Italy mở cửa trở lại cho du khách châu Âu
Ngày 2/6, Hy Lạp thông báo tạm ngừng các chuyến bay đến và đi từ Qatar cho đến ngày 15/6 sau khi phát hiện nhiều ca mắc COVID-19 trên một chuyến bay từ Doha tới Athens.
Cơ quan Bảo vệ dân sự Hy Lạp cho biết có 12 người trong số 91 hành khách trên chuyến bay của hãng hàng không Qatar Airways tới Hy Lạp vào ngày 1/6 có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2. Những người mắc bệnh sẽ được cách ly tại một khách sạn trong vòng 2 tuần.
Mùa du lịch chính thức ở Hy Lạp bắt đầu từ ngày 15/6, thời điểm các khách sạn hoạt động trong mùa sẽ được mở cửa trở lại và một số chuyến bay thường xuyên từ nước ngoài cũng được nối lại.
Tuy nhiên, các máy bay sẽ chỉ được bay đến Athens và thành phố Thessaloniki ở miền Bắc và chỉ từ những khu vực khác của châu Âu cũng như thế giới đã thoát khỏi thời điểm tồi tệ nhất của dịch bệnh. Các sân bay khác của Hy Lạp sẽ mở cửa trở lại từ 1/7.
Du lịch là một phần quan trọng trong nền kinh tế Hy Lạp khi đóng góp 20% sản lượng kinh tế của đất nước và các biện pháp phong tỏa được áp đặt vào tháng 3 vừa qua đã tác động nghiêm trọng đến nước này.
Hy Lạp ngày 2/6 đã ghi nhận thêm 19 ca nhiễm mới, bao gồm 12 người trên chuyến bay trên, nâng tổng số người mắc bệnh lên 2.937 trường hợp và 179 ca tử vong.
*Trong khi đó, Italy bắt đầu mở cửa trở lại cho du khách đến từ các nước châu Âu vào ngày 3/6, 3 tháng sau khi nước này áp đặt lệnh phong tỏa nhằm kiềm chế dịch bệnh lây lan.
Quyết định này nhằm hồi sinh ngành du lịch đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Italy khi mùa Hè bắt đầu. Du lịch đóng góp khoảng 13% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Italy.
Dự kiến, các chuyến bay quốc tế chỉ được nối lại tại 3 thành phố chính gồm Milan, Rome và Naples.
Italy là quốc gia châu Âu đầu tiên xuất hiện dịch COVID-19 và chịu ảnh hưởng nặng nề với hơn 33.000 ca tử vong.
Để ngăn chặn dịch bệnh, Italy đã áp đặt lệnh phong tỏa làm tê liệt nền kinh tế từ đầu tháng 3.
Tuy nhiên, Italy vẫn ghi nhận thêm hàng chục ca nhiễm mới mỗi ngày, đặc biệt là ở vùng Lombardy ở miền Bắc, do đó các chuyên gia cảnh báo rằng chính phủ có thể đang vội vàng trong việc cho phép đi lại giữa các khu vực và nước ngoài.
Dù có những động thái nhằm tái khởi động nền kinh tế nhưng nhiều nước vẫn đề cao cảnh giác với Italy. Thụy Sĩ cảnh báo công dân nếu đến Italy, họ sẽ phải thực hiện các biện pháp y tế phòng dịch khi trở về.
Thụy Sĩ sẽ mở cửa biên giới với Đức, Pháp và Áo từ ngày 15/6 tới những vẫn đóng cửa với Italy. Trong khi đó, Áo sẽ dỡ bỏ những hạn chế từ trung tuần tháng 6 này đối với Đức, Thụy Sĩ, CH Séc, Slovakia và Hungary nhưng ngược lại với Italy.
Các quốc gia khác như Bỉ và Anh vẫn khuyến cáo công dân không hoặc cấm tất cả các chuyến đi ra nước ngoài không cần thiết.
Ngoại trưởng Italy Luigi Di Maio cho rằng các nước không nên quay lưng lại với nước này. Ông sẽ đến Đức, Slovenia và Hy Lạp để thuyết phục họ rằng Italy là điểm đến an toàn với du khách nước ngoài.
Những người đến Italy từ các nước châu Âu sẽ không phải tự cách ly nếu gần đây họ không di chuyển từ khu vực khác ngoài châu Âu./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Pháp: Thủ đô Paris mở cửa trở lại quảng trường trước Nhà thờ Đức Bà
14:35' - 01/06/2020
Thị trưởng Pháp Anne Hidalgo nhấn mạnh quyết định như một "hình thức tái sinh" công trình 850 năm tuổi vì đây là "linh hồn của Paris".
-
Kinh tế Thế giới
Hy Lạp sẽ mở cửa sân bay cho nhiều chuyến bay EU từ 15/6
12:05' - 31/05/2020
Hy Lạp sẽ cho phép các chuyến bay chở khách đến từ nhiều điểm ở EU bao gồm cả Pháp được phép hạ cánh mà hành khách không phải tuân theo quy định cách ly nghiêm ngặt từ ngày 15/6.
-
Kinh tế Thế giới
Đức và Thụy Sĩ thông báo mở cửa biên giới từ 15/6
11:52' - 28/05/2020
Từ ngày 15/6 tới, Đức sẽ dỡ bỏ cảnh báo đi lại, đang áp dụng với 26 quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) để ngăn chặn dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 lây lan.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ thông báo đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam
21:57' - 02/07/2025
Tổng thống Trump viết: “Tôi vừa đạt được một thỏa thuận thương mại với Việt Nam. Các chi tiết sẽ được cung cấp sau!”
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Hàn Quốc lo ngại tác động từ thuế đối ứng sau ngày 9/7
17:59' - 02/07/2025
Hiện Hàn Quốc đang tiến hành đàm phán với Mỹ về chính sách thuế mới nhằm tránh mức thuế đối ứng 25% sẽ được áp dụng kể từ ngày 9/7, khi lệnh hoãn áp thuế hiện nay sẽ chính thức hết hạn sau 90 ngày.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia ưu tiên tăng sức đề kháng của nền kinh tế trong năm 2026
15:55' - 02/07/2025
Định hướng chính sách kinh tế và tài khóa của Indonesia trong năm 2026 sẽ tập trung vào việc xây dựng và củng cố khả năng phục hồi quốc gia trong bối cảnh bất định toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Nhóm Bộ tứ (Quad) thúc đẩy hợp tác chuỗi cung ứng khoáng sản
12:01' - 02/07/2025
Ngày 1/7, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã tiếp đón những người đồng cấp từ Australia, Ấn Độ và Nhật Bản đến thủ đô Washington để họp nhóm Bộ tứ (Quad).
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ khẳng định không gia hạn thời gian tạm hoãn áp thuế
11:27' - 02/07/2025
Ngày 1/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố không gia hạn thời gian tạm hoãn áp thuế với các nước, trong đó có Nhật Bản.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên mở cửa khu du lịch ven biển để thu hút ngoại tệ
10:17' - 02/07/2025
Triều Tiên đã mở cửa khu du lịch Wonsan Kalma quy mô lớn ở bờ biển phía Đông nước này, một động thái được kỳ vọng sẽ vực dậy ngành du lịch và thu hút nguồn ngoại tệ.
-
Kinh tế Thế giới
Giảm phát thải carbon mở ra cơ hội đầu tư lớn cho ngành công nghiệp toàn cầu
09:56' - 02/07/2025
Giảm phát thải carbon và công nghệ lưu trữ carbon đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của các ngành công nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực dầu khí.
-
Kinh tế Thế giới
Điện Mặt trời của Trung Quốc chiếm gần 30% cơ cấu nguồn điện cả nước
09:29' - 02/07/2025
Tổng công suất lắp đặt điện Mặt trời của Trung Quốc hiện tại đã vượt mốc 1 tỷ kW, chiếm gần 30% tổng công suất lắp đặt điện trên cả nước.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ có thể thiệt hại kinh tế lớn nếu đàm phán thuế quan thất bại
09:18' - 02/07/2025
Theo Báo cáo của Văn phòng Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) tại New York, nếu các quốc gia trả đũa việc Mỹ tăng thuế quan thì rất có khả năng Washington sẽ trở thành bên chịu tổn thất lớn nhất.