Hải Phòng giải quyết dứt điểm kiến nghị của doanh nghiệp
Lãnh đạo thành phố Hải Phòng đã tổ chức 10 kỳ đối thoại từ tháng 10/2016 đến nay để tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp. Hiệu quả của các kỳ đối thoại được doanh nghiệp đánh giá cao, nhiều vấn đề vướng mắc đã giải quyết dứt điểm. Những kiến nghị, đối thoại càng về sau càng thẳng thắn, quyết liệt.
Đối thoại thẳng thắn
Theo ông Trần Việt Tuấn, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng, qua 10 buổi đối thoại thường kỳ, tổ chức vào ngày 10 hàng tháng, thành phố đã nhận được 159 kiến nghị của các doanh nghiệp, trong đó có cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đến ngày 10/8/2017, có 78/159 kiến nghị được giải quyết dứt điểm, 89 kiến nghị đang trong quá trình giải quyết.
Tại kỳ đối thoại tháng 8/2017, ý kiến từ phía các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đã “so găng” nhau. Chẳng hạn như vụ việc của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Lê Quốc (Công ty Lê Quốc) và Cục Hải quan thành phố Hải Phòng. Trước đó, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Lê Quốc nhận được thông báo 3629/TB-HQKV1, ngày 23/6/2017 của Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng Khu vực 1 về việc địa bàn hoạt động của Hải quan.Nội dung cụ thể trong thông báo là đưa một số cảng, trong đó có cảng của Công ty Lê Quốc, ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan do Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng Khu vực 1 quản lý.
Đối với cảng đã đưa ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan, doanh nghiệp kinh doanh cảng không được tiếp nhận tàu thuyền và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; không được tiếp nhận, lưu giữ, bốc xếp hàng hóa chưa hoàn thành thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh.
Quy chế phối hợp đã ký giữa Chi cục Hải quan cửa khẩu Khu vực I với cảng của Công ty Lê Quốc hết hiệu lực từ ngày phát hành công văn.
Sau khi nhận được công văn của Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực 1, Công ty Lê Quốc đã kiến nghị các cơ quan chức năng về việc ban hành văn bản này. Theo đó, việc “Không tiếp nhận tàu thuyền và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh” trong thông báo của Hải quan Khu vực 1 đối với Công ty Lê Quốc có nội dung trái với chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng Khu vực 1. Việc làm này ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.Ông Lê Quốc Hùng, Giám đốc Công ty Lê Quốc cho biết, từ khi văn bản của Chi cục Hải quan Khu vực 1 ban hành đã khiến nhiều tàu thuyền nước ngoài không cập cảng của công ty, gây thiếu nhỡ việc làm cho người lao động, doanh nghiệp tổn thất hàng tỉ đồng.
Do đó, Công ty Lê Quốc đề nghị Cục Hải quan Hải Phòng phải thu hồi công văn và để cảng của công ty hoạt động như bình thường. Ông Lê Quốc Hùng khẳng định, nếu Cục Hải quan Hải Phòng không giải quyết thỏa đáng, Công ty sẽ khởi kiện ra tòa án.
Về phía Cục Hải quan Hải Phòng, ông Nguyễn Kiên Giang cho biết: “Cục Hải quan Hải Phòng đã thu hồi thông báo 3629/TB-HQKV1, ngày 23/6/2017 của Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực 1.Song cơ quan Hải quan sẽ không làm thủ tục cho phương tiện xuất nhập cảnh, hàng hóa xuất nhập khẩu tại các bến cảng không nằm trong "Danh mục bến cảng thuộc các cảng biển Việt Nam" do Bộ Giao thông Vận tải công bố theo quyết định số 480/QĐ-BGTVT ngày 22/2/2017.
Theo danh mục này, Hải Phòng có 46 bến cảng được phép hoạt động, trong đó không có danh sách cảng của Công ty Lê Quốc. Do đó, nếu Công ty chưa thấy thỏa đáng có thể khởi kiện vụ việc ra tòa theo quy định của pháp luật.
