Hà Nội hỗ trợ, kết nối tiêu thụ hàng hóa gặp khó khăn do dịch COVID-19
Giá cả hàng hóa duy trì ổn định so với thời điểm trước Tết. Lượng hàng hàng tồn kho sau Tết dưới 10%, đảm bảo lượng tồn kho hợp lý để sẵn sàng phục vụ nhân dân sau Tết.
Từ ngày mùng 4 Tết, hầu hết các siêu thị, cửa hàng tiện lợi đã mở cửa trở lại, lượng hàng hóa cung ứng đảm bảo dồi dào, giá cả ổn định, một số siêu thị như BigC sau tết doanh thu tăng trưởng tốt (tăng khoảng 30% so với cùng kỳ sau tết 2020).
Đối với các chợ trên địa bàn, lượng hàng về chợ và lượng khách đến mua sắm tăng 5%-10% so với ngày thường nhưng giảm khoảng 10% so với Tết năm 2020. Giá cả hàng hóa tại các chợ cơ bản ổn định, không có hiện tượng tăng giá đột biến.
Đối với các điểm tổ chức chợ hoa Xuân, số lượng hộ kinh doanh ít hơn so với năm 2020, lượng khách mua sắm trong 2 ngày sát Tết tăng khoảng 15 - 20% so với những ngày trước đó, thấp hơn 20% so với cùng kỳ Tết năm 2020.
Tổng giá trị hàng hoá các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố đã cung ứng cho thị trường Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 đạt khoảng 32,8 nghìn tỷ đồng, tăng trung bình khoảng 7 - 10% so với Tết 2020. Lượng hàng hóa còn lại tại các điểm bán hàng để sẵn sàng phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân dịp sau Tết Nguyên đán.
Như vậy, dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, hàng hóa phục vụ Tết dồi dào, đa dạng, giá bán tương đối ổn định, không xảy ra tình trạng thiếu hàng, tăng giá đột biến.
Đối với việc phòng chống dịch COVID-19,100% các đơn vị sản xuất, phân phối đã thực hiện các biện pháp phòng chống dịch: thực hiện nghiêm túc và đầy đủ 5K về phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Y tế; bố trí bộ phận đón tiếp, giám sát đo nhiệt độ, đeo khẩu trang, sát khuẩn, giữ khoảng cách; phun khử tại các nơi tiếp xúc nhiều, vệ sinh dụng cụ sơ chế, chế biến hàng ngày, bố trí biển hướng dẫn hoặc tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 cho nhân viên, hộ kinh doanh và khách đến mua sắm.
Dịp sát Tết do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên một số mặt hàng nông thủy sản của các tỉnh khó khăn trong việc tiêu thụ.
Sở Công Thương Hà Nội đã phối hợp với sở công thương các tỉnh hỗ trợ, kết nối tiêu thụ sản phẩm hàng hóa: hỗ trợ tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh tiêu thụ 300 tấn rau, củ quả tại hệ thống phân phối trên địa bàn Hà Nội và hệ thống phân phối của các doanh nghiệp Hà Nội tại các tỉnh; hỗ trợ tỉnh Quảng Ninh đưa các sản phẩm thủy sản cá, hàu, tôm, ghẹ vào các hệ thống phân phối để tiêu thụ; hỗ trợ các xe chở hoa tươi của tỉnh Lâm Đồng và các tỉnh thành phố trong việc vận chuyển hàng hóa đến các điểm chợ hoa Xuân và các chợ trên thành phố; phối hợp chia sẻ kinh nghiệm trong chuẩn bị, cung ứng tiêu thụ hàng hóa trên địa bàn…
Về phía các doanh nghiệp đã chủ động áp dụng nhiều phương thức bán hàng và thanh toán để hỗ trợ người dân mua sắm trong dịp Tết, nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát nên doanh thu bán hàng hóa của các đơn vị không bị giảm, lượng hàng tồn kho sau Tết ở mức hợp lý, bảo đảm hiệu quả hoạt động kinh doanh./.
