Hàng không Argentina tê liệt do đình công
Cuộc đình công trong vòng 24 tiếng, từ 0 giờ ngày 28/2, của các nhân viên hàng không Argentina nhằm yêu cầu tăng lương, khiến toàn bộ các chuyến bay trong nước và một số chuyến bay quốc tế bị ảnh hưởng.
Công đoàn Aerolíneas Argentinas, hãng hàng không quốc gia Argentina thuộc sở hữu nhà nước, đã phát động cuộc đình công, khiến hơn 330 chuyến bay nội địa bị hủy tại hơn 50 sân bay trên cả nước và làm ảnh hưởng tới 24.000 hành khách, với mức thiệt hại lên tới 2 triệu USD.
Hãng hàng không Latam Airlines của Argentina và JetSmart của Chile cho phép các hành khách đổi vé không mất phí. Tại sân bay quốc tế Ezeiza, sân bay quan trọng nhất Argentina, hãng hành không American Airlines và Flybondi là hai hãng duy nhất vẫn hoạt động bình thường bởi nhân viên mặt đất là người của hãng. Hơn 320 chuyến đi và đến từ Ezeiza nối tới các sân bay trong nước và quốc tế đã bị hủy.
Các nhân viên thuộc công ty Intercargo, đơn vị cung cấp dịch vụ mặt đất tại các sân bay Argentina, cũng tham gia đình công sau khi không đạt được thỏa thuận tăng lương trong bối cảnh Chính phủ của Tổng thống cực hữu, Javier Milei, quyết định phá giá tới 50% đồng peso nội tệ vào cuối năm ngoái và với mức lạm phát lên tới 20%/tháng, ảnh hưởng đáng kể tới chất lượng cuộc sống của người lao động. Công đoàn hàng không yêu cầu tăng 16% lương trong tháng Hai và 12% trong tháng Ba, tuy nhiên Chính phủ chỉ đồng ý tăng 12% mỗi tháng và hai bên đã không đạt được thỏa thuận.
Chính phủ của Tổng thống Milei, người theo chủ trương mở cửa tối đa nền kinh tế, có kế hoạch tư nhân hóa nhiều tập đoàn kinh tế quốc doanh trong đó có Aerolíneas Argentinas bởi cho rằng mô hình quản lý nhà nước không hiệu quả.
Trong những ngày qua, công đoàn các ngành giáo dục, đường sắt và y tế liên tục đình công yêu cầu chính phủ tăng lương trong bối cảnh người lao động đang gặp rất nhiều khó khăn vì lương thấp. Ngày 20/2, Chính phủ Argentina thông báo ban hành nghị định tăng 30% lương tối thiểu cho người lao động, từ mức 156.000 peso (182 USD) lên 202.800 peso (236 USD theo tỷ giá hối đoái hiện nay). Quá trình tăng lương sẽ được tiến hành trong giai đoạn từ tháng 2-3/2024 với mức tăng 15%/tháng. Theo đó, mức lương tối thiểu tại Argentina sẽ đạt 180.000 peso (210 USD) trong tháng 2 và 202.800 peso vào tháng 3. Tuy nhiên, người lao động cho rằng trong tháng Một vừa qua, lạm phát tăng tới 254,2% so với cùng kỳ năm ngoái, mức cao nhất trong 32 năm qua, thì việc tăng lương không đảm bảo cho đời sống.
Theo kết quả điều tra của Đại học công giáo Argentina (UCA) được công bố ngày 18/2, tỷ lệ đói nghèo tại quốc gia Nam Mỹ này trong tháng Một vừa qua đã lên tới 57,4%, mức cao nhất trong vòng 20 năm trở lại đây.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Làn sóng đình công ở Mỹ có thể lan rộng
10:08' - 25/02/2024
Theo số liệu chính thức của Bộ Lao động Mỹ, số lượng các cuộc đình công lớn đã tăng 43% lên 33 cuộc trong năm 2023.
