Hội nhập AEC: Giảm thuế nhanh, cạnh tranh sẽ càng mạnh
Trước thềm Việt Nam chính thức gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào 31/12/2015 và kỷ niệm 20 năm Việt Nam đứng trong ngôi nhà chung ASEAN, phóng viên TTXVN đã có buổi trao đổi với Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú trước việc Việt Nam đã và đang chuẩn bị những gì để đón nhận cơ hội lớn này.
*PV: Xin Thứ trưởng cho biết ý nghĩa mà Cộng đồng kinh tế ASEAN mang lại cho khu vực Đông Nam Á; trong đó có Việt Nam trước bối cảnh khu vực và thế giới đang nhiều bất ổn như hiện nay?
Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú: Ý nghĩa lớn nhất nằm trong mục tiêu mà Cộng đồng kinh tế ASEAN hướng tới đó là đem đến một khuôn khổ hội nhập kinh tế ở mức độ cao hơn. Hiện tại, Việt Nam mong muốn hội nhập cao hơn thì các nước ASEAN cũng muốn hội nhập vào thế giới ở mức độ cao hơn.
Để làm được điều này thì ASEAN phải thay đổi mình và nhắm vào những điểm chưa đạt được như trở thành một thị trường chung, một cơ sở sản xuất chung thống nhất.
Cùng với đó là mang đến sự phát triển cân bằng giữa các nền kinh tế trong khu vực ASEAN, làm cho các nền kinh tế ASEAN xích lại gần nhau hơn và đạt được một sự tương đồng trong trình độ phát triển kinh tế của khu vực.
Không dừng lại ở đó, Cộng đồng kinh tế ASEAN còn làm thay đổi môi trường cạnh tranh chung của ASEAN, tăng cường nhiều hơn năng lực cạnh tranh chung của toàn khu vực trước những sức ép hội nhập khác từ bên ngoài. Đây là năng lực cạnh tranh quan trọng khi Cộng đồng kinh tế ASEAN được thực hiện vào cuối năm nay.
*PV: Vừa qua tại Kualalumpua lãnh đạo 10 nước ASEAN cho biết sẽ thành lập AEC vào ngày 31/12 tới đây. Vậy, theo đánh giá của Thứ trưởng, Việt Nam có theo kịp tiến trình hội nhập với các nước trong khối hay không?
Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú: Rất nhiều ý kiến cho rằng khi thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN là ngày mai có thể hình thành. Tuy nhiên thành lập một cộng đồng kinh tế nói chung và trong đó Cộng đồng kinh tế ASEAN nói riêng là cả một tiến trình chứ không phải là 1 thời điểm cụ thể.
Theo lộ trình thì ngày 31/12/2015 này mới bước đầu hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN. Các bước tiếp theo là phải thực hiện bốn mục tiêu lớn của giai đoạn này là xây dựng một khu vực sản xuất chung, một thị trường chung, một khu vực phát triển đồng đều và một khu vực có sự cạnh tranh hội nhập quốc tế.
Sau khi hình thành, chúng ta đã có lộ trình và tầm nhìn đến năm 2025, nghĩa là trong 10 năm tiếp theo với 5 mục tiêu lớn mà các nhà lãnh đạo 10 nước ASEAN vừa công bố và tiến trình như vậy sẽ tiếp tục cho những giai đoạn tiếp theo cho cả một quá trình hình thành và hoàn thiện.
Như vậy Cộng đồng không phải hình thành ngay một lúc mà có từng giai đoạn để thích ứng dần dần, để có thể tận dụng được cơ hội từng bước một và vượt qua thách thức.
*PV: Cũng như các cam kết hội nhập và mở cửa thị trường khác mà Việt Nam tham gia những cơ hội mở ra luôn đi kèm với thách thức. Vậy theo Thứ trưởng, những cơ hội và thách thức nào đang và sẽ đặt ra với doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam khi tham gia AEC?
Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú: Bất kỳ một kênh hội nhập nào thì cơ hội bao giờ cũng nhiều hơn thách thức nếu không các nước sẽ không hội nhập.
Tuy vậy, doanh nghiệp Việt Nam cũng như doanh nghiệp ASEAN nói chung phải hạn chế những thách thức và tăng cường những cơ hội dự kiến có được khi Cộng đồng kinh tế ASEAN thực hiện vào năm 2015.
Vấn đề được đặt lên hàng đầu là thuế quan được giảm thiểu đáng kể. Điều này sẽ tạo điều kiện cho hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam có giá trị xuất khẩu cao hơn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp sẽ được tiếp cận với những thị trường lớn hơn ngoài ASEAN.
Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam nên thông qua kênh này để tiếp cận với những thị trường và đối tác lớn về kinh tế sẽ làm gia tăng lợi ích hơn nữa. Ngoài ra, doanh nghiệp cần tăng cường sử dụng những ưu đãi mà các thành viên ASEAN dành cho nhau khi tham gia vào AEC.
Đơn cử như để tham gia vào AEC thì phải cắt giảm thuế quan, phải dỡ bỏ những rào cản thương mại, tạo thuận lợi cho đầu tư, dịch vụ, những luồng vốn tự do di chuyển và những lao động thuộc các ngành nghề khác nhau.
