Hội nghị mùa Xuân IMF - WB: "Nóng" chủ đề căng thẳng thương mại Mỹ - Trung
Trong ngày làm việc 20/4, quan chức tài chính các nước đã kêu gọi giải quyết các tranh chấp thương mại thông qua đối thoại thay vì đơn phương áp đặt các loại thuế, đồng thời cảnh báo mối đe dọa đối với tăng trưởng toàn cầu. Phát biểu bên lề hội nghị, Bộ trưởng Kinh tế và tài chính Pháp Bruno Le Maire nhận định thế giới đang đối mặt với nguy cơ xảy ra cuộc chiến thương mại và khả năng sụp đổ của trật tự đa phương, đe dọa đến nền kinh tế và tăng trưởng toàn cầu.
Ông chỉ trích các chiến lược thương mại của Washington, đồng thời tuyên bố Pháp sẽ không bị cuốn vào một vụ tranh chấp "vô nghĩa" với Trung Quốc. Mặc dù nhất trí Trung Quốc cần tôn trọng các nguyên tắc, song Bộ trưởng Le Maire nhấn mạnh quốc gia này là một bộ phận then chốt của hệ thống thương mại thế giới. Ông nêu rõ: "Chúng ta phải xác định lại thương mại quốc tế với Trung Quốc, thay vì chống lại Trung Quốc".
Tuy nhiên, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin lại cho rằng sai lầm thuộc về những quốc gia áp dụng các chính sách thương mại không công bằng. Trong tuyên bố của mình, quan chức tài chính hàng đầu của Tổng thống Mỹ Donald Trump nêu rõ: "Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng rằng các hoạt động thương mại toàn cầu bất bình đẳng cản trở tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ hơn của Mỹ và thế giới, và là một trở ngại đối với nền kinh tế toàn cầu".
Trong khi Tổng Giám đốc IMF Christine Lagarde kêu gọi tận dụng thể chế này như một diễn đàn giải quyết các khác biệt, ông Mnuchin lại cho rằng IMF "nên là một tiếng nói mạnh mẽ" nhằm hối thúc các thành viên "dỡ bỏ các rào cản thương mại và phi thế quan, cũng như bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ".
Việc đánh cắp công nghệ và tài sản sở hữu trí tuệ của Mỹ đã trở thành yếu tố chủ chốt châm ngòi cho những bất đồng và mâu thuẫn giữa nước này với Trung Quốc, khiến Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định ban hành mức thuế mới đánh vào hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá hàng chục tỷ USD. Cả Washington và Bắc Kinh đã đệ đơn khiếu nại lên Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO).
Trước đó, Tổng Giám đốc WTO Roberto Azevedo đã cảnh báo sự leo thang tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có thể làm "trật bánh" đà phục hồi của nền kinh tế toàn cầu, đe dọa sự mở rộng kinh tế và đẩy nhiều việc làm có nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Trong khi đó, Tổng Giám đốc IMF Lagarde cũng nhấn mạnh căng thẳng thương mại như một nguy cơ lớn đối với đà phục hồi toàn cầu vững chắc. Bà cho rằng tranh chấp thương mại sẽ gây xói mòn niềm tin và tạo bất ổn, đe dọa hoạt động đầu tư, vốn là động lực chính thúc đẩy đà phục hồi toàn cầu.
Việc Mỹ và Trung Quốc liên tục đưa ra chính sách thuế đối đầu đã làm dấy lên quan ngại về một cuộc chiến thương mại. Washington đã công bố danh sách các mặt hàng nhập từ Trung Quốc với tổng trị giá khoảng 50 tỷ USD sẽ chịu mức thuế nhập khẩu cao hơn.
Bắc Kinh cũng đáp trả với một danh mục các mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của Mỹ như đậu nành, ôtô và máy bay hạng nhẹ tổng trị giá khoảng 50 tỷ USD sẽ chịu mức thuế nhập khẩu cao hơn khi vào thị trường Trung Quốc. Ngay sau đó, Tổng thống Donald Trump hôm 5/4 cảnh báo sẽ nâng gấp đôi (lên 100 tỷ USD) tổng giá trị các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc phải chịu các mức thuế bổ sung./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung có dấu hiệu “dịu bớt”
12:22' - 11/04/2018
Trong tuyên bố ngày 10/4, bà Sanders nhấn mạnh chính sách thuế của Mỹ đối với Trung Quốc sẽ vẫn có hiệu lực cho đến khi Bắc Kinh có hành động cụ thể.
