Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh BRICS
Ngày 4/9, Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 9 Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) - gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi - đã chính thức khai mạc tại thành phố Hạ Môn (Xiamen), tỉnh Phúc Kiến (Fujian), Đông Nam Trung Quốc. Dự kiến, hội nghị sẽ bế mạc vào ngày 5/9.
Tham dự hội nghị lần này có Chủ tịch nước chủ nhà Tập Cận Bình, Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Brazil Michel Temer, Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Bên cạnh 5 nước thành viên, còn có đại diện 5 nước khác là Ai Cập, Mexico, Thái Lan, Guinea và Tadjikistan.
Phát biểu tại phiên khai mạc, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định trong bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi phức tạp và sâu sắc hiện nay, hợp tác giữa các nước BRICS đóng vai trò rất quan trọng, đồng thời kêu gọi các nước thành viên BRICS nên thúc đẩy hợp tác kinh tế thiết thực chống chủ nghĩa khủng bố và thúc đẩy cải cách năng lực điều hành kinh tế thế giới.
Theo ông Tập Cận Bình, đầu tư nước ngoài của 5 thành viên BRICS đã đạt 197 tỷ USD trong năm 2016, nhưng chỉ 5,7% diễn ra giữa các nước thành viên với nhau. Ông nhấn mạnh dù khối đã đạt nhiều thành quả trong thời gian qua, nhưng tiềm năng hợp tác vẫn chưa được giải phóng đầy đủ.
Ông kêu gọi các nước thành viên thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực như thương mại và đầu tư, tiền tệ và tài chính, kết nối, phát triển bền vững, đổi mới, và hợp tác công nghệ. Ông cũng cho biết giao lưu nhân dân và các trao đổi văn hóa sẽ là "chìa khóa" để tăng cường sức mạnh và thúc đẩy hợp tác BRICS.
Nhân dịp này, ông Tập Cận Bình thông báo Trung Quốc sẽ dành 500 triệu Nhân dân tệ (76 triệu USD) cho hợp tác kinh tế và công nghệ, cũng như các trao đổi giữa các nước thành viên BRICS.
Hội nghị diễn ra sau khi Triều Tiên tuyên bố thử thành công bom H hôm 3/9, vì vậy các chuyên gia cho rằng động thái này của Bình Nhưỡng sẽ là chủ đề hàng đầu trong chương trình nghị sự của hội nghị.
Trong khi đó, Trợ lý Tổng thống Nga cho biết tại hội nghị này, Tổng thống Putin sẽ kêu gọi lãnh đạo các nước BRICS tham gia tiến trình giải quyết tình hình tại Syria, phản đối chủ nghĩa bảo hộ thương mại đang gia tăng và những hành động áp đặt các biện pháp trừng phạt đơn phương, đồng thời sẽ đề xuất các đối tác đẩy mạnh nỗ lực chung để nhanh chóng kết thúc cuộc cải cách Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cũng như bày tỏ sự ủng hộ đối với việc củng cố uy tín của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị thượng đỉnh BRICS là cơ hội để mở rộng hợp tác giữa các thành viên
20:58' - 06/08/2017
Các nước thành viên khối BRICS sẽ duy trì đà đi lên của Ngân hàng Phát triển Mới (NDB) của khối, cũng như các thỏa thuận kinh tế khác như đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.
-
Kinh tế Thế giới
BRICS cam kết chống chủ nghĩa bảo hộ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
20:22' - 02/08/2017
Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới - BRICS, gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi cam kết chống chủ nghĩa bảo hộ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
-
Kinh tế Thế giới
BRICS kêu gọi G20 ủng hộ Hiệp định Paris và thương mại tự do
19:26' - 07/07/2017
BRICS kêu gọi các nước G20 thúc đẩy việc thực thi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu và duy trì hệ thống thương mại mở toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Sự mở rộng của BRICS thúc đẩy tiến trình hội nhập
05:30' - 24/05/2017
Chuyên gia kinh tế cao cấp thuộc Ngân hàng Phát triển Á - Âu Yaroslav Lissovolik nhận định việc mở rộng nhóm BRICS có thể trở thành mô hình hội nhập kinh tế toàn cầu mới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
EU thắt chặt quy định sàng lọc các nhà đầu tư nước ngoài
12:54'
Các nhà lập pháp Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí về những quy định mới cho phép sàng lọc các nhà đầu tư nước ngoài.
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát của Mỹ tiếp tục tăng cao
11:34'
Chỉ số tiêu dùng cá nhân (PCE)-chỉ số được Fed sử dụng làm thước đo lạm phát đã tăng 6,3% trong tháng 5 so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
EU và Australia đẩy nhanh đàm phán FTA
11:06'
Liên minh châu Âu (EU) đã đồng ý đẩy nhanh các cuộc đàm phán về Thỏa thuận Thương mại tự do (FTA) với Australia sau cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Anthony Albanese và Ủy viên EU Ursula von der Leyen.
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát của Malaysia ở mức thấp nhất thế giới
10:58'
Tỷ lệ lạm phát của Malaysia vẫn nằm trong số nước thấp nhất trên thế giới do chính phủ đã thực thi các biện pháp kiểm soát giá hàng hóa và nhu yếu phẩm.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ gặp trở ngại lớn trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu
10:22'
Ngày 30/6, Tòa án Tối cao Mỹ ra phán quyết rằng Cơ quan Bảo vệ môi trường (EPA) không được ban hành những quy định có ảnh hưởng sâu rộng nhằm giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính của các nhà máy điện.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ không yêu cầu Saudi Arabia tăng sản lượng dầu
10:08'
Tổng thống Mỹ sẽ không trực tiếp gây sức ép đối với Saudi Arabia nhằm tăng sản lượng dầu để kiềm chế giá dầu thô tăng vọt khi ông gặp Quốc vương và Thái tử Saudi Arabia trong chuyến thăm nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Belarus tạm ngừng yêu cầu thị thực đối với công dân Ba Lan
09:48'
Belarus ngày 30/6 đã thông báo về việc tạm ngừng yêu cầu thị thực đối với các công dân Ba Lan nhằm thể hiện chính sách “láng giềng tốt” với quốc gia này.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Canada bất ngờ suy yếu
08:22'
Theo dữ liệu sơ bộ từ Cơ quan Thống kê Canada (Statscan), nền kinh tế Canada bất ngờ đi xuống trong tháng 5/2022.
-
Kinh tế Thế giới
Tình trạng thiếu điện tại Nhật Bản chưa có dấu hiệu sớm dịu lại
06:30'
Theo nhật báo Yomiuri, nguồn cung điện ở Nhật Bản đang khan hiếm và không có dấu hiệu nào cho thấy sự mất cân đối cung-cầu về điện năng sẽ sớm được giải quyết.