường sắt đô thị TOD tại Việt Nam cần bắt đầu ngay từ bây giờ. TOD là một chiến lược quy hoạch và thiết kế tập trung vào việc tạo ra mô hình phát triển đô thị với nhiều điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng giao thông công cộng, đi bộ và đạp xe. Quy hoạch tổng thể hoặc tái thiết đô thị, đặc biệt là các khu vực xung quanh đầu mối giao thông công cộng cần có sự điều chỉnh về mật độ; kế hoạch sử dụng đất… để tối ưu khả năng cung cấp không gian công cộng bằng nguồn lực tư nhân. Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB), không thể đặt ra kỳ vọng thu hồi chi phí từ phí vé, vận hành, chưa nói đến các khoản tái đầu tư. Do đó, phải tạo ra nguồn thu không liên quan đến vé, phí mà từ giá trị gia tăng từ đất. TOD mang lại cơ hội lớn cho thu hồi giá trị gia tăng từ đất vì phát triển giao thông vận tải làm tăng giá trị đất. Ngân hàng Thế giới khuyến nghị, Việt Nam cần ban hành nghị quyết hoặc quyết định nhằm định hướng chính sách và thiết lập thể chế, xác định TOD là định hướng chính sách cơ bản. Ngoài ra, xây dựng các luật, nghị định và thông tư về các công cụ cho phép thực hiện TOD, khai thác giá trị gia tăng từ đất. Việc tổ chức có thể lựa chọn thí điểm ở Hà Nội, cho phép tạo các cơ chế đặc biệt cho TOD, từ đó rút ra các bài học từ việc phát triển thí điểm và thể chế hóa.- Từ khóa :
- hà nội
- tp hồ chí minh
- đường sắt đô thị
- metro
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo đột phá trong phát triển đường sắt đô thị theo mô hình giao thông công cộng
11:52' - 17/01/2024
Thời gian vừa qua, thành phố Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh đã và đang dành nguồn lực để đầu tư xây dựng các dự án đường sắt đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt đô thị số 1 Tp Hồ Chí Minh chạy thương mại từ tháng 7/2024
20:40' - 30/11/2023
Dự án đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) tại Thành phố Hồ Chí Minh đã hoàn thành gần 97% khối lượng thi công, sẽ vận hành thương mại vào đầu tháng 7/2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội ban hành quy định về quản lý, vận hành, khai thác bảo trì đường sắt đô thị
22:04' - 22/09/2023
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quy định về quản lý, vận hành, khai thác bảo trì các tuyến đường sắt đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm chứng kiến Lễ trao các văn kiện hợp tác song phương Việt Nam – Kazakhstan
21:53' - 06/05/2025
Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống CH Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev cùng Đoàn đại biểu cấp cao hai nước đã chứng kiến Lễ trao các văn kiện hợp tác song phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất cơ chế bồi thường thiệt hại cho người dân với sản phẩm không đảm bảo chất lượng
20:54' - 06/05/2025
Chiều 6/5, các đại biểu Quốc hội đề xuất nghiên cứu và định nghĩa rõ ràng về cơ chế bồi thường thiệt hại với những sản phẩm không đảm bảo chất lượng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính điện đàm với Thủ tướng Australia
20:12' - 06/05/2025
Ngày 6/5, nhân dịp Công Đảng vừa chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội Australia, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã điện đàm với Thủ tướng Australia Anthony Albanese.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Đàm phán thương mại với Hoa Kỳ trên tinh thần hài hòa lợi ích cả hai bên
19:59' - 06/05/2025
Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành, cơ quan liên quan tập trung thực hiện các giải pháp ứng phó chính sách thuế đối ứng của Hoa Kỳ; chuẩn bị kỹ phương án, đàm phán hiệu quả với Hoa Kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất 3 vấn đề cốt lõi để hạn chế rủi ro phát sinh từ hoạt động khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo
19:46' - 06/05/2025
Tiếp tục Kỳ họp thứ 9, chiều 6/5, Quốc hội thảo luận ở Tổ về dự án Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Có thực trạng lợi dụng quy định về tự công bố chất lượng sữa
19:22' - 06/05/2025
Vụ việc sữa giả xảy ra thời gian qua thực sự rất nghiêm trọng, đặc biệt là các sản phẩm liên quan trực tiếp đến trẻ nhỏ và người bệnh, những đối tượng cần bảo đảm dinh dưỡng đặc biệt.
-
Kinh tế Việt Nam
Rửa mặn với diện tích đất lúa bị thiệt hại do nhiễm mặn cạnh cao tốc Cần Thơ - Cà Mau
19:21' - 06/05/2025
Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Hậu Giang về việc tổ chức rửa mặn đối với diện tích đất lúa bị thiệt hại do nhiễm mặn cạnh cao tốc Cần Thơ - Cà Mau.
-
Kinh tế Việt Nam
Chuyển đổi số cơ sở hạ tầng đường sắt
19:20' - 06/05/2025
Chuyển đổi số cơ sở hạ tầng đường sắt hướng tới mục tiêu tăng cường sự phối hợp giữa các bên tư vấn, nhà đầu tư, nhà thầu xây lắp, cơ quan quản lý và vận hành công trình.
-
Kinh tế Việt Nam
Niềm tin doanh nghiệp gia tăng, số lượng đăng ký mới “bùng nổ”
18:26' - 06/05/2025
Quý I/2025 có sự “bùng nổ” trong đăng ký doanh nghiệp mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động. Điều này thể hiện rõ niềm tin vào triển vọng phục hồi và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.