Hội nghị trực tuyến Đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Nga về ứng phó dịch COVID-19
Ngày 17/6/2020, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã cùng Ngoại trưởng các nước ASEAN và Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov dự Hội nghị trực tuyến Đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Nga về COVID-19.
Trao đổi về tình hình dịch bệnh, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và Nga chia sẻ quan ngại trước diễn biến phức tạp và lây lan nhanh chóng của đại dịch COVID-19; đồng thời thông tin về kinh nghiệm ứng phó của các nước và khu vực.Các Bộ trưởng nhất trí đẩy mạnh chia sẻ thông tin, kinh nghiệm thường xuyên, kịp thời và minh bạch, trao đổi các thông tin dịch tễ, các mô hình dự báo, hướng dẫn kỹ thuật và các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn, kiểm soát, điều trị và ứng phó với COVID-19.
Các Bộ trưởng khẳng định cam kết mở rộng hợp tác nhằm tăng cường năng lực sẵn sàng, phát hiện và ứng phó với dịch bệnh phù hợp với Quy định Y tế Quốc tế (2005).
Các Bộ trưởng hoan nghênh việc thành lập Quỹ ASEAN ứng phó dịch COVID-19 và kho dự trữ vật tư y tế khu vực, mong muốn Nga hỗ trợ góp phần đạt được mục tiêu chung thông qua huy động và sử dụng nguồn lực từ Quỹ Tài chính Đối tác Đối thoại ASEAN-Nga.
Đặc biệt, các Bộ trưởng nhấn mạnh cần tăng cường hợp tác để sớm sản xuất thành công vaccine và thuốc điều trị, bảo đảm các nước được tiếp cận bình đẳng với vaccine.Các Bộ trưởng nhất trí hỗ trợ, tạo điều kiện cho công dân của nhau được hồi hương nếu có nhu cầu, đồng thời phối hợp bảo đảm an toàn cho công dân và sinh viên đang sinh sống, lao động và học tập ở các bên.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đánh giá cao nỗ lực của ASEAN trong ứng phó với dịch COVID-19. Nga nhấn mạnh vai trò của Liên hợp quốc và các cơ quan chức năng của Liên hợp quốc trong phối hợp hành động chung ứng phó đại dịch.Nga sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với ASEAN và phối hợp sớm tìm ra vaccine và thuốc điều trị, đồng thời hỗ trợ ASEAN nâng cao năng lực y tế cũng như mạng lưới chuyên gia y tế giữa hai bên để trao đổi thông tin và chia sẻ kinh nghiệm.
Các nước cũng nhấn mạnh, trong bối cảnh cộng đồng quốc tế đang tập trung nỗ lực và nguồn lực chống dịch bệnh, cần duy trì trật tự khu vực dựa trên luật lệ, đảm bảo hòa bình, ổn định, an ninh và thượng tôn pháp luật. Các nước khẳng định ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực và trong các cơ chế do ASEAN dẫn dắt như EAS, ADMM+ và ARF. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh chia sẻ tình hình dịch bệnh tại Việt Nam, khẳng định nhiều ngày qua đã không ghi nhận các ca lây nhiễm trong cộng đồng; các biện pháp Chính phủ Việt Nam đã và đang triển khai đạt được những kết quả tích cực trong phòng ngừa, kiểm soát dịch bệnh.Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh cho biết, hiện Việt Nam đang triển khai tiếp cận đồng thời trên hai hướng, một mặt ngăn chặn sự lây lan của virus, mặt khác thúc đẩy khôi phục và phát triển kinh tế.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng nhấn mạnh ASEAN đã thể hiện quyết tâm chính trị ở mức cao nhất, đẩy mạnh phối hợp hành động và ứng phó chung theo tinh thần gắn kết và chủ động thích ứng của ASEAN năm 2020.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh đề nghị Nga hợp tác nghiên cứu kiểm soát và điều trị các ca bệnh, quan tâm đảm bảo quyền lợi và đối xử bình đẳng với công dân các nước ASEAN tại Nga và đẩy mạnh hợp tác giảm thiểu tác động kinh tế-xã hội của dịch bệnh.Phó Thủ tướng khẳng định Việt Nam sẽ tăng cường phối hợp với các nước, trong đó có Nga, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và cộng đồng quốc tế kiểm soát và đẩy lùi dịch bệnh.
