IEA: Nhu cầu dầu thế giới sẽ tăng ở mức kỷ lục 5,7 triệu thùng/ngày
Theo dự báo mới nhất của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), đại dịch COVID-19 sẽ giáng một đòn mạnh vào kinh tế toàn cầu, bao gồm cả nhu cầu dầu mỏ trong năm nay, nhưng việc cắt giảm nguồn cung của các nước sản xuất dầu mỏ cộng với nhu cầu tăng trở lại ở mức kỷ lục vào năm tới sẽ giúp cân bằng lại thị trường.
Báo cáo tình hình thị trường dầu mỏ hàng tháng công bố ngày 16/6 của IEA cho rằng, nhu cầu dầu mỏ thế giới sẽ giảm 8,1 triệu thùng/ngày trong năm nay, thấp hơn một chút so với dự báo hồi tháng trước, nhưng nhu cầu trong năm 2021 sẽ bật tăng trở lại ở mức kỷ lục 5,7 triệu thùng/ngày.
Báo cáo của IEA nhận định nền kinh tế toàn cầu đã phần nào phục hồi trong mấy tuần vừa qua sau một thời gian phong tỏa vì đại dịch COVID-19 cũng đã bắt đầu giúp nhu cầu dầu thô phục hồi.
Hồi tháng Tư, nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc đã trở lại gần bằng con số của một năm trước đó và nhu cầu dầu của Ấn Độ cũng tăng lên trong tháng Năm.
IEA đánh giá rằng nếu xu hướng phục hồi này tiếp tục trong những tháng tới và các nước sản xuất dầu chủ chốt vẫn kiên định với kế hoạch cắt giảm sản lượng của họ, thì thị trường sẽ phát triển khá ổn định từ nay cho tới cuối năm 2020, IEA nhận định.
IEA cho rằng mặc dù Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất liên minh đã quyết định tiếp tục cắt giảm sản lượng đến hết tháng Bảy nhằm đẩy nhanh tiến trình cân bằng lại thị trường dầu mỏ, thế giới không thể lơ là với những nguy cơ bất ổn, bất định có thể xảy ra bất cứ lúc nào và lập tức gây ảnh hưởng tới thị trường.
Hiện nay, giá dầu thô Biển Bắc Brent giao tháng 7/2020 đã tăng 2,4% lên 39,72 USD/thùng và dầu West Texas Intermediate (WTI) giao cùng kỳ hạn cũng tăng 2,4 % lên 37.12 USD/thùng. Giá cả hai loại dầu này đều đã tăng hơn 20% trong tháng vừa qua, mặc dù vẫn còn ở mức khá thấp.
IEA cũng đã điều chỉnh một số dữ liệu dự báo trong báo cáo tháng Sáu cho phù hợp với dự báo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) rằng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu năm nay sẽ giảm 6% nhưng sẽ tăng trở lại khoảng 5,2% trong năm 2021.
Ảnh hưởng hết sức tồi tệ của tình trạng phong tỏa ở nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới đã khiến IEA phải trích dẫn lại dữ liệu của một cơ quan nghiên cứu của Pháp cho rằng ngành vận tải mang lại giá trị gia tăng trên toàn cầu đã bị thiệt hại nặng nề trong thời gian cách ly, trong khi ngành này tiêu thụ tới một nửa tổng cầu dầu trên toàn thế giới. Ngành chế tạo, vốn chiếm khoảng 1/4 nhu cầu năng lượng toàn cầu, cũng bi ảnh hưởng rất lớn.
Mặc dù mức giảm nhu cầu dầu trong thời gian phong tỏa đỡ hơn dự tính ban đầu, nhưng IEA vẫn phải hạ dự báo nhu cầu dầu thường niên của mình xuống thêm 500.000 thùng/ngày so với dự báo hồi tháng trước.
Giám đốc điều hành IEA, ông Fatih Birol, nhận định nếu không tính tới lượng cầu nhiên liệu dùng cho máy bay, nhu cầu dầu toàn cầu có thể trở lại mức như trước khi xảy ra khủng hoảng vào giữa năm 2021,
Phát biểu với tờ Wall Street Journal ngày 16/6, ông Birol cho rằng nếu thế giới tìm ra giải pháp đối phó với dịch COVID-19 để người dân tiếp tục đi lại bằng đường không, từ đó giúp nền kinh tế phục hồi, thì nhu cầu dầu mỏ sẽ sớm tăng trở lại ở mức như trước khi cuộc khủng hoảng COVID-19 xảy ra. Tuy nhiên, để trở lại mức đó, thế giới cũng phải đợi ít nhất đến năm 2023.
