Kết nối sản xuất và tiêu dùng bền vững ngành dệt may
Chương trình do Sở Công Thương Hà Nội tổ chức.
Phát biểu tại Lễ khai mạc Chương trình, ông Lê Hồng Thăng, Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, đây là một trong những hoạt động thiết thực để thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
Bên cạnh đó, UBND thành phố Hà Nội cũng đã ban hành Kế hoạch 206/KH-UBND về hành động thực hiện Chương trình sản xuất và tiêu dùng bền vững thành phố Hà Nội giai đoạn đến năm 2020.
Theo đó, các đơn vị tham gia Chương trình Mạng lưới là những đơn vị trong lĩnh vực dệt may từ cung cấp nguyên liệu - nhà sản xuất - nhà phân phối - người tiêu dùng đã đáp ứng 11 tiêu chí.
Cụ thể, 11 tiêu chí này gồm: hàm lượng Formaldehit và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm thấp hơn mức giới hạn theo Quy chuẩn của Bộ Công Thương; có hệ thống quản lý sản xuất, quản lý chất lượng, quản lý môi trường. Thiết bị quy định dán nhãn năng lượng, được dán nhãn năng lượng từ 3 sao trở lên; có giải pháp thu gom, phân loại, tái chế, tái sử dụng rác thải trong sản xuất. Nhãn mác sản phẩm đầy đủ thông tin thành phần nguyên liệu, thông số kỹ thuật, thông tin cảnh báo, hướng dẫn sử dụng, bảo quản, năm sản xuất, nơi sản xuất theo Nghị định của Chính phủ.
Sản phẩm công bố hợp quy theo Thông tư của Bộ Công Thương; chất lượng bảo đảm các quy chuẩn của khách hàng nhập khẩu. Hệ thống phân phối có quy trình nhập hàng, kiểm soát chất lượng sản phẩm khi nhập kho. Thực hiện các giải pháp tiết kiệm điện, nước trong hệ thống phân phối; có giải pháp giảm phát thải bao bì, túi nhựa, nylon, thay thế dần bằng bao bì, túi thân thiện với môi trường. Khách hàng mua sản phẩm xanh được tích điểm của hệ thống phân phối.
Ông Nguyễn Hải Đường, Chủ tịch Công ty CP M2 cho biết, những năm qua, ngành dệt may luôn là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam, doanh thu xuất khẩu ngành dệt may năm 2018 đạt 30,4 tỷ USD đạt 13% giá trị xuất khẩu của cả nước.
Bên cạnh những kết quả kinh tế thu được, ngành dệt may lại sử dụng nhiều tài nguyên nước, nhiều năng lượng và xả thải rất nhiều các chất gây ô nhiễm. Do vậy, ngành dệt may cần phát triển theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, giảm phát thải, chất thải, bảo vệ môi trường. Đây cũng chính là cách để doanh nghiệp dệt may tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Để chung tay xây dựng mạng lưới sản xuất và tiêu dùng bền vững trong lĩnh vực dệt may, Sở Công Thương Hà Nội kêu gọi các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, phân phối và người tiêu dùng tiếp tục đăng ký tham gia mạng lưới nhằm sử dụng có trách nhiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên. Từ đó, góp phần thúc đẩy đất nước sớm thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình.
Chương trình Kết nối mạng lưới sản xuất và tiêu dùng bền vững trong lĩnh vực dệt may thành phố Hà Nội năm 2019 diễn ra từ ngày 11/10 đến hết 12/10/2019./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp thúc đẩy ngành dệt may, da giày Việt Nam
19:16' - 03/10/2019
Phó Thủ tướng đồng ý kiến nghị của Bộ Công Thương về việc tổ chức Hội nghị toàn quốc các giải pháp thúc đẩy phát triển ngành dệt may, da giày Việt Nam.