-
Ý kiến và Bình luận
Nguy cơ làn sóng đình công mới ở Đức
08:00' - 23/02/2024
Nghiệp đoàn Verdi đại diện cho người lao động trong lĩnh vực vận tải công cộng ở Đức ngày 22/2 thông báo nhân viên một số ngành vận tải công cộng sẽ đình công từ ngày 26/2-2/3.
-
Chuyển động DN
Nhân viên mặt đất của Lufthansa lại chuẩn bị đình công 27 giờ
07:58' - 19/02/2024
Liên đoàn các ngành dịch vụ Verdi hôm 18/2 thông báo nhân viên mặt đất của hãng hàng không Lufthansa của Đức sẽ đình công trong ngày 20/2.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Trung Quốc đa dạng hóa chiến lược giảm rủi ro tiền tệ
12:43'
Các doanh nghiệp Trung Quốc đang tăng cường tích trữ USD, định giá hợp đồng bằng NDT và mở rộng các kênh nhập khẩu để giảm thiểu rủi ro tiền tệ.
-
Doanh nghiệp
BP đầu tư dự án khí đốt 7 tỷ USD tại Indonesia
12:39'
Tập đoàn dầu mỏ Anh BP ngày 21/11 đã công bố một dự án chung trị giá 7 tỷ USD nhằm khai thác gần 85 tỷ m3 khí đốt tại Tangguh, tỉnh Tây Papua của Indonesia.
-
Doanh nghiệp
"Gã khổng lồ" pin châu Âu Northvolt xin bảo hộ phá sản
10:30'
Ngành công nghiệp xe điện toàn cầu hứng chịu cú sốc lớn khi Northvolt, một trong những nhà sản xuất pin hàng đầu châu Âu, chính thức đệ đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 tại Mỹ.
-
Doanh nghiệp
Apple đề xuất tăng gấp 10 lần khoản đầu tư vào Indonesia
09:50'
Bộ Công nghiệp Indonesia ngày 21/11 cho biết tập đoàn công nghệ Apple (Mỹ) đã đề xuất kế hoạch đầu tư 100 triệu USD vào Indonesia để phát triển sản xuất linh kiện điện tử.
-
Doanh nghiệp
Qualcomm dự báo doanh thu tăng thêm 22 tỷ USD từ các thị trường mới
08:18'
Qualcomm mới đây dự báo doanh thu hàng năm của nhà cung cấp các bộ vi xử lý cho điện thoại di động lớn nhất thế giới này sẽ tăng thêm 22 tỷ USD vào năm 2029 nhờ mở rộng sang các thị trường mới.
-
Doanh nghiệp
Đón xu hướng chuyển dịch của các trung tâm công nghiệp lớn Đông Nam bộ
18:37' - 21/11/2024
Bình Phước hoàn toàn có tiềm năng trở thành một trung tâm phát triển kinh tế nhanh, xanh và năng động của vùng Đông Nam bộ, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của cả nước.
-
Doanh nghiệp
Huawei sẽ sản xuất hàng loạt chip AI tiên tiến nhất vào quý I/2025
16:16' - 21/11/2024
Huawei có kế hoạch bắt đầu sản xuất hàng loạt chip trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến nhất vào quý I/2025, bất chấp những khó khăn trong tăng năng suất chip.
-
Doanh nghiệp
Sun Group 5 năm liên tiếp vào “Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam”
15:41' - 21/11/2024
Sun Group tiếp tục được vinh danh “Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam” tại lễ trao giải “Môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam” năm 2024.
-
Doanh nghiệp
BIC được vinh danh Top 1 nơi làm việc tốt nhất ngành bảo hiểm Việt Nam
15:00' - 21/11/2024
Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) vừa nhận giải thưởng Top 1 nơi làm việc tốt nhất ngành bảo hiểm Việt Nam khối doanh nghiệp lớn.