Indonesia sẽ miễn giảm thuế bán hàng đối với hàng xa xỉ
Theo Phóng viên TTXVN tại Jakarta, Chính phủ Indonesia sẽ đẩy mạnh chính sách phục hồi kinh tế quốc gia (PEN) trong năm 2021 bằng cách duy trì và sửa đổi một số chương trình để thích ứng với các điều kiện trong thời kỳ đại dịch COVID-19.
Một trong những chiến lược của chương trình PEN nhằm bảo vệ các ngành sản xuất trong nước là miễn giảm thuế bán hàng đối với hàng xa xỉ (PPnBM) trong ngành công nghiệp ô tô trong nước.
Phát biểu tại buổi Đối thoại với chủ đề “Năng suất - đòn bẩy vực dậy nên kinh tế quốc gia” ngày 16/2, Bộ trưởng Điều phối các vấn đề kinh tế Airlangga Hartarto cho biết, việc miễn giảm thuế PPnBM được thực hiện theo từng giai đoạn. Điều này không chỉ mang lại lợi ích cho người tiêu dùng, mà việc nới lỏng PPnBM được cho là có thể tăng sản lượng ô tô và tăng thu nhập cho nhà nước.
Ngành công nghiệp ô tô được tính toán sẽ tăng sản lượng lên 81.752 chiếc. Ngoài tác động to lớn đến lĩnh vực sản xuất và bán hàng trong ngành công nghiệp ô tô, PPnBM cũng giúp cải thiện kinh tế nhiều công nhân và các ngành công nghiệp phụ trợ.
Việc cung cấp các ưu đãi tài khóa dưới hình thức miễn, giảm PPnBM được kỳ vọng sẽ làm giảm giá xe cơ giới, do đó làm tăng việc mua và sản xuất phương tiện cơ giới. PPnBM sẽ được miễn giảm 100% áp dụng từ tháng 3-5/2021, tiếp theo là giảm 50% vào tháng 6-8 và 25% vào tháng 9-11/2021.
PPnBM chỉ được áp dụng cho dòng xe sedan và xe 4x2 có động cơ dưới 1.500 cc được sản xuất trong nước.
Cũng theo ông Airlangga, chính phủ có khả năng thất thu khoản thuế ước tính trị giá khoảng 1.000-2.300 tỷ rupiah, nếu chính sách miễn thuế bán hàng xa xỉ (PPnBM) cho ô tô mới được thực hiện.
Tuy nhiên, lợi ích kinh tế thu được từ chính sách này là rất lớn, vì một khi chính sách được thực hiện, tất cả các lĩnh vực sẽ được dịch chuyển, tác động tích cực nhất sẽ bắt đầu khi cộng đồng mua phương tiện cơ giới, nhu cầu sẽ tăng lên.
Do vậy, để đáp ứng nhu cầu sản xuất, ngành sản xuất ô tô sẽ đặt hàng nguyên liệu từ các ngành khác liên quan đến linh kiện ô tô và ngành công nghiệp hỗ trợ.
Chính phủ hy vọng rằng chính sách này có thể tạo đòn bẩy cho nền kinh tế Indonesia trong quý đầu tiên của năm 2021 cũng như để tận dụng động lực của tháng Ramadan và Tết Idul Fitri năm 2021./.
>>Indonesia nợ nước ngoài 417,5 tỷ USD
Tin liên quan
-
Bất động sản
Indonesia thành lập thêm hai đặc khu kinh tế
13:39' - 16/02/2021
Hội đồng đặc khu kinh tế quốc gia Indonesia vừa phê duyệt thêm hai đặc khu kinh tế (SEZ) mới gồm Lido ở tỉnh Tây Java, và khu công nghiệp cảng và bất động sản tích hợp (JIIPE) ở tỉnh Đông Java.
-
Tài chính
Indonesia ước tính phải đầu tư gần 373 tỷ USD trong năm 2021
07:36' - 11/02/2021
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Phát triển Quốc gia Suharso Monoarfa cho biết, để phát triển nền kinh tế quốc gia, nước này theo ước tính sẽ phải đầu tư tới 372,97 tỷ USD vào năm 2021.
-
Doanh nghiệp
Indonesia có tiềm năng thu hút 17 tỷ USD đầu tư vào lĩnh vực pin xe điện
07:00' - 10/02/2021
Indonesia có tiềm năng thu hút 17 tỷ USD vốn đầu tư mới vào các dự án pin xe điện (EV), đồng thời có khả năng sản xuất 125.000 chiếc EV và khoảng 1,34 triệu động cơ điện trong năm 2021.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Argentina nới lỏng kiểm soát ngoại tệ đối với các công ty dầu khí
09:51'
Thông qua một cơ chế đặc biệt các công ty dầu mỏ sẽ được tiếp cận nguồn ngoại tệ tương đương với 20% mức tăng sản lượng khai thác đã đạt được trong năm 2022 so với một năm trước đó.
-
Tài chính
Tăng xử lý hình sự việc trốn thuế trong kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản
16:07' - 24/05/2022
Trước tình hình trên, ngành Thuế đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, khuyến cáo người nộp thuế cần thực hiện trung thực trong việc kê khai giá thực tế để bảo vệ chính quyền lợi của bản thân.
-
Tài chính
Tiền gửi bằng ngoại tệ của Hàn Quốc sụt giảm
08:12' - 24/05/2022
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) công bố số liệu cho thấy tiền gửi ngoại tệ của nước này đã giảm trong tháng 4/2022 do chi phí nhập khẩu cao hơn và đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp.
-
Tài chính
Thanh toán bằng tiền mặt gia tăng ở một số nước Đông Nam Á
20:33' - 23/05/2022
Philippines là quốc gia sử dụng tiền mặt cao nhất, với hơn 80% doanh nghiệp được hỏi cho biết rằng phần lớn doanh số bán hàng năm 2021 của họ được giao dịch bằng tiền mặt.
-
Tài chính
Tổng thống Mỹ cân nhắc dỡ bỏ thuế quan đối với một số hàng hóa của Trung Quốc
17:31' - 23/05/2022
Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết đang cân nhắc dỡ bỏ thuế quan đối với một số hàng hóa của Trung Quốc được thực thi dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump.
-
Tài chính
Ấn Độ giảm và loại bỏ nhiều loại thuế trước đà tăng của lạm phát
08:40' - 23/05/2022
Ấn Độ mới đây đã công bố một loạt thay đổi đối với cơ cấu thuế đánh vào các mặt hàng quan trọng nhằm bảo vệ người tiêu dùng trước đà tăng cao của lạm phát.
-
Tài chính
Indonesia sử dụng mã số định danh cá nhân làm mã số thuế
07:47' - 22/05/2022
Việc tích hợp dữ liệu dân số và thuế sẽ thúc đẩy nỗ lực của chính phủ nhằm đảm bảo tuân thủ pháp luật thuế của người dân.
-
Tài chính
EU giải ngân khoản hỗ trợ tài chính thứ 2 cho Ukraine
12:33' - 21/05/2022
Bộ Tài chính Ukraine ngày 20/5 cho biết Ukraine đã nhận được 600 triệu euro tiền hỗ trợ của Liên minh châu Âu (EU).
-
Tài chính
Phê duyệt Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030
08:09' - 21/05/2022
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 628/QĐ-TTg ngày 20/5/2022 phê duyệt Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030.