Tin liên quan
-
Tài chính
Indonesia sẽ miễn giảm thuế bán hàng đối với hàng xa xỉ
07:46' - 17/02/2021
Một trong những chiến lược phục hồi kinh tế Indonesia là miễn giảm thuế bán hàng đối với hàng xa xỉ (PPnBM) trong ngành công nghiệp ô tô trong nước.
-
Thị trường
Nhiều siêu thị, cửa hàng, chợ bán hàng trở lại, giá cả ổn định
16:39' - 15/02/2021
Tại các chợ truyền thống, giá các mặt hàng thực phẩm ổn định so với những ngày sát Tết và tăng nhẹ so với với ngày thường.
-
Hàng hoá
Giá cả hàng hoá ổn định ngày mùng 3 Tết
17:12' - 14/02/2021
Ngày 14/2, Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết, ngày 14/2 (ngày mùng 3 Tết) nguồn cung và giá cả các mặt hàng nhìn chung ổn định, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.
-
Thị trường
Doanh số bán hàng của Richemont tăng 5% nhờ sức mua từ châu Á
07:30' - 21/01/2021
Richemont, nhà sản xuất hàng xa xỉ phẩm lớn thứ hai thế giới sau LVMH, cho biết doanh số bán hàng tính theo tỷ giá hối đoái cố định đã tăng 5% trong quý III của tài khóa 2020-2021.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Anh thuộc nhóm đi đầu về xu hướng làm việc tại nhà
08:16'
Dữ liệu mới nhất cho thấy số lượng người đi làm tại Anh vẫn thấp hơn gần 25% so với mức tháng 2/2020 trước khi dịch COVID-19 bùng phát tại nước này.
-
Thị trường
Chính quyền Taliban ở Afghanistan cấm xuất khẩu lúa mì
15:57' - 20/05/2022
Chính quyền Taliban ở Afghanistan ngày 20/5 xác nhận đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu lúa mì trong một động thái nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước. Lệnh cấm này có hiệu lực ngay lập tức.
-
Thị trường
Châu Âu đạt được thỏa thuận tạm thời về lưu trữ khí đốt
09:24' - 20/05/2022
EU sẽ cùng nhau nỗ lực để đạt được việc lấp đầy 85% công suất của các kho khí đốt ngầm trong khối vào năm 2022.
-
Thị trường
Indonesia: Cải thiện cơ cấu kinh tế đã giúp xuất khẩu tăng cao
08:59' - 20/05/2022
Bộ Tài chính Indonesia cho biết việc xuất khẩu trong tháng 4/2022 đạt 27,32 tỷ USD, tăng 47,76% là bằng chứng rõ ràng về sự cải thiện trong cơ cấu kinh tế của nước này.
-
Thị trường
Kết nối từng mắt xích trong chuỗi giá trị
08:05' - 20/05/2022
Xác định vùng nguyên liệu là điểm khởi đầu để phát triển các chuỗi giá trị nông, lâm, thủy sản, việc xây dựng được vùng nguyên liệu sẽ là giải quyết được các khâu tiếp theo trong chuỗi giá trị.
-
Thị trường
Xu hướng tiêu dùng của người Mỹ ra sao?
15:45' - 19/05/2022
Những đánh giá trái ngược từ các nhà bán lẻ phần lớn là do người Mỹ đang chịu những ảnh hưởng từ biến động về kinh tế với những mức độ khác nhau, tùy thuộc vào thu nhập của họ.
-
Thị trường
Malaysia thuộc nhóm 10 quốc gia có giá xăng rẻ nhất thế giới
12:47' - 19/05/2022
So với mức giá xăng tại nhiều quốc gia, giá xăng tại Malaysia thuộc 10 nước thấp nhất thế giới.
-
Thị trường
Mỹ giải quyết tình trạng khan hiếm sữa công thức
09:58' - 19/05/2022
Hạ viện Mỹ ngày 18/5 đã thông qua 2 dự luật nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh.
-
Thị trường
Tỷ phú ngành than Ấn Độ đặt cược vào thị trường xây dựng
08:58' - 19/05/2022
Tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani đã đạt được thỏa thuận trị giá 10,5 tỷ USD để mua cổ phần kiểm soát các công ty của doanh nghiệp xi măng khổng lồ Holcim (Thụy Sĩ).