IMF: COVID-19 gây suy thoái trọng hơn khủng hoảng tài chính năm 2008-2009
Phát biểu tại cuộc họp báo chung trực tuyến với Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 3/4, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva nhận định đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã khiến kinh tế toàn cầu rơi vào đình trệ và hiện suy thoái với mức độ nghiêm trọng hơn trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008-2009.
Bà Georgieva kêu gọi các nền kinh tế phát triển tăng cường những nỗ lực trợ giúp các thị trường mới nổi và các quốc gia đang phát triển ứng phó với những tác động về kinh tế và sức khỏe cộng đồng do đại dịch.Các thị trường mới nổi và các nước đang phát triển đã chịu ảnh hưởng lớn trong cuộc khủng hoảng này. 90 tỷ USD tiền đầu tư đã bị rút ra khỏi các thị trường mới nổi, lớn hơn nhiều so với mức thoái vốn trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu một thập niên trước. Một số nước cũng điêu đứng vì giá hàng hóa giảm mạnh.
Bà Georgieva cho biết, IMF đang cùng với Ngân hàng Thế giới (WB) và WHO đưa ra kêu gọi đối với Trung Quốc và các nước chủ nợ khác dừng thu hồi nợ của các nước nghèo trong ít nhất là một năm cho đến khi đại dịch lắng xuống.Bà nói Trung Quốc đã cho thấy thiện chí trong vấn đề này và IMF sẽ đưa ra một đề xuất cụ thể trong những tuần tới với các nước chủ nợ trong Câu lạc bộ Paris, Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) và WB tại các hội nghị mùa Xuân sẽ diễn ra trực tuyến trong khoảng hai tuần.
Trong khi đó, Chủ tịch WB David Malpass cũng nhắc lại đánh giá cho rằng sau những tác động về y tế, đại dịch COVID-19 sẽ gây ra một cuộc suy thoái toàn cầu nghiêm trọng.Ông nói việc dừng thanh toán nợ có thể bắt đầu từ ngày 1/5, giúp các nước nghèo có thêm thanh khoản để chiến đấu chống đại dịch và trong giai đoạn giãn nợ, WB và IMF có thể đánh giá tính bền vững về nợ của các nước này và sự cần thiết phải giảm nợ từ phía các chủ nợ chính thức và chủ nợ thương mại.
Hơn 90 quốc gia, chiếm gần một nửa trong tổng số 189 nước thành viên IMF, đã đề nghị viện trợ khẩn cấp từ tổ chức này để ứng phó với đại dịch. IMF và WHO đã kêu gọi sử dụng viện trợ khẩn cấp chủ yếu để tăng cường các hệ thống y tế, trả lương cho y, bác sỹ và để mua thiết bị bảo hộ. Bà Georgieva cho biết, IMF sẵn sàng sử dụng quỹ dự phòng chiến tranh 1.000 tỷ USD nếu cần. Hiện hơn 1 triệu người trên toàn cầu nhiễm COVID-19 và hơn 53.000 người đã tử vong./.Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
IMF: Một số hệ thống ngân hàng có thể phải tái cấu trúc trong kịch bản tồi tệ nhất
12:03' - 01/04/2020
Trong một kịch bản “cực kỳ bất lợi”, Giám đốc bộ phận thị trường tiền tệ và thị trường vốn của IMF lưu ý một số ngân hàng có thể bị thiếu vốn.
-
Tài chính
IMF cân nhắc tăng gấp đôi viện trợ khẩn cấp cho các nước nghèo
20:20' - 27/03/2020
IMF sẽ cân nhắc tăng gấp đôi viện trợ khẩn cấp nhằm hỗ trợ các nước nghèo và thu nhập thấp ứng phó với dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
-
Ngân hàng
WB và IMF kêu gọi G20 giảm nợ cho các nước nghèo nhất
13:06' - 26/03/2020
IMF và WB tin tưởng rằng giờ là lúc "khẩn cấp" phải đưa ra và nâng cao nhận thức toàn cầu về giảm nợ cho các nước đang phát triển, cũng như gửi đi một thông điệp mạnh mẽ tới các thị trường tài chính.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Nhóm Bộ tứ (Quad) thúc đẩy hợp tác chuỗi cung ứng khoáng sản
12:01'
Ngày 1/7, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã tiếp đón những người đồng cấp từ Australia, Ấn Độ và Nhật Bản đến thủ đô Washington để họp nhóm Bộ tứ (Quad).
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ khẳng định không gia hạn thời gian tạm hoãn áp thuế
11:27'
Ngày 1/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố không gia hạn thời gian tạm hoãn áp thuế với các nước, trong đó có Nhật Bản.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên mở cửa khu du lịch ven biển để thu hút ngoại tệ
10:17'
Triều Tiên đã mở cửa khu du lịch Wonsan Kalma quy mô lớn ở bờ biển phía Đông nước này, một động thái được kỳ vọng sẽ vực dậy ngành du lịch và thu hút nguồn ngoại tệ.
-
Kinh tế Thế giới
Giảm phát thải carbon mở ra cơ hội đầu tư lớn cho ngành công nghiệp toàn cầu
09:56'
Giảm phát thải carbon và công nghệ lưu trữ carbon đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của các ngành công nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực dầu khí.
-
Kinh tế Thế giới
Điện Mặt trời của Trung Quốc chiếm gần 30% cơ cấu nguồn điện cả nước
09:29'
Tổng công suất lắp đặt điện Mặt trời của Trung Quốc hiện tại đã vượt mốc 1 tỷ kW, chiếm gần 30% tổng công suất lắp đặt điện trên cả nước.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ có thể thiệt hại kinh tế lớn nếu đàm phán thuế quan thất bại
09:18'
Theo Báo cáo của Văn phòng Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) tại New York, nếu các quốc gia trả đũa việc Mỹ tăng thuế quan thì rất có khả năng Washington sẽ trở thành bên chịu tổn thất lớn nhất.
-
Kinh tế Thế giới
Cựu Tổng thống Hàn Quốc bị triệu tập thẩm vấn lần cuối liên quan đến lệnh thiết quân luật
18:13' - 01/07/2025
Theo hãng tin Yonhap, Công tố viên đặc biệt Cho Eun Suk ngày 1/7 đã ra lệnh triệu tập cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol để thẩm vấn liên quan đến việc ban bố thiết quân luật vào tháng 12 năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ có thể áp thuế cao hơn nếu Nhật Bản không nhập khẩu gạo
16:54' - 01/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết sẽ gửi thư cho Tokyo thông báo mức thuế mới, chỉ vài ngày trước thời hạn các mức thuế cao hơn được tái áp đặt với hàng chục đối tác thương mại, trong đó có Nhật Bản
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu
15:06' - 01/07/2025
Hàn Quốc đang giảm dần sự phụ thuộc vào Mỹ và Trung Quốc đại lục, tăng dần tỷ trọng xuất khẩu sang Đài Loan (Trung Quốc), Việt Nam...