IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Trong Báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới được công bố ngày 9/10, với tốc độ tăng trưởng thương mại có xu hướng chậm lại do cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, IMF đã hạ dự báo triển vọng đối với tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu xuống mức 3,7% trong năm nay và 2019.
Trong giai đoạn 2022 - 2023, con số này sẽ giảm xuống còn 3,6%. Trong khi đó, tăng trưởng thương mại toàn cầu được dự báo sẽ là 4,2% trong năm nay, thấp hơn gần 1% so với dự báo hồi tháng 4 vừa qua.
Đối với năm tới, thương mại toàn cầu dự báo sẽ chỉ tăng trưởng ở mức 4%, thấp hơn 0,5% so với ước tính trước đó.
IMF đặc biệt cảnh báo những rủi ro vốn được từng được nêu bật trong các báo cáo trước đó "đang ngày càng trở nên rõ rệt hay đã hiện thực hóa một phần" trong thế giới thực.
Theo báo cáo, căng thẳng thương mại leo thang là một thách thức lớn đối với nền kinh tế thế giới khi "những tuyên bố ủng hộ chủ nghĩa bảo hộ đang dần biến thành hành động".
Căng thẳng thương mại gia tăng xuất phát từ phía Mỹ đã kéo theo hàng loạt các biện pháp thuế "ăn miếng trả miếng" giữa các đối tác thương mại lớn, tác động không nhỏ tới Trung Quốc, các nền kinh tế châu Á và các quốc gia dễ bị tổn thương khác như Argentina, Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ.
IMF cảnh báo tình trạng bất ổn do tranh chấp thương mại gây ra có thể khiến các doanh nghiệp tạm ngừng hoặc chấm dứt rót vốn, khiến hoạt động đầu tư sụt giảm. Nếu điều này vẫn tiếp diễn, căng thẳng thương mại sẽ leo thang tới mức kéo theo những rủi ro mang tính hệ thống đối với nền kinh tế toàn cầu.
Do đó, thể chế tài chính này kêu gọi chính phủ các nước tập trung xây dựng các chính sách có thể chia sẻ những lợi ích tăng trưởng một cách rộng rãi hơn, cũng như giúp giải quyết tình trạng mất niềm tin ngày càng gia tăng đối với các thể chế.
IMF cũng nhấn mạnh cần có "các giải pháp mang tính phối hợp" nhằm đảm bảo tăng trưởng thương mại tiếp tục là một yếu tố then chốt để duy trì và giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Đối với các nền kinh tế cụ thể, báo cáo của IMF dự báo tăng trưởng GDP của Mỹ lần lượt đạt 2,9% và 2,5% trong năm nay và năm sau, và sẽ tiếp tục giảm xuống còn 1,8% trong năm 2020. Trong khi đó, tăng trưởng trung hạn có thể giảm dưới 1,4%.
Tuy nhiên, chính sách cắt giảm thuế và tiêu dùng gia tăng cũng đã thúc đẩy tăng trưởng, phần nào giúp bù đắp cho những tác động của xung đột thương mại, qua đó có thể khiến ngân hàng trung ương Mỹ tăng lãi suất nhanh hơn dự kiến.
Tuy nhiên, lộ trình tăng lãi suất cơ bản của Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) cũng gây sức ép đổi với các nền kinh tế thị trường mới nổi khi có thể làm bùng phát làn sóng thoái vốn đồng thời làm gia tăng chi phí vay mượn.
Mâu thuẫn thương mại với Mỹ cũng gây sức ép đối với Trung Quốc khi tăng trưởng của nền kinh tế thứ hai thế giới được dự báo sẽ giảm còn 6,6% trong năm nay và 6,2% trong năm tới, đều giảm 0,2% so với dự báo trước đó.
Tuy nhiên, các biện pháp kích thích kinh tế mà Bắc Kinh áp dụng có thể giúp giảm thiểu tác động tiêu cực của các biện pháp thuế quan.
Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc cũng được dự báo sẽ giảm dần xuống còn 5,6% trong bối cảnh chính phủ chuyển hướng sang "con đường tăng trưởng bền vững hơn" và tập trung giải quyết các rủi ro tài chính.
Trong khi đó, IMF cũng hạ mức tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản xuống còn 1,1% trong năm nay, giảm 0,1% so với ước tính hồi tháng 4, song vẫn duy trì mức dự báo 0,9% trong năm tới. Trong khi đó, tăng trưởng của nền kinh tế Ấn Độ được dự báo sẽ lần lượt đạt 7,3% và 7,4% trong năm nay và năm 2019.
Cũng theo IMF, bất ổn thương mại sẽ tác động đáng kể đối với 5 nước trong ASEAN gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam. Thể chế này duy trì mức dự báo tăng trưởng đối với các nước Đông Nam Á ở mức 5,3% trong năm nay, và giảm nhẹ xuống 5,2% trong năm tới.
Báo cáo của IMF cũng hạ dự báo tăng trưởng của Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong bối cảnh bất ổn thương mại và mối lo ngại xung quanh tiến trình Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) có nguy cơ gây thiệt hại đáng kể cho nền kinh tế châu Âu.
Cụ thể, IMF đánh giá tăng trưởng kinh tế Eurozone sẽ đạt 2% trong năm nay, thấp hơn 0,2% so với ước tính hồi tháng 7 vừa qua, và sẽ tiếp tục giảm xuống còn 1,9% trong năm tới.
Đối với kinh tế Đức, tăng trưởng của quốc gia này sẽ giảm còn 1,9% trong cả năm 2018 và 2019 do sự sụt giảm trong hoạt động xuất khẩu và sản xuất công nghiệp. Trong khi đó, nền kinh tế Pháp ước tính sẽ chỉ tăng trưởng ở mức 1,6% trong năm nay và năm tới.
Trong khi đó, với Anh, quốc gia không phải là thành viên Eurozone và sẽ rời EU từ tháng 3/2019, IMF dự báo tăng trưởng của nền kinh tế này sẽ lần lượt đạt 1,4% và 1,5% trong năm nay và năm tới./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam qua đánh giá của các chuyên gia quốc tế
20:40' - 08/10/2018
Các chuyên gia kinh tế quốc tế nhận định nền kinh tế Việt Nam vẫn đang tiến lên phía trước trong khi một số nền kinh tế châu Á đang phải vật lộn với khó khăn.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Nga ít phụ thuộc hơn vào giá dầu và trừng phạt của phương Tây
07:57' - 08/10/2018
Theo Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov, nền kinh tế Nga đã trở nên ít phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài như giá dầu mỏ và các biện pháp trừng phạt của phương Tây.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Mỹ đón nhận những tin vui
15:30' - 07/10/2018
Tuần vừa qua là một tuần đầy khởi sắc của kinh tế Mỹ, khi lần lượt đón nhận những tin vui.
-
Kinh tế Thế giới
Chuyên gia dự báo kinh tế toàn cầu sẽ suy giảm trong 2-3 năm tới
14:50' - 06/10/2018
Mặc dù ghi nhận sự phục hồi dần dần trong thập kỷ trước, song nhiều khả năng kinh tế toàn cầu sẽ suy giảm trong 2-3 năm tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07'
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05'
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05'
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49'
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này
-
Kinh tế Thế giới
10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
09:25' - 24/11/2024
Giá vàng thế giới tăng mạnh nhất gần hai năm qua, đồng bitcoin tăng giá khoảng 130%, đồng USD áp sát mức cao nhất trong 13 tháng... là trong những sự kiện kinh tế thế giới nổi bật trong tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39' - 23/11/2024
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46' - 23/11/2024
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.