IMF cần xây dựng quỹ hỗ trợ các nước nâng cao năng lực chống chịu dịch COVID-19
Lực lượng đặc trách về khí hậu, phát triển và các vấn đề của IMF đã đưa ra khuyến nghị trên trong cuộc họp nhằm hỗ trợ các Bộ trưởng tài chính của Nhóm liên chính phủ bao gồm các quốc gia đang phát triển (G24) và Nhóm 20 nước dễ bị tổn thương nhất vì biến đổi khí hậu (V20).
Trong suốt nhiều tháng qua, giới chức IMF đã nỗ lực tập hợp sự ủng hộ cho Quỹ Bền vững và khả năng chống chịu (RST) mới, theo đó các nước thành viên có thể sử dụng để quyên góp hoặc cho mượn khoản tiền được phân bổ của mình trong mức phân bổ SDR mới trị giá 650 tỷ USD trên cho các nước thu nhập thấp và trung bình như giải pháp thay thế cho Quỹ Tăng trưởng và Giảm nghèo, vốn chỉ dành cho các quốc gia nghèo nhất thế giới.
Vấn đề này sẽ là chủ đề hàng đầu khi các nước thành viên IMF nhóm họp trong cuộc họp mùa Thu trong tháng này, nhưng một số nước đã miễn cưỡng ủng hộ RST, cho rằng điều này sẽ vượt ra ngoài phạm vi của IMF.
Lực lượng đặc trách về khí hậu, phát triển và các vấn đề của IMF đã công bố báo cáo cho thấy thiệt hại toàn cầu do các hiện tượng thời tiết cực đoan gây ra đã lên tới hơn 6.000 tỷ USD trong 2 thập niên qua và ước tính sẽ lên tới 298 tỷ USD vào năm 2021.
Nhóm trên kêu gọi sự ủng hộ dành cho RST, nhấn mạnh IMF có vai trò rất quan trọng để hỗ trợ các quốc gia ứng phó hiệu quả hơn với tình trạng biến đổi khí hậu.
Theo các chuyên gia này, IMF đã đóng "vai trò trung tâm trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế toàn cầu ít phát thải carbon và có sức chống chịu, phục hồi".
Việc đảm bảo và chuyển mức phân bổ SDR mới vào RST có thể là một phần thiết yếu giúp tăng cường năng lực tài chính dành cho khí hậu và phát triển tại thị trường mới nổi và các quốc gia đang phát triển.
Nhóm chuyên gia cũng nhận định ngay cả trước khi xảy ra đại dịch COVID-19, các chuyên gia đã ước tính rằng thị trường và các nền kinh tế đang phát triển cần dành ít nhất 2% GDP để đáp ứng các mục tiêu khí hậu mỗi năm cho đến năm 2030, song đại dịch đã làm phức tạp thêm tình hình với khi các nước phải hứng chịu gánh nặng nợ gia tăng và chi phí đi vay cao hơn.
Để hỗ trợ các quốc gia đạt được nền kinh tế có lượng phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, RST nên cung cấp các lựa chọn tài chính ngắn hạn lẫn dài hạn, đồng thời giúp các quốc gia ứng phó tốt hơn với những cú sốc khí hậu mà không phải chịu mức nợ tăng mạnh.
IMF cũng có thể hỗ trợ bằng cách khuyến khích các nước dành một khoản tài chính cho ứng phó với các nguy cơ liên quan đến khí hậu trong quá trình hoạch định ngân sách.
Nhóm chuyên gia cũng hoan nghênh cam kết mà Nhóm Các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đưa ra hồi tháng 6 vừa qua, theo đó huy động khoảng 100 tỷ USD mỗi năm, từ các nguồn công và tư nhân, để hỗ trợ các nước có nhu cầu, song nhấn mạnh vẫn cần phải huy động thêm nguồn tài chính.
Hồi tháng 8 vừa qua, IMF đã thông báo quyết định về mức phân bổ chung mới dành cho SDR trị giá 650 tỷ USD bắt đầu có hiệu lực. Đây được cho là khoản phân bổ lớn nhất trong lịch sử IMF nhằm hỗ trợ các quốc gia hồi phục sau đại dịch.
Theo IMF, SDR sẽ được phân bổ cho các quốc gia theo tỷ lệ bảo hiểm phân ngạch hiện hành của mỗi nước. Khoảng 275 tỷ USD của quỹ sẽ được phân bổ cho các nền kinh tế mới nổi hoặc đang phát triển. Trong số này, khoảng 21 tỷ USD sẽ được phân bổ cho các quốc gia thu nhập thấp.
SDR, quỹ dự trữ quốc tế, được IMF thành lập từ năm 1969 để bổ sung dự trữ chính thức của các quốc gia thành viên.