Theo đó, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội tận dụng tốt hơn cũng như khi Cộng đồng kinh tế ASEAN thành một khối thống nhất thì các nhà đầu tư nước ngoài sẽ coi đây là môi trường đầu tư hấp dẫn.
Nhờ vậy, đây sẽ được coi như là một môi trường đầu tư có sự đảm bảo về thể chế. Cơ cấu hàng xuất khẩu và nhập khẩu cũng qua đó mà thay đổi và sẽ là cơ hội rất lớn cho doanh nghiệp Việt Nam.
Tuy nhiên, việc giảm thuế nhanh sẽ khiến hàng hóa của các nước ASEAN có độ tương đồng với Việt Nam sẽ tràn vào thị trường nội địa. Đây sẽ là sự cạnh tranh không nhỏ đối với doanh nghiệp Việt Nam, nếu các doanh nghiệp không chuẩn bị sẵn sàng thì ngay cả những mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế như hàng nông sản, hàng tiêu dùng, thậm chí cả thủy, hải sản, dệt may,… sẽ bị sức ép cạnh tranh rất lớn.
Một thách thức nữa là các doanh nghiệp Việt Nam phải tuân thủ những qui định về sở hữu trí tuệ trong mục tiêu của AEC. Những qui định về bảo vệ người tiêu dùng sẽ làm cho các doanh nghiệp Việt Nam phải khắt khe hơn nữa với qui trình sản xuất, cũng như việc đăng ký nhãn mác cho hàng hóa của mình.
Cuối cùng, đó là năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam vẫn ở mức tương đối thấp so với các nước khác trong khu vực ASEAN cũng là một thách thức không nhỏ khi tham gia vào Cộng đồng kinh tế này.
Xem phần 2: Năm vấn đề với doanh nghiệp khiến AEC vẫn xa vời
Uyên Hương/BNEWS/TTXVN (Thực hiện)
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tham gia AEC: Khó khăn lớn nhất của lao động là ngoại ngữ, kỹ năng làm việc nhóm
17:14' - 23/11/2015
Khó khăn, thách thức lớn nhất đối với lao động Việt Nam là kỹ năng liên quan đến ngoại ngữ, giao tiếp, tổ chức thực hiện, trình bày, làm việc nhóm...
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa vào vận hành nhà máy điện sinh khối dùng trấu đầu tiên tại Việt Nam
13:35'
Nhà máy điện sinh khối Hậu Giang có tổng công suất 20 MW là nhà máy điện sinh khối sử dụng nhiên liệu trấu, dăm gỗ đầu tiên được đưa vào vận hành tại Việt Nam tới thời điểm này.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Định hợp tác đầu tư tổ hợp sản xuất tái chế vải polyester trị giá 1 tỷ USD
12:51'
Tỉnh Bình Định đã ký kết bản ghi nhớ hợp tác đầu tư với Tập đoàn SYRE (Thụy Điển) về tổ hợp sản xuất tái chế vải Polyester có tổng mức đầu tư khoảng 1 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Thận trọng khi mở rộng đối tượng “cá nhân” tham gia hoạt động đầu tư PPP
12:48'
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật: Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư...
-
Kinh tế Việt Nam
Chi tiết nút giao cao tốc Bắc – Nam đưa vào khai thác dịp lễ 30/4 – 1/5
12:10'
Riêng đối với tuyến Cam Lộ - La Sơn nối Quảng Trị với Huế có chiều dài khoảng 98,3 km hiện đã bố trí trạm dừng nghỉ tạm tại Km64+200 bên trái tuyến và Km77+800 bên phải tuyến.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố Báo cáo quốc gia về đăng ký và thống kê hộ tịch đầu tiên
11:02'
Việt Nam đã có một bước tiến quan trọng trong hành trình xây dựng hệ thống dữ liệu toàn diện khi chính thức công bố Báo cáo Quốc gia đầu tiên về đăng ký và thống kê hộ tịch giai đoạn 2021 – 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đang vươn mình trong tất cả mọi lĩnh vực
10:23'
Giáo sư, Tiến sĩ Joseph Văn Võ, Tổng Giám đốc Tổ chức Khoa học gia và Chuyên gia gốc Việt toàn cầu (AVSC), đánh giá cao sự phát triển vượt bậc của Việt Nam trong 50 năm kể từ ngày thống nhất đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hàng hóa thông qua cảng biển Hải Phòng tăng 10%
10:22'
Trong 4 tháng của năm 2025, sản lượng hàng hóa thông qua cảng bằng đường biển Hải Phòng ước đạt trên 29,3 triệu tấn, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Khơi thông dự án khu công nghiệp lớn nhất Lạng Sơn
10:12'
UBND tỉnh Lạng Sơn khẳng định, việc hoàn thành dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu Công nghiệp VSIP có ý nghĩa lớn, đóng góp vào việc nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm nhân sự Bộ Quốc phòng
22:25' - 24/04/2025
Ngày 24/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký các Quyết định điều động, bổ nhiệm nhân sự Bộ Quốc phòng.