Ngậm ngùi “xin” mất đất
Từ nhiều năm nay, người dân Sóc Sơn (Hà Nội) đã sinh sống trên mảnh đất do chính cha ông để lại. Nhiều gia đình đã được chính quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) lên tới hàng nghìn m2 cho toàn bộ diện tích đang sử dụng.
Từ sổ đỏ “gốc” này, nhiều hộ dân đã bán, cho, tặng để nhân ra thành nhiều sổ đỏ khác. Tuy nhiên, sổ đỏ “khủng” lại đang gây bức xúc cho người dân.
Nguyên do là, trong quá trình đền bù giải phóng mặt bằng mở rộng bãi rác Nam Sơn, nhiều hộ dân có sổ đỏ hơn 1.000 m2 nhưng chỉ được đền bù 400 m2 đất ở, diện tích dôi dư từ sổ đỏ được áp giá đất trồng cây lâu năm rẻ bằng nửa so với đất ở. Còn nữa, những hộ có sổ đỏ diện tích lớn hơn 400 m2 cũng đã bị thu hồi.
Sổ đỏ “vô hiệu”, không thể thực hiện được các quyền của người sử dụng đất, khiến người dân vô cùng “sốc” và bức bối, chưa chấp nhận với phương án bồi thường. Thanh tra thành phố Hà Nội cũng đã vào cuộc, có kết luận chỉ ra những sai phạm quá trình cấp sổ đỏ và kiến nghị điều chỉnh sổ đỏ…
Đến nay, sau nhiều năm người dân phải mò mẫm tìm cách cậy nhờ “xin” mất đất để “hạ”, điều chỉnh diện tích trên sổ đỏ nhưng vẫn vướng vào “ma trận” với vô vàn các thủ tục.
Phóng viên TTXVN thực hiện chùm 3 bài viết về thực trạng này.Bài 1- Ngậm ngùi “xin” mất đất
Sóc Sơn (Hà Nội) là một huyện bán sơn địa, đất đai rộng lớn. Ngoài dân cư bản địa, từ những năm 1960 nhiều tỉnh thành, quận huyện đã đưa dân lên Sóc Sơn để khai hoang rồi hình thành làng, xã như ngày nay.Vốn là vùng quê yên bình nhưng từ khi có thông tin sổ đỏ bị cấp sai hạn mức phải thu hồi, “tạm dừng” giao dịch như cho tặng, thế chấp, đăng ký biến động… theo quy định của pháp luật đã khiến nhiều người dân đứng, ngồi không yên.
* “Gọt” chân để vừa giầy
Chiều mùa Đông cuối năm 2021, ông Tạ Hồng Thái ở Tiên Chu, Bắc Sơn, Sóc Sơn (Hà Nội) mang giấy bút ra để soạn đơn gửi UBND xã đề nghị được điều chỉnh lại hạn mức đất ở. Người nóng ran, ông kỳ cạch viết: “Tôi được biết loại đất thổ cư không rõ ràng theo quy định của pháp luật hiện hành. Tôi làm đơn này đề nghị cấp đổi sổ đỏ cho gia đình tôi và được ghi rõ loại đất theo quy định hiện hành. Tôi tự nguyện nhận hạn mức đất ở theo quy định tại xã Bắc Sơn là 400 m2…” Ngồi thẫn thờ nhìn ra khu đất rộng hàng nghìn m2, ông Tạ Hồng Thái với nét mặt trĩu nặng tâm tư kể, gia đình ông đang sử dụng mảnh đất có diện tích 2.528 m2 từ trước những năm 1980 đến nay không có tranh chấp với ai. Sau khi làm đủ các thủ tục cần thiết, ngày 25/3/1998, ông vui mừng khi nhận được sổ đỏ do UBND huyện cấp, mang tên mình với ký hiệu: K 142669 ghi: 1.200 m2 đất thổ cư và 1.328 m2 đất liền kề; thời hạn sử dụng lâu dài. Câu chuyện bị ngắt quãng khi người đàn ông 66 tuổi liên tục phải lấy tay dụi mắt cho khỏi cay rồi tiếp: “Nay tôi muốn sang nhượng chia cho con thửa đất trên nhưng không được do sổ đỏ bị “vô hiệu”, không thể thực hiện các quyền của người sử dụng đất như cho tặng, mua bán, thế chấp...”, ông Thái ngậm ngùi nói.Cùng chung cảnh ngộ, anh Nguyễn Quyết Tiến sinh năm 1977 tại thôn Phúc Xuân (Bắc Sơn) cho biết, gia đình có 3.209 m2 đất và đã được cấp sổ đỏ ký hiệu: K 142015 vào năm 1998, gồm 1.786 m2 đất thổ cư và 1.423 m2 đất vườn.
