Hiệp định toàn diện về đầu tư EU-Trung Quốc gặp khó ở Nghị viện châu Âu
Ngày 20/5, Nghị viện châu Âu (EP) đã bỏ phiếu từ chối việc xem xét Hiệp định đầu tư giữa Liên minh châu Âu (EU)-Trung Quốc nếu Bắc Kinh không dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt chống lại các nghị sĩ EP và các học giả.
Nghị quyết từ chối xem xét Hiệp định toàn diện về đầu tư (CAI) giữa EU-Trung Quốc được EP thông qua với 599 phiếu ủng hộ, 30 phiếu chống và 58 phiếu trắng.Theo nghị quyết, EP yêu cầu Trung Quốc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt trước khi nghị viện có thể xem xét Hiệp định CAI giữa EU-Trung Quốc. Các nghị sĩ EP cũng cảnh báo bản thân việc Trung Quốc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt sẽ không đảm bảo việc Hiệp định trên được phê chuẩn.
Trước đó, Ủy ban châu Âu (EC) thừa nhận rằng những nỗ lực để phê chuẩn hiệp định CAI với Trung Quốc buộc phải dừng lại sau một loạt biện pháp "ăn miếng trả miếng" giữa Trung Quốc và EU trong thời gian qua.Phó Chủ tịch EC Valdis Dombrovskis nói: "Rõ ràng là trong tình hình hiện nay với lệnh cấm vận của EU với Trung Quốc và lệnh cấm vận đáp trả của Trung Quốc lên các thành viên EP đang được thi hành, môi trường này không có lợi cho việc phê chuẩn hiệp định".
Trong cuộc trao đổi ngày 6/5 với nhóm các chuyên gia thuộc Hội đồng Đại Tây Dương tại thủ đô Washington (Mỹ), Ủy viên EU phụ trách thị trường nội khối Thierry Breton cũng cho biết hiệp định này thực tế mới chỉ là "ý định chứ chưa phải là một thỏa thuận" và có thể sẽ phải mất thời gian dài đàm phán nữa trước khi trở thành hiện thực. EU và Trung Quốc đã hoàn tất Hiệp định toàn diện về đầu tư vào tháng 12/2020 sau 7 năm đàm phán khó khăn. Tuy nhiên, hiệp định này vẫn chưa được 27 quốc gia thành viên EU cũng như EP phê chuẩn.Hiệp định CAI được kỳ vọng sẽ giúp các công ty châu Âu tiếp cận thị trường Trung Quốc dễ dàng hơn. Hiệp định này nhằm tạo ra sân chơi bình đẳng cho các các doanh nghiệp châu Âu làm ăn tại Trung Quốc.
Văn kiện này cũng sẽ giúp tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các công ty châu Âu và cấm ép buộc chuyển giao công nghệ, trong đó bao gồm cả những cam kết về chống biến đổi khí hậu và đảm bảo quyền lợi của người lao động.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ EU vào Trung Quốc đã đạt hơn 140 tỷ euro trong 20 năm qua, trong khi đầu tư từ Trung Quốc vào khối này đạt gần 120 tỷ euro. Các lĩnh vực chính mà các công ty EU đầu tư vào Trung Quốc là ô tô, vật liệu cơ bản (bao gồm hóa chất), dịch vụ tài chính, nông nghiệp thực phẩm và các sản phẩm tiêu dùng./.>>>Nhật Bản: Xuất khẩu tăng mạnh nhờ thị trường Trung Quốc và Mỹ
Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Tòa án Sơ thẩm châu Âu ra phán quyết về vấn đề cạnh tranh công bằng trong ngành hàng không
21:20' - 19/05/2021
Tòa án Sơ thẩm châu Âu ngày 19/5 đã ủng hộ đơn kiện của Ryanair chống lại sự viện trợ mà các chính phủ dành cho các đối thủ của hãng là KLM (Hà Lan) và TAP (Bồ Đào Nha) lên tới hàng tỷ euro.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nghị viện châu Âu thông qua quỹ bảo vệ môi trường hơn 21 tỷ USD
08:10' - 19/05/2021
Ngày 18/5, Nghị viện châu Âu (EP) đã thông qua Quỹ chuyển tiếp công bằng (JTF) trị giá hàng tỷ USD của EU để hỗ trợ các quốc gia thành viên giảm bớt các ngành nghề sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Đến năm 2030, Bắc Giang cần khoảng 6.300 lao động ngành bán dẫn
18:54'
Dự kiến giai đoạn 2025-2030, ngành bán dẫn tại Bắc Giang có nhu cầu tuyển khoảng 6.300 lao động; trong đó, lao động trình độ cao đẳng trở lên là 1.200 lao động; lao động phổ thông là 5.100 lao động.
-
DN cần biết
Văn hóa kinh doanh: Sức mạnh mềm đem lại lợi ích quốc gia
09:15'
Văn hóa doanh nghiệp trở thành hệ điều tiết cho sự phát triển kinh tế – xã hội. Bởi văn hóa doanh nghiệp có mạnh thì doanh nghiệp mới mạnh và phát triển bền vững.
-
DN cần biết
Quy định khi tham gia Online Friday 2024
17:03' - 28/11/2024
Doanh nghiệp, tổ chức, các nhà sáng tạo nội dung khi tham gia chương trình cần đảm bảo kinh doanh hoặc hỗ trợ người bán kinh doanh hàng hóa chất lượng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng...
-
DN cần biết
Quản trị hiệu quả tài nguyên nhãn hiệu tại doanh nghiệp
16:37' - 28/11/2024
Hội nhập kinh tế mang đến nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam để tiếp cận thị trường quốc tế nhưng cũng nhiều thách thức trong cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, cả ở trong và ngoài nước.
-
DN cần biết
Giải mã sức hút của kim cương nhân tạo với người tiêu dùng
15:06' - 28/11/2024
Kim cương nhân tạo đã dần trở thành một lựa chọn hấp dẫn đối với người tiêu dùng trên toàn cầu, đặc biệt là trong ngành trang sức.
-
DN cần biết
Xu hướng xanh hóa trong xây dựng thương hiệu
15:00' - 28/11/2024
Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp đã nỗ lực đầu tư sản xuất nhằm cho ra đời những sản phẩm yếu tố xanh, sạch, thân thiện với môi trường và đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của người tiêu dùng.
-
DN cần biết
Hàn Quốc nới lỏng quy định về chuyển đổi thị thực cho lao động lành nghề
08:33' - 28/11/2024
Hàn Quốc sẽ cải đổi chính sách nhập cư để thu hút hơn 100.000 lao động nước ngoài xuất sắc trong 5 năm tới.
-
DN cần biết
Nhiều dư địa hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Bulgaria
18:58' - 27/11/2024
Việt Nam – Bulgaria có nhiều dư địa hợp tác đa lĩnh vực từ công nghiệp công nghệ cao, chế tạo ô tô, nông nghiệp và chế biến thực phẩm đến y tế, giáo dục…
-
DN cần biết
Thiết lập tiêu chuẩn xanh với hàng hoá xuất khẩu vào EU
16:19' - 27/11/2024
CEAP dự báo sẽ tác động mạnh tới thương mại toàn cầu, nhất là giao thương từ các nước với EU. Đồng thời đặt ra những yêu cầu mới cho nhà sản xuất, xuất khẩu hàng hóa vào EU và chuỗi cung ứng.