Đồng thời, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng đề nghị các quốc gia đặc biệt là ASEAN và Nga cần tăng cường hợp tác hơn nữa và tìm cách cùng tồn tại với rủi ro của dịch COVID-19.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh nhấn mạnh một số định hướng hợp tác ASEAN-Nga trong ứng phó với những tình huống khẩn cấp về y tế, trong đó có: Tăng cường trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm và những bài học thực tiễn, hợp tác chặt chẽ trong nghiên cứu và phát triển vaccine và thuốc điều trị virus; từng bước khôi phục các hoạt động kinh tế - xã hội về trạng thái bình thường và tăng trưởng bền vững; củng cố các cơ chế khu vực dựa trên luật lệ, mở và minh bạch, duy trì các cam kết đa phương, tăng cường đối thoại và hợp tác trong ứng phó những thách thức mới.Trong giai đoạn hiện nay, các nước cần nâng cao trách nhiệm trong duy trì môi trường hòa bình, ổn định và an ninh và tuân thủ luật pháp quốc tế./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
ASEAN 2020: Các Bộ trưởng Kinh tế thống nhất sẽ không tạo thêm rào cản kỹ thuật
19:30' - 04/06/2020
Với tư cách là Chủ tịch của Năm ASEAN 2020, Việt Nam đã, đang và sẽ tổ chức hàng loạt hội nghị ở nhiều cấp khác nhau, từ cấp cao, cấp Bộ trưởng, cấp Vụ và cấp chuyên viên.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông qua Tuyên bố chung Bộ trưởng kinh tế ASEAN+3
15:51' - 04/06/2020
Để cụ thể hóa Tuyên bố chung Bộ trưởng kinh tế ASEAN+3, các nước thống nhất sẽ tiếp tục xây dựng Kế hoạch hành động ASEAN +3 với những biện pháp cụ thể hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Các Bộ trưởng kinh tế ASEAN họp trực tuyến ứng phó dịch COVID-19
11:59' - 04/06/2020
Sáng 4/6, các Bộ trưởng kinh tế ASEAN đã họp trực tuyến nhằm triển khai chỉ đạo mà các nhà lãnh đạo ASEAN đưa ra tại Hội nghị Cấp cao ASEAN đặc biệt về ứng phó với dịch COVID-19 vào 14/4/2020.
-
Kinh tế Việt Nam
Năm Chủ tịch ASEAN 2020: Báo Nhật Bản đánh giá thách thức và cơ hội của Việt Nam
10:16' - 30/05/2020
Báo Sakai - một tờ báo lớn và có uy tín hàng đầu tại khu vực Kansai miền Trung Nhật Bản, vừa có bài viết khẳng định Việt Nam sẽ đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Singapore
21:17' - 01/12/2024
Chiều 1/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã gặp gỡ cán bộ, nhân viên các cơ quan đại diện và đại diện cộng đồng người Việt Nam ở Singapore.
-
Kinh tế Thế giới
Điện hạt nhân: Động lực thúc đẩy chuyển đổi năng lượng xanh của Trung Quốc
16:28' - 01/12/2024
Điện hạt nhân là ngành công nghiệp chiến lược công nghệ cao ít carbon, sạch. Việc phát triển năng lượng hạt nhân đã trở thành lựa chọn chung của nhiều nước nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
PMI sản xuất tháng 11/2024 của Trung Quốc lập mức cao mới
14:27' - 01/12/2024
Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất của Trung Quốc trong tháng 11/2024 vẫn bùng nổ tháng thứ hai liên tiếp, lập mức cao mới trong 7 tháng.
-
Kinh tế Thế giới
Dự án phát điện quang nhiệt kiểu tháp quy mô lớn nhất Trung Quốc hòa lưới
14:22' - 01/12/2024
Dự án phát điện quang nhiệt tháp quy mô lớn nhất của Trung Quốc tại thành phố Tửu Tuyền, tỉnh Cam Túc đã phát điện toàn bộ công suất và chính thức hòa lưới điện.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc đứng đầu thế giới về số lượng tổ máy điện hạt nhân
11:11' - 01/12/2024
Số tổ máy điện hạt nhân đã vào vận hành và số tổ máy điện hạt nhân đang xây dựng của Trung Quốc đang đứng đầu thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Donald Trump công bố chọn Giám đốc FBI
11:10' - 01/12/2024
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 30/11 cho biết ông muốn chọn cựu quan chức An ninh Quốc gia Kash Patel làm Giám đốc Cục Điều tra liên bang (FBI) trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Vì sao một số doanh nghiệp Trung Quốc tạm dừng bán hàng trên nền tảng thương mại điện tử Nga?
10:22' - 01/12/2024
Một số doanh nghiệp Trung Quốc phải tạm dừng bán hàng trên nền tảng thương mại điện tử Nga do sự mất giá mạnh của đồng ruble Nga.
-
Kinh tế Thế giới
Dự báo sự kiện quốc tế tuần từ ngày 2-8/12
08:55' - 01/12/2024
Trong tuần tới từ ngày 2-8/12, có nhiều sự kiện quốc tế đáng chú ý sẽ diễn ra như: Hội nghị bộ trưởng OPEC+, Fed công bố Sách Beige về tình trạng kinh tế Mỹ, Hội nghị quốc tế về năng lượng và AI...
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
08:37' - 01/12/2024
Tổng thống đắc cử Mỹ sẽ ký sắc lệnh áp thuế cao với hàng nhập khẩu từ Mexico, Canada, Trung Quốc; đàm phán thuế của EU với xe điện Trung Quốc tiến triển hạn chế...là các sự kiện nổi bật tuần qua.