-
Kinh tế Thế giới
Những “ngư ông đắc lợi” trong căng thẳng thương mại Mỹ-Trung
16:08' - 06/04/2018
Những đối tượng cũng được hưởng lợi từ căng thẳng thương mại Mỹ-Trung là những nước đang phát triển có thể thế chân Trung Quốc trở thành các nhà cung cấp cho thị trường Mỹ...
-
Kinh tế Thế giới
Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang, kinh tế Mỹ có thể gặp khó
16:51' - 02/04/2018
Ngày 2/4, Trung Quốc đã hối thúc Mỹ hủy bỏ các biện pháp bảo hộ thương mại vi phạm quy định của WTO nhằm đưa trao đổi thương mại song phương với các sản phẩm liên quan trở về trạng thái bình thường.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt mới nhắm vào hoạt động buôn bán dầu mỏ của Iran
10:27'
Bộ Tài chính Mỹ thông báo áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một mạng lưới bị cáo buộc liên quan đến hoạt động mua bán dầu của Iran.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ thông báo mức thuế quan cho các nước
09:23'
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Washington sẽ bắt đầu gửi thư cho các nước vào ngày 4/7 nêu rõ mức thuế mà họ sẽ phải đối mặt khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
EU sẵn sàng đạt "thỏa thuận nguyên tắc" trước hạn chót của Mỹ
08:17'
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen ngày 3/7 tuyên bố Liên minh châu Âu (EU) đã "sẵn sàng cho một thỏa thuận" với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Dự luật 4.500 tỷ USD của Mỹ đang chờ Tổng thống ký phê chuẩn
07:59'
Ngày 3/7, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua dự luật cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện của Tổng thống Donald Trump, trị giá 4.500 tỷ USD.
-
Kinh tế Thế giới
Pháp: Nguy cơ hỗn loạn hàng không do đình công
21:04' - 03/07/2025
Hàng trăm chuyến bay đã bị hủy, đặc biệt tại sân bay lớn thứ ba của Pháp là Nice, một nửa số chuyến bay đã bị hủy.
-
Kinh tế Thế giới
Ông Phumtham Wechayachai được bổ nhiệm làm Thủ tướng Thái Lan lâm thời
15:33' - 03/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, sáng 3/7, các bộ trưởng nội các mới của Thái Lan đã tập trung tại Tòa nhà Chính phủ ở thủ đô Bangkok để tuyên thệ nhậm chức, trước khi đảm nhiệm nhiệm vụ của mình.
-
Kinh tế Thế giới
Quốc hội phê chuẩn ứng cử viên Thủ tướng Kim Min Seok
15:32' - 03/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Quốc hội Hàn Quốc ngày 3/7 đã phê chuẩn đề cử ứng cử viên Thủ tướng Kim Min Seok tại phiên họp toàn thể, mở đường cho Tổng thống bổ nhiệm và thành lập nội các mới.
-
Kinh tế Thế giới
Dịch vụ hàng không Pháp và Hà Lan gián đoạn do đình công
14:53' - 03/07/2025
Cuộc đình công này do nghiệp đoàn lớn thứ hai và thứ ba của Pháp là UNSA-ICNA và USAC-CGT dẫn đầu, sau khi các cuộc đàm phán về điều kiện làm việc thất bại.
-
Kinh tế Thế giới
Bloomberg: Mỹ dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu phần mềm thiết kế chip sang Trung Quốc
12:27' - 03/07/2025
Hãng tin Bloomberg dẫn tuyên bố của Tập đoàn Siemens AG của Đức cho biết công ty đã nhận được thông báo từ Chính phủ Mỹ về việc chấm dứt các hạn chế xuất khẩu phần mềm thiết kế chip sang Trung Quốc.