-
DN cần biết
Dệt may Việt Nam tìm kiếm cơ hội tại thị trường Nga
08:00' - 18/09/2019
Hội chợ hàng đầu về công nghiệp dệt may của Nga năm nay thu hút hơn 2.000 công ty tham gia, trong đó có các công ty của Việt Nam tìm kiếm cơ hội thâm nhập thị trường này.
-
Doanh nghiệp
Dệt may xuất khẩu vào EU: Yêu cầu chuẩn hóa quy trình, tiêu chuẩn sản xuất
10:09' - 01/09/2019
Hàng dệt may Việt Nam khi xuất khẩu vào EU phải sử dụng vải sản xuất tại Việt Nam, việc cắt may được thực hiện bởi doanh nghiệp Việt hoặc doanh nghiệp EU.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Kết nối du lịch Việt Nam - Campuchia
16:32' - 08/08/2022
Việt Nam - Campuchia có nhiều hoạt động thúc đẩy hợp tác du lịch. Việt Nam tiếp tục là điểm đến truyền thống với khách du lịch Campuchia và Campuchia là điểm đến được nhiều người Việt Nam lựa chọn.
-
DN cần biết
Mexico khởi xướng điều tra chống bán phá giá với thép cán nguội từ Việt Nam
14:52' - 08/08/2022
Bộ Kinh tế Mexico đã đăng công báo chính thức khởi xướng điều tra chống bán phá giá với thép cán nguội nhập khẩu từ Việt Nam trên cơ sở đơn kiện của ngành sản xuất trong nước.
-
DN cần biết
Tận dụng Hiệp định EVFTA xây dựng thương hiệu ngành hàng
14:45' - 08/08/2022
EVFTA đã tạo xung lực tốt cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Đặc biệt, trong 2 năm qua, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU cũng đạt khoảng 83 tỷ USD với mức tăng trưởng xấp xỉ 15%.
-
DN cần biết
Hàn Quốc tăng hạn ngạch lao động nước ngoài
14:05' - 08/08/2022
Chính phủ Hàn Quốc ngày 8/8 cho biết sẽ tăng hạn ngạch lao động nước ngoài trong 5 ngành công nghiệp, nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động hiện nay.
-
DN cần biết
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống lẩn tránh thuế ống thép nhập khẩu từ Việt Nam
10:14' - 08/08/2022
Để đảm bảo lợi ích chính đáng, doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sản phẩm ống thép liên quan tiếp tục nghiên cứu, nắm vững quy định, trình tự thủ tục điều tra chống lẩn tránh thuế của Hoa Kỳ.
-
DN cần biết
VCCI: Đề nghị bổ sung tổ chức giám sát xã hội trong hoạt động đấu thầu
17:04' - 07/08/2022
Thời gian gần đây, VCCI đã khảo sát các đối tượng là nhà thầu, bên mời thầu, các cơ quan có chức năng giám sát xã hội để đánh giá hệ thống đấu thầu mua sắm công.
-
DN cần biết
Lĩnh vực, phạm vi hoạt động của chứng chỉ hành nghề xây dựng
10:00' - 07/08/2022
Ông N.Đ.T (Hà Nội) hỏi, kỹ sư có chứng chỉ giám sát lắp đặt thiết bị nhưng bằng đại học không phải chuyên ngành điện thì có được giám sát lắp đặt trạm biến áp không?
-
DN cần biết
Kết nối kinh doanh Việt Nam - Cote d'Ivoire
08:12' - 07/08/2022
Cote d'Ivoire là một trong những nền kinh tế hàng đầu của khu vực Tây Phi và có nhiều tiềm năng hợp tác kinh tế, thương mại với Việt Nam.
-
DN cần biết
Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường Bờ Biển Ngà
16:42' - 06/08/2022
Xuất khẩu của Việt Nam sang Bờ Biển Ngà những năm gần đây ngày càng tăng cao, đứng đầu trong số các thị trường châu Phi nói tiếng Pháp.