Vào tháng 3/2016, anh Tiến làm thủ tục cho toàn bộ thửa đất cho chị N.T.T với việc lập hợp đồng công chứng tại Văn phòng công chứng An Cường. Những tưởng mọi chuyện đã “an bài” nhưng khi chị N.T.T thực hiện các quyền lợi của người sử dụng đất thì bị các cơ quan chức năng “phanh” lại với lý do đất sổ đỏ vượt hạn mức hiện hành (400 m2 - pv).
Anh Tiến ngao ngán nói: “Để đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất trong việc giao dịch có liên quan đến quyền sử dụng đất nêu trên, tôi đã làm đơn đề nghị cấp có thẩm quyền cho phép tôi được “hạ” số đất trên xuống còn 400 m2 đất ở để phù hợp với quy định làm sổ đỏ. Số diện tích còn lại là đất vườn trồng cây lâu năm”.Trong căn nhà cấp 4 tuyềnh toàng nằm lọt trong xóm nhỏ, thôn Lai Sơn (Bắc Sơn), chị Lê Thị Chiến đứng tần ngần giữa mảnh đất xung quanh là cây tạp tiết lộ đã nộp đơn ra xã “xin” rút hạn mức đất ở từ hơn 2.000 m2 xuống 400 m2 để sớm được nhận tiền đền bù giải phóng mặt bằng mở rộng bãi rác Nam Sơn giai đoạn 2.
* Tắc giải phóng mặt bằng do sổ đỏ vượt hạn mức?
Trong mấy năm qua, thực hiện chủ trương của thành phố, huyện Sóc Sơn đang dồn lực để giải phóng mặt bằng, di dời người dân vùng ảnh hưởng trong bán kính 500 mét tính từ chân tường rào để mở rộng bãi rác Nam Sơn. Quá trình giải phóng mặt bằng đã bị chậm tiến độ và gặp khó khăn khi áp giá đền bù, bồi thường đất ở cho các hộ dân nằm trong diện giải tỏa. Nhiều hộ dân các xã Bắc Sơn, Nam Sơn, Hồng Kỳ thuộc phạm vi giải phóng mặt bằng, có diện tích đất thổ cư rất lớn. Nhiều hộ dân được cấp sổ đỏ lên tới hơn 2.000 m2 đất ở/sổ. Trong khi đó, căn cứ vào các quy định hiện hành, các bộ phận chức năng của huyện Sóc Sơn chỉ có thể xây dựng phương án đền bù là 400 m2 đất ở. Trao đổi với lãnh đạo với UBND huyện Sóc Sơn được biết, hiện nay địa phương đang thực hiện theo chỉ đạo của UBND thành phố tại văn bản số 2819/UBND-GPMB ngày 5/7/2019 của UBND thành phố và văn bản số 508/TB-VP ngày 29/10/2020 của Văn phòng UBND thành phố về kết luận của ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch UBND thành phố, Tổ trưởng tổ công tác tại cuộc họp xử lý, khắc phục các tồn tại hạn chế, đảm bảo vận hành bãi rác Nam Sơn thì thửa đất cấp vượt hạn mức 400 m2, UBND huyện đền bù đất ở đối các hộ giải phóng mặt bằng là 400 m2.Còn lại phần dôi dư từ sổ đỏ là áp giá đền bù đất vườn trên cùng thửa đất có nhà ở. Cụ thể, đối với 3 xã kể trên, mỗi m2 đất ở được đền bù từ hơn 866.000 đồng đến hơn 4.000.000 đồng cho từng vị trí; đất vườn liền kề là 500.000 đồng/m2.
Đối với đất ở, huyện Sóc Sơn đã hoàn thành việc kê khai kiểm đếm đất đai, tài sản trên đất của 3 xã. Dù huyện Sóc Sơn và UBND thành phố Hà Nội đã nhiều lần đối thoại, giải đáp thắc mắc, kiến nghị của người dân liên quan đến áp giá đền bù và các chính sách khác nhưng từ khi có chủ trương năm 2016 đến nay, việc giải phóng mặt bằng mở rộng bãi rác Nam Sơn vẫn còn đang dang dở, khiến cho thành phố luôn lo lắng do bãi quá tải, thiếu chỗ chôn lấp. Theo ông Nguyễn Thanh Kỳ, Bí thư Chi bộ thôn 2 xã Hồng Kỳ, dự án di dân vùng ảnh hưởng bãi rác Nam Sơn bán kính 500 mét tính từ chân tường rào bãi rác là 396 ha, liên quan tới gần 2.000 hộ dân với khoảng 1.242 thửa đất ở. Sổ đỏ do UBND huyện Sóc Sơn cấp nhưng giờ lại không được chấp nhận đền bù hết diện tích sổ đỏ gây thiệt thòi cho người dân, trong khi lỗi không phải do họ gây ra./.(Còn nữa) >>> Hơn 10.000 sổ đỏ tại Sóc Sơn (Hà Nội) bị cấp sai hạn mức: Bài 2 - Lỗi sai do đâu?Tin liên quan
-
Bất động sản
Xử lý thế nào với hơn 10.000 sổ đỏ tại Hà Nội bị cấp sai hạn mức?