Trước sự việc đã ngã ngũ, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Thành kết luận, Cục Hải quan Hải Phòng và Công ty Lê Quốc làm việc và thống nhất với nhau về các nội dung hai bên chưa đồng nhất.Cần đạt lý, thấu tình và đi đến cùng
Một kiến nghị khác đã tạo ra không khí đối thoại "nóng", đó là kiến nghị về đền bù giải phóng mặt bằng của 18 hộ dân, doanh nghiệp thuộc Hợp tác xã 5/4 tại phường Cát Bi, quận Hải An. Ông Nguyễn Sơn Hà, Giám đốc Công ty Tùng Trang, hội viên Hợp tác xã 5/4 cho biết, gia đình ông không bàn giao mặt bằng với mức đền bù 70% công trình, vật kiến trúc trên đất.
Theo ông Hà, đất của gia đình ông phải di dời để hiện dự án Phát triển giao thông đô thị do Ngân hàng thế giới (World Bank) tài trợ, phải được đền bù theo khung của World Bank quy định. Ông Hà khẳng định, ông đã nghiên cứu kỹ khung pháp lý của World Bank. Theo đó, công trình, vật kiến trúc đối với các tổ chức sử dụng đất thuộc diện đền bù này đều được đền bù 100%.
Tuy nhiên, bà Trần Thị Kim Oanh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Hải An khẳng định, về kiến nghị của ông Nguyễn Sơn Hà, Ủy ban nhân dân thành phố đã xem xét và giải quyết theo thẩm quyền và kết luận đền bù ở mức đền bù 70% giá trị vật kiến trúc cho các tổ chức. 23/25 tổ chức, hộ gia đình bàn giao đất, còn 2 tổ chức chưa nhận bồi thường.Trước những vướng mắc về mức bồi thường, Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Thành yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông Vận tải, quận Hải An nghiên cứu kỹ lưỡng lại các quy định về đền bù, giải phóng mặt bằng để đưa ra phương án hợp lý cuối cùng.
Sau phiên đối thoại, ông Nguyễn Sơn Hà cho biết: “Tuy chưa đồng tình với mức đền bù của quận Hải An, song việc được đối thoại trực tiếp với lãnh đạo thành phố cũng tạo cho tôi niềm tin là mọi việc đều minh bạch và đúng pháp luật. Tôi sẽ bàn giao mặt bằng nếu thấu tình, đạt lý”.
Đồng tình với ý kiến của ông Hà, bà Bùi Thị Kim Liên, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Khánh Minh- người đeo đuổi liên tiếp nhiều buổi đối thoại doanh nghiệp để được cấp giấy phép xây dựng khu khách sạn, văn phòng trên diện tích đất đã mua, tuy nhiên đến thời điểm này vẫn còn một số vướng mắc nên công ty chưa triển khai được dự án.
Dù vậy, bà Liên vẫn khẳng định: “Các kỳ đối thoại doanh nghiệp có sự tham gia trực tiếp của lãnh đạo các quận, huyện, sở ngành và thành phố tạo ra sự tin cậy, minh bạch. Sau mỗi kỳ họp, lãnh đạo thành phố, trực tiếp là đồng chí Phó Chủ tịch đã xuống kiểm tra thực tế các kiến nghị, đốc thúc các đơn vị liên quan triển khai tạo cho chúng tôi niềm tin.
Tuy nhiên, chúng tôi rất mong muốn, các vị lãnh đạo sẽ cùng doanh nghiệp giải quyết thấu đáo, đến cùng các kiến nghị. Việc làm này thể hiện sự quan tâm thực sự và uy tín của các vị lãnh đạo trước doanh nghiệp nói riêng, nhân dân nói chung”./.
