Hiệp định thương mại tự do EU-Canada gây nhiều tranh cãi ở Italy
Phó Thủ tướng Italy đưa ra thông báo trên chỉ vài ngày sau khi ông Di Maio thuộc đảng dân túy Phong trào 5 Sao (M5S) và cũng là Bộ trưởng Bộ Lao động và Công nghiệp Italy cho biết "đa số thành viên trong nghị viện Italy sẽ từ chối" phê chuẩn CETA vì Italy phải bảo vệ chính mình và nền kinh tế của mình. Bất kỳ một quan chức Italy nào ở nước ngoài muốn bảo vệ CETA thì sẽ có nguy cơ bị ảnh hưởng sự nghiệp.
Cùng quan điểm với Phó Thủ tướng Di Maio, Hiệp hội nông dân Coldiretti cũng phản đối mạnh mẽ việc phê chuẩn CETA với Canada. Theo hiệp hội này, ngành thực phẩm và nông nghiệp có giá trị xuất khẩu lớn thứ hai Italy, sau ngành chế tạo máy, với tổng giá trị đạt 40 tỷ euro mỗi năm. Hai ngành này đại diện cho 1,6 triệu nông dân Italy và tạo việc làm cho 300.000 lao động. Cả hai ngành đều phản đối mạnh mẽ CETA. Hiệp hội nông dân Coldiretti cho rằng CETA dường như ít bảo vệ các sản phẩm mang nguồn gốc từ Italy, chẳng hạn như các loại rượu vang nổi tiếng, pho mát và giăm bông.Phát biểu với báo giới, ông Lorenzo Bazzana, người đứng đầu Hiệp hội Nông dân Coldiretti, khẳng định CETA sẽ tạo ra tiền lệ xấu, nguy hiểm cho Italy. Ông lấy ví dụ một nhà sản xuất Canada sẽ được phép làm pho mát Parmesan gắn nhãn mác tiếng Anh và không sử dụng từ tiếng Italy là Parmigiano. Điều này sẽ gây khó khăn cho Italy khi đàm phán các hiệp định thương mại với Nhật Bản, hay khối thương mại Nam Mỹ Mercosur để giải thích với các nước rằng họ phải tôn trọng các sản phẩm của Italy. Một vấn đề khác gây tranh cãi trong việc phê chuẩn CETA ở Italy là việc sử dụng thuốc diệt cỏ có chứa hoá chất glyphosate, một loại hoá chất được sử dụng phổ biến ở Bắc Mỹ nhưng gây tranh cãi ở EU. Tháng 10/2017, Nghị viện châu Âu (EP) đã bỏ phiếu cấm hoàn toàn việc sử dụng hoá chất này vào năm 2022, tuy nhiên sau đó một tháng, EU lại đồng ý cho sử dụng thuốc diệt cỏ có chứa glyphosate trong 5 năm vì cho rằng “không có mối liên hệ giữa glyphosate và ung thư ở người".Theo Viện Nghiên cứu và Bảo vệ Môi trường Quốc gia (ISPRA), ở Italy, thuốc diệt cỏ bị cấm hoàn toàn trong các công viên, khu vực giải trí, trường học và bất kỳ khu vực nào mà thuốc diệt cỏ có thể thấm vào nước ngầm. Thuốc diệt cỏ này cũng bị cấm sử dụng trong việc trồng trọt nhằm làm tăng năng suất cây trồng.Ông Bazzana đã đưa ra ví dụ về đậu lăng khô và đậu hũ khô nhập khẩu từ Canada được trồng tại các trang trại có sử dụng thuốc diệt cỏ chứa hoá chất glyphosate. Ông cho biết ở châu Âu, những loại đậu này sẽ được chế biến, ngâm nước, đóng hộp và bán dưới nhãn hiệu châu Âu mà không cần phải xác định xuất xứ. Ông Bazzana nói thêm các trang trại đậu và đậu lăng của Italy không thể sử dụng thuốc diệt cỏ nên sẽ kém năng suất hơn so với các trang trại của Canada. Đây là vấn đề khó khăn cho nông dân Italy. Tuy nhiên, bên cạnh những ý kiến phản đối CETA, Hiệp hội các ngành công nghiệp (Confindustria) và thậm chí cả Bộ trưởng Kinh tế Italy Giovanni Tria lại có quan điểm ngược lại. Chủ tịch Confindustria Vincenzo Boccia ủng hộ việc Italy phê chuẩn CETA vì hiệp định này "có lợi cho Italy vì chúng tôi là một nước xuất khẩu và thông qua xuất khẩu, chúng tôi tạo ra sự giàu có". Bộ trưởng Tria cũng bình luận ủng hộ thương mại tự do, ủng hộ phê chuẩn CETA. Ông nói: "Theo cá nhân tôi, thương mại tự do... luôn là điều tốt. Tuy nhiên chúng ta phải xem xét các thỏa thuận thương mại này được thực hiện như thế nào vì sẽ luôn có những hạn chế trong các chi tiết".Hiệp định CETA có hiệu lực một phần từ tháng 9/2017 sau khi được Nghị viện châu Âu phê chuẩn. Theo Ủy ban châu Âu (EC), Canada đã đồng ý dỡ bỏ thuế quan hàng năm đối với hàng xuất khẩu của EU trị giá 400 triệu euro (tương đương 468 triệu USD). Tuy nhiên, để có hiệu lực đầy đủ thì hiệp định cần nhận được phê chuẩn của tất cả quốc hội các nước thành viên EU.Hiện tại chưa biết đến lúc nào CETA mới được toàn bộ các nước thành viên EU thông qua, đặc biệt trong bối cảnh hiệp định này đang gây ra nhiều tranh cãi ở một số nước, trong đó có Italy. Ngày 16/7, trên mạng xã hội Twitter cá nhân, Bộ trưởng Nông nghiệp Italy Gian Marco Centinaio chia sẻ rằng Italy muốn biết cụ thể những lợi ích mà CETA có thể đem lại và liệu rằng CETA có thực sự đem lại lợi ích cho nước này không. Ông Centinaio cho biết tính đến thời điểm hiện tại, CETA dường như chưa mang lại bất kỳ lợi ích nào cho Italy. Nhận định này cho thấy các tranh cãi về CETA sẽ vẫn còn tiếp tục.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Canada bắt đầu áp thuế nhập khẩu các mặt hàng của Mỹ
10:12' - 02/07/2018
Canada ngày 1/7 đã bắt đầu áp thuế trị giá 12,6 tỷ USD đối với lượng hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, nhằm trả đũa việc Washington đánh thuế mới đối với mặt hàng nhôm, thép nhập khẩu của Canada.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc, Nhật Bản tạm ngừng nhập khẩu lúa mì của Canada
08:21' - 19/06/2018
Hàn Quốc và Nhật Bản vừa thông báo ngừng nhập khẩu lúa mì của Canada do lo ngại an toàn thực phẩm sau khi Canada phát hiện một khu vực trồng lúa mì biến đổi gien đáng nghi.
-
Kinh tế Thế giới
Canada lạc quan việc phê chuẩn CETA với EU
07:49' - 15/06/2018
CETA là hiệp định thương mại quan trọng đầu tiên mà EU ký kết (cuối tháng 10/2016 tại Brussels) kể từ sau hiệp định thương mại tự do với Hàn Quốc năm 2011.
-
Kinh tế Thế giới
Italy không phê chuẩn hiệp định thương mại tự do giữa EU và Canada
18:08' - 14/06/2018
Tân Bộ trưởng Nông nghiệp Italy Gian Marco Centinaio cho biết nước này sẽ không phê chuẩn Hiệp định Kinh tế và Thương mại toàn diện giữa Liên minh châu Âu (EU) và Canada (CETA).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36'
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26'
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24'
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03'
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.