Khác biệt trong đàm phán thương mại Mỹ-Trung
Tại cuộc gặp bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) ở Argentina đầu tháng 12 vừa qua, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đạt được đồng thuận trong việc tạm ngừng chiến tranh thương mại, hoãn nâng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ đối phương và hai bên sẽ tiến hành đàm phán thương mại trong vòng 90 ngày.
Tại Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) trước đó, Tổng thống Trump không tham dự và thế vào đó là Phó Tổng thống Mike Pence. Mâu thuẫn Mỹ-Trung lại một lần nữa diễn ra căng thẳng tại hội nghị này, khiến cho APEC lần đầu tiên không ra được tuyên bố chung kết thúc hội nghị. Tổng thống Trump cũng nhiều lần đe dọa trên Twitter sẽ leo thang cuộc chiến thương mại. Vì vậy, việc hai bên vẫn có thể đạt được đồng thuận về việc “ngừng bắn” trong bầu không khí này đã khiến dư luận rất bất ngờ.Tờ Thương báo (Hong Kong) nhận định, lý do chính dẫn tới quyết định hòa hoãn của lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc là bởi hai bên đều mong muốn tạm thời gạt bất đồng sang một bên, tránh đề cập tới những khúc mắc mang tính cơ cấu để tìm kiếm lợi ích chung. Đặc biệt, đối với Tổng thống Trump, việc ông sẵn sàng tạm “lui binh” chủ yếu còn xuất phát từ những cân nhắc chính trị. Sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ, đảng Cộng hòa không còn chiếm đa số ghế ở Hạ viện, thêm vào đó là sự sụt giảm gần đây trên thị trường chứng khoán Mỹ khiến cho sự thịnh vượng kinh tế mà ông Donald Trump luôn tự hào không thể bền vững do chiến tranh thương mại. Trong cân nhắc ưu tiên việc liên nhiệm, nhiệm vụ cấp bách là cần củng cố sự ủng hộ của các tiểu bang nông nghiệp và các doanh nghiệp xuyên quốc gia đã bỏ phiếu cho ông trước đó. Do đó, lựa chọn chiến lược của ông Trump là tìm kiếm sự nhượng bộ của Trung Quốc trong việc mua các sản phẩm công-nông nghiệp Mỹ và mở cửa thị trường, đồng thời duy trì sự linh hoạt trong việc gây sức ép đối với Trung Quốc. Trong tương lai, ông Trump chắc chắn sẽ áp dụng cách tiếp cận từng bước, buộc Trung Quốc phải thực hiện “thương mại công bằng”, qua đó dọn đường cho việc đắc cử nhiệm kỳ hai.Về phía Chủ tịch Tập Cận Bình, ông hy vọng vừa ổn định quan hệ Mỹ-Trung, vừa có thể duy trì được “vạch giới hạn”. Dưới tiền đề này, Trung Quốc mới sẵn sàng đưa ra danh sách nhượng bộ trước áp lực không ngừng của Mỹ, qua đó giảm thiểu khác biệt giữa hai bên. Tuy nhiên, trong việc kiên trì tiến trình toàn cầu hóa và chiến lược “Vành đai và Con đường”, Bắc Kinh chắc chắn sẽ không nhượng bộ Mỹ.Điều đáng chú ý, mặc dù cục diện căng thẳng của thương chiến Mỹ-Trung tạm thời được giải tỏa sau cuộc gặp Trump-Tập nhưng tình hình vẫn không mấy lạc quan. Trước hết, sức tấn công của Mỹ đối với Trung Quốc vẫn còn mạnh mẽ, bởi thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ đã tăng 11,5% trong 10 tháng đầu năm. Thứ hai, Mỹ luôn cảnh giác với tham vọng “Sản xuất ở Trung Quốc 2025”. Trong danh sách áp thuế và các mục tiêu trừng phạt đối với Trung Quốc là một lượng lớn các dự án mà Trung Quốc tin rằng sẽ giúp thúc đẩy tham vọng này.Trung Quốc gần đây không còn đề cập nhiều đến “Sản xuất ở Trung Quốc 2025”, nhưng chắc chắn sẽ tiếp tục nâng cấp trình độ công nghệ công nghiệp và giá trị đầu ra, vì vậy xét trên phương diện này mâu thuẫn song phương chắc chắn vẫn rất gay gắt.
Thứ ba, nhiều người đặt dấu hỏi về việc bà Mạnh Vãn Chu, con gái người sáng lập tập đoàn truyền thông Huawei bị bắt giữ ở Canada, sẽ ảnh hưởng tới đàm phán thương mại Mỹ-Trung sắp tới. Nội bộ Trung Quốc có những ý kiến cho rằng giới chức nên đề cập tới vấn đề này và không nên nhượng bộ trong các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ, vì vậy bầu không khí căng thẳng nhiều khả năng sẽ gây khó khăn gấp đôi cho Trung Quốc trong các cuộc đàm phán thương mại.