>>> Tháo gỡ vướng mắc liên quan đến thủ tục thuế cho doanh nghiệp
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Gần 20 đoàn doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm đối tác tại Bangladesh
12:20' - 12/08/2017
Trong các ngày 7-10/8, Bộ Công Thương đã tổ chức đoàn gần 20 doanh nghiệp Việt Nam trong nhiều lĩnh vực sang Bangladesh.
-
Kinh tế Việt Nam
Thừa Thiên Huế: Vì sao nhiều lái xe bức xúc việc tăng giá giữ xe du lịch?
12:09' - 12/08/2017
Việc tăng giá trông giữ xe du lịch đang khiến nhiều lái xe ngỡ ngàng.
-
Thị trường
Doanh số bán xe của Toyota Việt Nam tiếp tục giảm
11:56' - 12/08/2017
Doanh số bán các mẫu xe của Toyota trong tháng 7/2017 vẫn giảm 17% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Ninh Bình gần 100 gian hàng tham dự Triển lãm xúc tiến thương mại năm 2024
22:16' - 22/11/2024
Tối 22/11, tại Phố cổ Hoa Lư, thành phố Ninh Bình, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Ninh Bình tổ chức Triển lãm xúc tiến thương mại năm 2024.
-
DN cần biết
Kết luận của Phó Thủ tướng về Hội nghị thúc đẩy triển khai các nhiệm vụ Đề án 06
21:28' - 22/11/2024
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 530/TB-VPCP ngày 22/11/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại Hội nghị thúc đẩy triển khai các nhiệm vụ Đề án 06.
-
DN cần biết
Vietnam Report: Công bố Top 10 Công ty uy tín ngành dược và thiết bị y tế
19:20' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố Top 10 Công ty uy tín ngành dược và thiết bị y tế, chăm sóc sức khỏe năm 2024.
-
DN cần biết
Câu chuyện doanh nghiệp làm thương hiệu theo hành vi tiêu dùng Việt
18:26' - 22/11/2024
Doanh nghiệp phải làm thương hiệu theo hành vi của người tiêu dùng bằng những hành động thiết thực như đổi mới sáng tạo và giới thiệu ra thị trường sản phẩm mới đảm bảo phát triển bền vững.
-
DN cần biết
Quy mô kinh tế internet Việt Nam năm 2024 ước đạt 36 tỷ USD
15:27' - 21/11/2024
Ước tính quy mô nền kinh tế Internet Việt Nam đạt 36 tỷ USD, tăng 16% với năm 2023. Thương mại điện tử bán lẻ tiếp tục là trụ cột với 22 tỷ USD, tăng 18% và chiếm 61% tổng quy mô nền kinh tế Internet.
-
DN cần biết
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam
14:58' - 21/11/2024
Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị doanh nghiệp theo dõi chặt chẽ diễn biến vụ việc; chủ động nghiên cứu, nắm vững quy định, trình tự, thủ tục điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp của Hoa Kỳ.
-
DN cần biết
Mở rộng tài khoản chuyên thu tại các ngân hàng thương mại
12:53' - 21/11/2024
Kho bạc Nhà nước Khánh Hòa tiếp tục mở rộng tài khoản chuyên thu tại các ngân hàng thương mại; mở rộng phạm vi địa bàn bắt buộc chi trả thanh toán cá nhân qua tài khoản tại ngân hàng.
-
DN cần biết
Hoa Kỳ áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với xơ sợi staple nhân tạo từ polyester
21:52' - 19/11/2024
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden ban hành quyết định áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với sản phẩm xơ sợi staple nhân tạo từ polyeste (Fine Denier Polyester Staple Fiber) nhập khẩu vào Hoa Kỳ.
-
DN cần biết
“Tự hào hàng Việt Nam” trên môi trường trực tuyến
16:16' - 19/11/2024
Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Online Friday 2024 từ ngày 25/11-1/12, trưng bày sản phẩm chất lượng cao, khẳng định cam kết của Bộ Công Thương đưa hàng Việt chinh phục mọi thị trường.