Hướng đi trong chính sách đối ngoại của Canada
Lawrence Herman, một cựu cán bộ ngoại giao của Canada, hiện đang làm việc trong lĩnh vực luật thương mại quốc tế tại Herman & Associates, đã nhận định về chính sách đối ngoại của Canada trong một bài viết mới đây đăng trên tờ Globe & Mail.
Kể từ sau Thế chiến II, chính sách đối ngoại của Canada được xây dựng trên ba trụ cột chính: thứ nhất, duy trì mối quan hệ tốt với Mỹ; thứ hai, trung thành với hệ thống Liên hợp quốc-Bretton Woods (các thể chế đa phương được thành lập sau chiến tranh); và thứ ba, dựa trên các thỏa thuận và liên minh với các nền dân chủ tự do của phương Tây, bao gồm các đối tác trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).Mối quan hệ mang tính nòng cốt của Canada với Mỹ đang ngày càng gượng gạo, mặc dù Canada, Mỹ và Mexico đã đạt được thỏa thuận trên nguyên tắc về việc thay thế Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA).Đặc biệt, năm 2018 đã kết thúc bằng cuộc khẩu chiến giữa Canada với Trung Quốc sau khi Ottawa theo yêu cầu của Mỹ đã tiến hành bắt giữ Giám đốc Tài chính (CFO) của tập đoàn công nghệ Huawei, người đang đối mặt với nguy cơ bị dẫn độ sang Mỹ.Sau đó, Trung Quốc đã bắt giữ cựu cán bộ ngoại giao Michael Kovrig và doanh nhân Michael Spavor - động thái mà giới quan sát tin rằng là để trả đũa vụ Ottawa bắt CFO của Huawei. Mối quan hệ giữa Ottawa với Washington và Bắc Kinh hiện được cho hai thách thức khó khăn nhất trong chính sách đối ngoại của Canada.Việc Crimea sáp nhập vào Nga và phản ứng của Canada đã khiến mối quan hệ giữa Moskva và Ottawa trở nên lạnh giá nhất kể từ thời Liên Xô tan rã. Ngoại trưởng Canada Chrystia Freeland bị cấm nhập cảnh vào Nga, một “sự kiện” chưa từng có tiền lệ.Tiếp đó là những khó khăn với Saudi Arabia, khi Ngoại trưởng Freeland đăng dòng tweet đề nghị Saudi Arabia thả tự do ngay lập tức đối với hai người bất đồng chính kiến với Riyadh.Mặc dù Canada có lý do để chỉ trích tình trạng không tôn trọng nhân quyền tại Saudi Arabia, Riyadh đã phản ứng bằng cách trục xuất Đại sứ Canada và tuyên bố vị đại sứ này không được chính phủ Saudi Arabia chấp thuận – một hành động được đánh giá là cực đoan nhất hướng tới việc tuyệt giao giữa hai nước.
Và trong bối cảnh Canada không có quan hệ chính trị với Iran (Chính phủ Canada thời Thủ tướng Stephen Harper đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Iran năm 2012), Canada hiện đã “đóng băng” quan hệ với hai quốc gia có ảnh hưởng nhất tại khu vực Trung Đông. Tình trạng này làm suy yếu nghiêm trọng chính sách của Canada đối với toàn khu vực.Trong khi đó, hố sâu ngăn cách về chính trị giữa Canada với các nước Đông Âu tiếp tục rộng hơn. Các quốc gia như Hungary và Ba Lan đang chứng kiến sự trỗi dậy của các chính phủ dân túy cánh hữu. Và tình trạng thiếu tôn trọng những giá trị dân chủ tại Thổ Nhĩ Kỳ đã làm suy yếu ảnh hưởng của Canada đối với một đối tác quan trọng trong khu vực và một nước đồng minh NATO.Thêm vào đó, tình trạng rối ren trên chính trường tại Vương quốc Anh, Pháp và Đức (ba đồng minh quan trọng đối với Canada) đã dẫn đến những tình thế phức tạp trong chính sách đối ngoại theo một cách khác, khi ba nước này đang phải dồn sức xử lý các vấn đề nội bộ, khiến liên minh không chính thức này (vốn vững mạnh và nhiều triển vọng khi Thủ tướng Justin Trudeau lên nắm quyền năm 2015) nay đã trở nên lỏng lẻo hơn.Những đổi thay trong môi trường quốc tế khiến Canada phải vật lộn để tìm hướng đi trong một thế giới đang rạn nứt, nơi các mối quan hệ cũ, nhưng quy tắc,... đã suy yếu hoặc không còn nữa.Tình hình lại càng tồi tệ hơn khi xuất hiện những thay đổi lớn trên mặt trận đa phương, như việc Mỹ rút khỏi vị trí lãnh đạo toàn cầu trong Liên hợp quốc, quay lưng với Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu, cũng như việc chính quyền Mỹ mở cuộc tấn công vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Kết quả là Canada cảm thấy mất mát nhiều trong những liên minh đã tồn tại lâu.
Trong năm 2019, mọi việc dường như khá chông chênh, thậm chí có thể tồi tệ đi. Nước Mỹ, theo quan điểm của ông Lawrence Herman, sẽ tiếp tục là một đồng minh khó có thể tin cậy, đặc biệt là về thương mại. Những nỗ lực của Ottawa nhằm thuyết phục Mỹ dỡ bỏ thuế đánh vào nhôm, thép của Canada vẫn chưa có kết quả. Mỹ vẫn "gây khó" đối với gỗ xẻ mềm hay các sản phẩm thép của Canada.Hiện nay, việc xây dựng một khuôn khổ chiến lược mới trong môi trường nhiều biến động và không thuận lợi sẽ một thử thách lớn với Canada, khi năm 2019 báo hiệu sẽ có nhiều giông tố./.- Từ khóa :
- canada
- nafta
- mỹ
- trung quốc
- chính sách đối ngoại
- huawei
- iran
- nga
- trung đông
- châu âu
- nato
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Trung Quốc khuyến cáo người dân không nên tới Canada
20:45' - 15/01/2019
Ngày 15/1, Trung Quốc đã ban hành khuyến cáo đi lại tới Canada, trong đó cảnh báo người dân về "những nguy cơ đã được đánh giá một cách đầy đủ" và cần thận trọng khi tới quốc gia Bắc Mỹ này.
-
Doanh nghiệp
Huawei Canada không cho phép sử dụng mạng lưới để do thám
09:16' - 12/01/2019
Huawei Canada khẳng định hãng phục vụ các khách hàng, đối tác Canada, tuân thủ luật pháp Canada, và Chính phủ Trung Quốc không thể tiếp cận mạng lưới không dây sử dụng công nghệ của hãng.
-
Kinh tế Thế giới
Canada trải qua nhiều thách thức trong năm 2018
05:30' - 01/01/2019
Năm 2018 được giới quan sát Canada đánh giá là một năm nhiều thách thức với Chính phủ Thủ tướng Justin Trudeau trên một loạt bình diện, từ kinh tế, thương mại, đến các chính sách đối nội, đối ngoại.
-
Kinh tế Thế giới
"Phép thử" mới cho quan hệ Canada-Trung Quốc
17:30' - 27/12/2018
Một công dân Canada sẽ bị xét xử tại tòa án tỉnh Liêu Ninh ngày 29/12 tới về tội buôn lậu ma túy. Giới quan sát nhận định đây là một "phép thử" nữa cho mối quan hệ Canada-Trung Quốc.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Elon Musk tuyên bố thành lập đảng mới ở Mỹ
10:45'
Theo ông Musk, đảng mới sẽ tập trung vào một số ghế tại Thượng viện và từ 8 - 10 khu vực Hạ viện để có thể tạo ra ảnh hưởng thực chất trong Quốc hội.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
08:23'
Loạt sự kiện thế giới nổi bật đầu tháng 7/2025 cho thấy nhiều chuyển biến đáng chú ý trên các mặt kinh tế, môi trường và chính sách toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Á - ASEAN: Mảnh ghép chiến lược trong định hướng hợp tác mới của Mercosur
12:27' - 05/07/2025
ASEAN, với vị thế là một trong những trung tâm sản xuất, tiêu thụ và đổi mới công nghệ của thế giới, đang nổi lên như một đối tác tiềm năng trong chiến lược mở rộng hợp tác của Mercosur.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều quốc gia dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu thịt gà Brazil
09:30' - 05/07/2025
Brazil thông báo 7 quốc gia đã chính thức dỡ bỏ các hạn chế nhập khẩu thịt gà từ Brazil.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
07:48' - 05/07/2025
Dự cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện trị giá 4.500 tỷ USD là gói chính sách trong nhiệm kỳ thứ hai mang tính biểu tượng của Tổng thống Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan chưa đạt được thỏa thuận về thuế quan với Mỹ
07:38' - 05/07/2025
Thái Lan vẫn chưa hoàn tất đàm phán với Mỹ về thuế đối ứng, song đã có được “những hiểu biết giá trị” để định hướng việc soạn thảo một đề xuất sửa đổi.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đề xuất áp thuế đối ứng đối với thuế ô tô của Mỹ tại WTO
07:34' - 05/07/2025
Ấn Độ đã đệ trình lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đề xuất áp thuế đối ứng đối với các thuế quan mà Mỹ áp dụng đối với ô tô và một số linh kiện ô tô.
-
Kinh tế Thế giới
Hàng không châu Âu rối loạn do hoạt động đình công
16:47' - 04/07/2025
Các cuộc đình công tại châu Âu đang gây rối loạn hoạt động hàng không tại khu vực này khiến nhiều chuyến bay bị hoãn hoặc hủy vào đúng mùa cao điểm du lịch.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Trung Quốc khẳng định giải pháp đối thoại và hợp tác
16:46' - 04/07/2025
Ngày 4/7, Bộ Thương mại Trung Quốc khẳng định đối thoại và hợp tác là con đường đúng đắn trong thảo luận thuế quan với Mỹ.