Trung tuần tháng 12 này, Phó Thủ tướng Quốc Vụ viện Trung Quốc Lưu Hạc sẽ dẫn đầu một phái đoàn thương mại đến Mỹ để đàm phán, trong khi phía Nhà Trắng cũng đã chỉ định Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer - một người có quan điểm chống Bắc Kinh - dẫn đầu nhóm đàm phán với Trung Quốc. Đội hình đàm phán của hai bên cho thấy vòng đàm phán đầu tiên trong 90 ngày “lui binh” khó có thể suôn sẻ. Tuy nhiên, sau cuộc gặp Trump-Tập vừa qua, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin tiết lộ rằng các quan chức Trung Quốc thực sự đồng ý tăng số tiền mua hàng hóa Mỹ lên 1.200 tỷ USD. Đây dường như là một dấu hiệu cho thấy các nhà lãnh đạo Mỹ-Trung dự định đạt được một thỏa thuận thương mại chính thức vào đầu tháng 3/2019./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Quan hệ Trung - Mỹ gia tăng căng thẳng vì nhân tố Hacker
09:00' - 23/12/2018
Vấn đề tin tặc đang trở thành nhân tố mới làm gia tăng căng thẳng trong quan hệ Trung - Mỹ hiện nay.
-
Kinh tế Thế giới
Vụ Huawei - vết thương mới trong quan hệ Mỹ-Trung
05:30' - 23/12/2018
Vụ bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu, CFO của tập đoàn viễn thông Huawei được đánh giá là cách để Mỹ và Canada gây sức ép đối với khả năng cạnh tranh quốc tế của các doanh nghiệp công nghệ cao của Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ đẩy châu Âu vào thế đối đầu với Trung Quốc
06:30' - 22/12/2018
Chiến dịch toàn cầu của chính quyền Trump chống lại gã khổng lồ viễn thông Huawei đang đặt châu Âu vào thế phải đối đầu với Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc có thể sẽ không nhập dầu thô của Mỹ trong năm 2019
21:08' - 21/12/2018
Trung Quốc đã ngừng nhập khẩu dầu thô của Mỹ vào tháng 10 sau khi căng thẳng thương mại giữa hai nước leo thang.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Căng thẳng thương mại EU-Trung Quốc lại tăng nhiệt
18:18' - 06/07/2025
Những căng thẳng mới này diễn ra trong bối cảnh hai bên dự kiến sẽ tiến hành Hội nghị thượng đỉnh vào cuối tháng này tại Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Elon Musk tuyên bố thành lập đảng mới ở Mỹ
10:45' - 06/07/2025
Theo ông Musk, đảng mới sẽ tập trung vào một số ghế tại Thượng viện và từ 8 - 10 khu vực Hạ viện để có thể tạo ra ảnh hưởng thực chất trong Quốc hội.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
08:23' - 06/07/2025
Loạt sự kiện thế giới nổi bật đầu tháng 7/2025 cho thấy nhiều chuyển biến đáng chú ý trên các mặt kinh tế, môi trường và chính sách toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Á - ASEAN: Mảnh ghép chiến lược trong định hướng hợp tác mới của Mercosur
12:27' - 05/07/2025
ASEAN, với vị thế là một trong những trung tâm sản xuất, tiêu thụ và đổi mới công nghệ của thế giới, đang nổi lên như một đối tác tiềm năng trong chiến lược mở rộng hợp tác của Mercosur.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều quốc gia dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu thịt gà Brazil
09:30' - 05/07/2025
Brazil thông báo 7 quốc gia đã chính thức dỡ bỏ các hạn chế nhập khẩu thịt gà từ Brazil.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
07:48' - 05/07/2025
Dự cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện trị giá 4.500 tỷ USD là gói chính sách trong nhiệm kỳ thứ hai mang tính biểu tượng của Tổng thống Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan chưa đạt được thỏa thuận về thuế quan với Mỹ
07:38' - 05/07/2025
Thái Lan vẫn chưa hoàn tất đàm phán với Mỹ về thuế đối ứng, song đã có được “những hiểu biết giá trị” để định hướng việc soạn thảo một đề xuất sửa đổi.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đề xuất áp thuế đối ứng đối với thuế ô tô của Mỹ tại WTO
07:34' - 05/07/2025
Ấn Độ đã đệ trình lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đề xuất áp thuế đối ứng đối với các thuế quan mà Mỹ áp dụng đối với ô tô và một số linh kiện ô tô.
-
Kinh tế Thế giới
Hàng không châu Âu rối loạn do hoạt động đình công
16:47' - 04/07/2025
Các cuộc đình công tại châu Âu đang gây rối loạn hoạt động hàng không tại khu vực này khiến nhiều chuyến bay bị hoãn hoặc hủy vào đúng mùa cao điểm du lịch.