Đến nay IMF đã phân bổ 204,2 tỷ SDR (tương đương 293 tỷ USD) cho các nước thành viên, trong đó 182,6 tỷ SDR được phân bổ vào năm 2009 sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Rổ tiền tệ của SDR gồm đồng USD, đồng euro, đồng yen Nhật Bản, đồng bảng Anh và nhân dân tệ của Trung Quốc./.
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Thâm hụt ngân sách của Mỹ cao thứ 2 trong lịch sử
08:08' - 23/10/2021
Thâm hụt ngân sách liên bang của Mỹ trong tài khóa 2021 là 2,8 nghìn tỷ USD, mức cao thứ 2 trong lịch sử và chỉ thấp hơn 360 tỷ USD so với tài khóa trước đó.
-
Tài chính & Ngân hàng
BoE sắp nâng lãi suất lên 0,25%
07:13' - 23/10/2021
Thống đốc Ngân hàng trung ương Anh (BoE) Andrew Bailey mới đây đã phát đi tín hiệu rằng BoE sắp nâng lãi suất.
-
Tài chính & Ngân hàng
Sắp có hãng hàng không chấp nhận thanh toán bằng bitcoin
10:24' - 21/10/2021
Volaris, một trong những hãng hàng không lớn của Mexico, sẽ chấp thuận thanh toán bằng đồng tiền điện tử bitcoin tại El Salvador, sau khi khai trương chi nhánh tại quốc gia Trung Mỹ này.
-
Tài chính & Ngân hàng
Cuba đạt được thỏa thuận hoãn thanh toán nợ với Câu lạc bộ Paris
09:17' - 21/10/2021
Chính phủ Cuba sẽ nối lại việc thanh toán nợ cho các nước phương Tây vào năm 2022 và có sự điều chỉnh về lịch trình thanh toán.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Mở đường cho dòng vốn quốc tế vào thị trường Việt Nam
15:23'
Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc khẳng định cam kết mạnh mẽ của Chính phủ trong việc đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước.
-
Tài chính & Ngân hàng
Mỹ gia hạn cấp phép một số giao dịch với Ngân hàng Trung ương Nga
07:18'
Ngày 8/7, Bộ Tài chính Mỹ thông báo đã cấp giấy phép chung mới, gia hạn một số giao dịch hành chính với Ngân hàng Trung ương Nga đến ngày 9/10 tới.
-
Tài chính & Ngân hàng
IMF kêu gọi cải cách khung đánh giá nợ để hỗ trợ châu Phi
15:51' - 08/07/2025
IMF khuyến nghị cần cải cách khung đánh giá nợ để phù hợp với bối cảnh hiện tại, đồng thời tăng cường hỗ trợ quốc tế nhằm giúp châu Phi vượt qua khó khăn kinh tế và duy trì phát triển bền vững.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tiếp tục giảm lãi suất, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế cuối năm
12:32' - 08/07/2025
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chỉ đạo các TCTD tiết giảm chi phí hoạt động, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và các giải pháp khác để giảm lãi suất cho vay.
-
Tài chính & Ngân hàng
Hạn chót thuế quan cận kề gây áp lực lớn lên đồng USD
14:36' - 07/07/2025
Trong phiên giao dịch châu Á, đồng euro giảm 0,1% xuống 1,1773 USD đổi 1 euro, không xa mức đỉnh kể từ tháng 9/2021 là 1,1829 USD đạt được trong phiên 1/7.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nhật Bản: Tỷ lệ tiền mới trong lưu thông chưa đến 30% sau 1 năm phát hành
12:12' - 07/07/2025
Tính đến cuối tháng 5/2025, trong khoảng 16 tỷ tờ tiền giấy đang lưu hành, hiện chỉ có 5 tỷ tờ tiền giấy mới, đạt tỷ lệ 28,8%.
-
Tài chính & Ngân hàng
Hàn Quốc công bố ngân sách bổ sung kích thích tiêu dùng nội địa
07:37' - 07/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, ngân sách bổ sung của Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc tập trung vào ba lĩnh vực để hỗ trợ phục hồi kinh tế và đầu tư vào thực phẩm trong tương lai.
-
Tài chính & Ngân hàng
Công điện của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa
13:39' - 06/07/2025
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo dõi sát diễn biến, tình hình kinh tế thế giới, trong nước để điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả.
-
Tài chính & Ngân hàng
BRICS lần đầu thông qua đề xuất chung về cải cách IMF
12:57' - 06/07/2025
Đây là lần đầu tiên nhóm BRICS - hiện đã mở rộng từ 5 lên 11 quốc gia thành viên - đạt đồng thuận về lập trường thống nhất chung trong vấn đề cải cách IMF.