10:00' - 24/01/2022
Toàn huyện Sóc Sơn hiện có 10.400 sổ đỏ sai hạn mức. UBND huyện Sóc Sơn ra thông báo thu hồi những sổ đỏ cấp sai hạn mức, đồng thời dừng giao dịch, chuyển nhượng đối với những sổ đỏ sai hạn mức.
-
Kinh tế và pháp luật
Tạm giữ hình sự hai đối tượng làm giả "sổ đỏ" để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản
14:48' - 09/01/2022
Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông cho biết, đơn vị đã ra quyết định tạm giữ hình sự 2 đối tượng để điều tra, làm rõ về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Tin cùng chuyên mục
-
Bất động sản
Bắc Ninh mạnh tay xử lý vi phạm xây dựng trái phép
17:36' - 03/04/2025
hủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh đề nghị Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp kiểm tra, hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện và xử lý các vi phạm về xây dựng, vi phạm hành lang giao thông.
-
Bất động sản
Phòng chống động đất ngay từ khâu quy hoạch và thiết kế
11:55' - 03/04/2025
Phóng viên TTXVN đã trao đổi với ông Bùi Trung Dung – Nguyên Cục trưởng Cục Quản lý hoạt động xây dựng (Bộ Xây dựng) về khả năng chống chịu động đất của các công trình xây dựng cao tầng tại Việt Nam.
-
Bất động sản
Bất động sản công nghiệp ứng dụng AI có thể đạt mức giá và tỷ lệ thuê cao
21:22' - 02/04/2025
Hiện nay, các giải pháp ứng dụng AI đang từng bước đổi mới cách thức vận hành của các khu công nghiệp và nhà máy thông minh, đồng thời đảm bảo tăng trưởng kinh tế đi đôi với trách nhiệm môi trường.
-
Bất động sản
Cần thiết đánh giá định kỳ về chất lượng kháng chấn động đất của công trình
21:13' - 02/04/2025
Trận động đất mạnh 7,7 độ richter ở Myanmar gây ra rung chấn lan rộng khiến dư luận xã hội lo ngại và quan tâm đến khả năng chống chịu ảnh hưởng của các công trình xây dựng cao tầng tại Việt Nam.
-
Bất động sản
"Ngày sở hữu nhà quốc gia 2025” sẽ diễn ra vào cuối tháng 6
11:27' - 02/04/2025
Sự kiện "Ngày sở hữu nhà quốc gia 2025” nhằm mang đến bức tranh toàn cảnh, giúp doanh nghiệp và người dân nắm bắt xu hướng thị trường.
-
Bất động sản
Dinh thự triệu đô: Tuyên ngôn đẳng cấp của giới tinh hoa
09:55' - 02/04/2025
Tại Vinhomes Wonder City - dự án được mong chờ nhất thập kỷ phía Tây Thủ đô, các siêu phẩm hạng S tại phân khu VIP Vịnh Bình Minh được ví như tuyên ngôn về đẳng cấp của giới tinh hoa.
-
Bất động sản
Kiểm tra tình hình thực hiện Đề án 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội tại Bắc Ninh
20:34' - 01/04/2025
Chiều 1/4, Đoàn công tác của Bộ Xây dựng do Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh làm trưởng đoàn đã về kiểm tra tình hình thực hiện Đề án 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
-
Bất động sản
Kết luận thanh tra tại Bộ Xây dựng: Còn khuyết điểm trong tham mưu, ban hành văn bản pháp luật về quy hoạch
20:14' - 01/04/2025
Thanh tra Chính phủ đã ban hành Kết luận thanh tra số 81/KL-TTCP ngày 18/3/2025 thanh tra trách nhiệm quản lý nhà nước về quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng của Bộ Xây dựng.
-
Bất động sản
Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất
18:39' - 01/04/2025
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 75/2025/NĐ-CP ngày 1/4/2025 quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 171/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội.