Hành trình thăng trầm của Bombardier
Trong bối cảnh hiện nay, khi dịch COVID-19 làm ngưng trệ các hoạt động kinh tế trên toàn cầu, ảnh hưởng xấu đến hầu hết các doanh nghiệp, Bombardier vẫn thúc đẩy các nỗ lực tái cấu trúc để vượt qua khủng hoảng.
Thuở sơ khai, Bombardier tập trung vào lĩnh vực xe trượt tuyết. Là một thợ rèn lâu năm, ông Joseph-Armand Bombardier - người sáng lập ra tập đoàn công nghiệp Bombardier sau này đã mày mò, tìm giải pháp cho vấn đề di chuyển trong mùa Đông khi băng tuyết bao phủ mặt đường tại Quebec khiến mọi người gặp khó trong việc đi lại.
Năm 19 tuổi, ông Bombardier bắt đầu làm các công việc cơ khí ngay trong gara nhà mình và dành thời gian rảnh để chế tạo phương tiện đi trên tuyết.
Sự miệt mài, cố gắng đã mang đến cho ông những thành quả ban đầu. Bombardier nộp đơn xin cấp bằng sáng chế cho mẫu xe trượt tuyết bảy chỗ ngồi B7 vào năm 1936.
Thành công của B7 thúc đẩy ông Bombardier xây dựng cho mình một nhà máy hiện đại với công suất sản xuất hàng năm lên đến 200 xe vào năm 1940.
Một năm sau đó, ông tung ra phiên bản lớn hơn của B7 có tên B12 chuyên vận chuyển hàng hóa và thư tín cũng như cung cấp dịch vụ cấp cứu và cứu hộ.
Năm 1942 đánh dấu sự ra đời của công ty Bombardier Snowmobile Limited. – tiền thân của tập đoàn công nghiệp Bombardier Inc. ngày nay.
Trải qua những thăm trầm, công ty đã khẳng định được vị thế trên thị trường xe trượt tuyết.
Trong suốt những năm 1960 và đầu những năm 1970, Bombardier mua lại một số công ty mới, lớn nhất trong số này là công ty Lohnerwerke GmbH - nhà chế tạo xe điện được thành lập từ năm 1823 của Australia - mở đường cho Bombardier tiến vào ngành xe điện và đường sắt. Bombardier cũng thâu tóm đối thủ lớn nhất Bouchard Inc vào năm 1971.
Bất chấp cuộc khủng hoảng năng lượng hồi những năm 1970, Bombardier vẫn giành ngày càng nhiều thị phần.
Doanh nghiệp này đã thắng thầu hợp đồng trị giá 118 triệu CAD cung cấp 423 xe điện ngầm cho thành phố Montreal vào năm 1974, mang đến cho công ty một luồng sinh khí mới.
Sang những năm 1980, Bombardier bắt đầu tái định hình chiến lược kinh doanh, hướng đến mục tiêu trở thành nhà chế tạo thiết bị vận chuyển uy tín hàng đầu mà “quả ngọt” đáng chú ý là việc giành được hợp đồng cung cấp hơn 4.600 xe tải cho Chính phủ Canada và hợp đồng cung cấp 2.500 xe tải cho quân đội Bỉ vào năm 1985.
Bombardier đi lên như “diều gặp gió” và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Doanh nghiệp này tiếp tục mở rộng hoạt động thông qua một loạt thương vụ sáp nhập lớn, như thâu tóm công ty Pullman Technology vào năm 1987, mua lại nhánh vận tải Mỹ của The Budd Company năm 1988, cũng như mua UTDC và Concarril vào những năm 1990; đồng thời củng cố vai trò là nhà cung cấp xe vận tải hàng đầu thế giới.
Bombardier đã trở thành một trong những công ty chế tạo lớn và thành công nhất của Candada, vươn dần ra thị trường châu Âu và Bắc Mỹ.
Tiến sâu vào thị trường hàng không vũ trụ vào năm 1992, Bombardier tiếp tục mở rộng hoạt động và thâu tóm các công ty mới trong những năm sau đó.
Tháng 4/1996, Bombardier được tổ chức lại theo 5 nhóm hoạt động: Bombardier Aerospace, Bombardier Transportation, Bombardier Recreational Products, Bombardier Services (sau này là Bombardier International) và Bombardier Capital.
Trong đó, Bombardier Aerospace và Bombardier Transportation đã giúp nâng tầm doanh nghiệp này lên các tầm cao mới trong những năm cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21 và tiếp tục giữ vai trò “xương sống” trong hoạt động của công ty tới thời điểm hiện nay.
Bombardier đang đàm phán để bán mảng kinh doanh đường sắt cho công ty Alstom của Pháp và mảng sản xuất dòng máy bay phản lực cho Tập đoàn Textron của Mỹ để tái cấu trúc hoạt động.
Trong thập kỷ qua, Bombardier đã đầu tư khoản tiền khổng lồ để phát triển ba dòng máy bay mới gồm Global 7500, Learjet85 và CSeries – dòng máy bay đưa Bombardier trở thành đối thủ của Boeing và Airbus.
Sau khi Boeing thành công trong việc kiến nghị với Chính quyền Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt tài chính nhằm vào Bombardier để ngăn chặn CSeries thâm nhập vào thị trường Mỹ, Bombardier quay sang hợp tác với Airbus để sản xuất dòng máy bay này nhằm tiếp cận thị trường của hãng sản xuất máy bay châu Âu.
Tuy nhiên, chiến lược “bắt tay” này bị đánh giá là tốn kém và là “một sai lầm chiến lược nghiêm trọng”.
Cùng với việc chương trình sản xuất máy bay vận tải hạng trung Learjet85 bị dừng lại, đây được xem là nguyên nhân chính khiến giới chuyên gia nhận định 90% khoản nợ trị giá 9 tỷ USD của Bombardier có căn nguyên từ các chương trình sản xuất hai dòng máy bay trên.
Bombardier và tập đoàn công nghiệp Mitsubishi Heavy Industries Ltd của Nhật Bản mới đây thông báo sẽ hoàn tất thương vụ liên quan dòng máy bay CRJ vào ngày 1/6 tới.
Theo thỏa thuận được thông báo vào năm 2019, Bombardier sẽ bán dòng máy bay này cho Mitsubishi với giá hơn 500 triệu USD.
Thương vụ được cho là sẽ phần nào giúp giảm nhẹ gánh nợ mà Bombardier đang gánh hiện nay.
Số liệu mới nhất cho thấy, Bombardier đã thua lỗ 200 triệu USD trong quý I/2020, dù doanh thu tăng 5%.
Mặc dù các nhà máy của Bombardier đang dần hoạt động trở lại sau thời gian ngừng hoạt động do dịch COVID-19, tập đoàn này dự đoán hoạt động kinh doanh vẫn sẽ sụt giảm nữa trong quý II/2020, trước khi phục hồi chậm vào nửa cuối năm nay./.
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Mô hình bán lẻ “không tiếp xúc” sẽ “trình làng” vào năm 2021
07:00' - 17/05/2020
Các nhà phát triển vừa công bố dự án Dịch vụ giao hàng tại nhà (HDS) nhằm tạo ra một mô hình bán lẻ “không tiếp xúc” dựa trên người máy với mục tiêu giảm bớt khâu trung gian là các siêu thị.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore Airlines đối mặt giai đoạn khó khăn hậu COVID-19
22:15' - 16/05/2020
Một trong những hãng hàng không đầu thế giới là Singapore Airlines Ltd., hiện đang phải nỗ lực duy trì hoạt động do ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Đức dự định hỗ trợ gần 62 tỷ USD cho các địa phương ảnh hưởng dịch COVID-19
21:52' - 16/05/2020
Bộ trưởng Tài chính Đức Olaf Scholz đang xem xét khả năng triển khai gói hỗ trợ trị giá 57 tỷ euro (tương đương 61,65 tỷ USD) để giúp các địa phương ở nước này ứng phó với dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ công du châu Âu
21:58' - 25/06/2022
Tổng thống Joe Biden đã rời Nhà Trắng lên đường tới châu Âu dự một loạt hội nghị quan trọng.
-
Kinh tế Thế giới
Hàng chục chuyến bay ở châu Âu bị hủy vì các cuộc đình công
20:55' - 25/06/2022
Các cuộc đình công của nhân viên hãng hàng không Ryanair và Brussels Airlines đòi tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc đã buộc hàng chục chuyến bay ở châu Âu bị hủy trong ngày 24/6.
-
Kinh tế Thế giới
Triển vọng GDP của Pháp tiếp tục bị đè nặng vì lạm phát
16:42' - 25/06/2022
Theo báo cáo mới nhất do INSEE công bố, giá tiêu dùng ở Pháp dự kiến sẽ tăng lên 6,8% vào tháng Chín so với cùng kỳ năm ngoái, rồi duy trì ở gần mức đó trong thời gian còn lại của năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Italy: Sẽ không xảy ra tình trạng khẩn cấp về khí đốt vào mùa Đông
16:33' - 25/06/2022
Thủ tướng Italy cho rằng các nhà cung cấp khí đốt khác đang bắt đầu thay thế nguồn cung khí đốt của Nga.
-
Kinh tế Thế giới
Đằng sau “Giấc mơ châu Âu”
14:42' - 25/06/2022
“Châu Âu của tháng 6/2022 khác hẳn so với tháng 1/2022”, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã phát biểu kết thúc Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) tối 24/6 tại Brussels.
-
Kinh tế Thế giới
EU tăng cường chuẩn bị đối phó viễn cảnh mất nguồn cung khí đốt từ Nga
11:20' - 25/06/2022
Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) hôm 24/6 cảnh báo rằng "năng lượng giá rẻ đã không còn nữa" và nhất trí tăng cường chuẩn bị cho việc cắt giảm thêm khí đốt của Nga.
-
Kinh tế Thế giới
Nga đổ lỗi cho Mỹ về lệnh cấm trung chuyển hàng hóa đến Kaliningrad
17:26' - 24/06/2022
Ngày 24/6, Bộ Ngoại giao Nga đã đổ lỗi cho Mỹ về việc Litva cấm hoạt động trung chuyển hàng hóa bị trừng phạt từ phần nằm trong lục địa của Nga tới vùng Kaliningrad cũng của Nga.
-
Kinh tế Thế giới
Sắp có tuyến xe buýt kết nối Thái Lan-Lào-Việt Nam?
13:47' - 24/06/2022
Trang mạng laotiantimes.com ngày 23/6 đưa tin Thái Lan đang thảo luận với Lào và Việt Nam về việc mở các tuyến xe buýt mới kết nối các điểm đến nổi tiếng của 3 nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore bắt đầu nhập khẩu điện từ Lào
12:40' - 24/06/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, ngày 23/6, Singapore đã bắt đầu nhập khẩu điện từ Lào thông qua Thái Lan và Malaysia.