Tình trạng tê liệt của ngành hàng không đã khiến nhu cầu đối với nhiên liệu máy bay và dầu hỏa giảm 3 triệu thùng/ngày trong năm 2020 và IEA nhận định nhu cầu đối với loại năng lượng này sẽ tăng khoảng 1 triệu thùng/ngày vào năm 2021, dù vẫn mức thấp hơn mức trước khủng hoảng.
Theo IEA, nhu cầu nhiên liệu sụt giảm mạnh trong khi lượng dầu tồn kho quá nhiều đã khiến các công ty lọc dầu điêu đứng, và sản lượng dự kiến sẽ giảm 5,4 triệu thùng/ngày trong năm 2020. Tuy nhiên, IEA vẫn lạc quan cho rằng ngành dầu mỏ sẽ phục hồi lại vào mùa Thu năm tới./.
Tin liên quan
-
DN cần biết
IEA: Nhu cầu dầu thế giới sẽ giảm kỷ lục trong năm 2020 do dịch COVID-19
19:09' - 15/04/2020
Theo IEA, nhu cầu dầu toàn cầu sẽ giảm kỷ lục trong năm 2020 do các biện pháp phong tỏa ở nhiều quốc gia nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Khả năng nhu cầu dầu mỏ thế giới giảm kỷ lục
06:30' - 19/03/2020
Nhu cầu dầu mỏ trên toàn cầu hiện đang hướng đến sự sụt giảm lớn nhất tính theo năm, giữa bối cảnh nhiều quốc gia áp đặt lệnh cấm du lịch để chống lại sự lây lan của virus SARS-CoV-2.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Thị trường nông sản thế giới: Nhu cầu đối với gạo Ấn Độ tăng mạnh
20:10' - 02/07/2022
Nhu cầu đối với gạo Ấn Độ tăng mạnh trong tuần này do đồng rupee giảm, khiến gạo Ấn Độ trở nên hấp dẫn hơn so với gạo của Thái Lan và Việt Nam.
-
Thị trường
Mỹ áp thuế 570 mặt hàng nhập khẩu từ Nga
09:31' - 02/07/2022
Nhà Trắng ngày 1/7 cho biết danh mục 570 mặt hàng của Nga bị áp thuế nhập khẩu 35% không bao gồm titanium, palladium và một số loại nhôm.
-
Thị trường
Niềm tin người tiêu dùng tại Mỹ giảm chưa từng thấy
08:32' - 02/07/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Tổ chức Conference Board cho biết chỉ số niềm tin của người tiêu dùng Mỹ trong tháng 6 này là 98,7 điểm, giảm 4,5 điểm từ mức 103,2 điểm trong tháng trước đó.
-
Thị trường
Từ 1/7, chanh leo được xuất khẩu sang Trung Quốc
20:07' - 01/07/2022
Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa có văn bản đồng ý nhập khẩu thí điểm chanh leo Việt Nam bắt đầu từ ngày 1/7.
-
Thị trường
Hàng Việt Nam ở Nhật Bản ngày càng đa dạng về chủng loại
16:03' - 01/07/2022
Ngày 1/7, Tuần hàng Việt Nam tại AEON đã khai mạc ở tất cả các siêu thị và cửa hàng bán lẻ thuộc hệ thống AEON tại Nhật Bản, thu hút đông đảo người dân Nhật Bản và người Việt Nam đang sinh sống ở đây.
-
Thị trường
Xuất khẩu thuỷ sản quý II vượt mốc 3,2 tỷ USD
15:52' - 01/07/2022
Quý II/2022, xuất khẩu thủy sản của cả nước đã ghi nhận doanh số trên 3,2 tỷ USD, tăng gần 36% so với 2,4 tỷ USD cùng kỳ năm trước.
-
Thị trường
Trưng bày truyền thống dấu ấn quản lý thị trường
15:46' - 01/07/2022
Từ 1-6/7, tại 62 Tràng Tiền (Hà Nội), phòng trưng bày truyền thống với chủ đề “Dấu ấn Quản lý thị trường” chính thức mở cửa giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển của quản lý thị trường.
-
Thị trường
Hàn Quốc cảnh báo phí nhiên liệu sẽ tăng cao trong quý III/2022
15:12' - 01/07/2022
Cùng với giá điện, giá gas sinh hoạt ở Hàn Quốc cũng tăng thêm 1,11 won/MJ (mega jun), tương đương 7% kể từ ngày 1/7.
-
Thị trường
Giá xăng, dầu giảm hơn 400 đồng/lít
15:03' - 01/07/2022
Giá xăng RON 95 tại kỳ điều chỉnh lần này đã giảm 110 đồng/lít, về mức 32.763 đồng mỗi lít; xăng E5 RON 92 giảm 411 đồng/lít