Khủng hoảng tài chính tác động tiêu cực đến kinh tế Argentina
Những biến động lớn trên thị trường tài chính tiền tệ Argentina đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế nước này giữa bối cảnh sản xuất suy giảm, giá tiêu dùng liên tục phải điều chỉnh, các doanh nghiệp tăng cường đầu cơ và người dân ngày càng cảm thấy bất an.
Viễn cảnh bất ổn hiện nay là một điều không ai ngờ tới hồi đầu năm nay khi Chính phủ Argentina còn đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế lên tới 3,5%, ổn định tỷ lệ lạm phát ở mức 15% và giữ tỷ giá hối đoái vào khoảng 25 peso/USD.Tuy nhiên, sau khi phải trải qua một cuộc khủng hoảng trên thị trường tiền tệ được coi là tồi tệ nhất trong lịch sử, tỷ lệ lạm phát đã tăng lên tới 40%, đồng nội tệ mất giá mạnh, có thời điểm chạm mốc 40 peso/USD và không ai có thể tiên liệu được đâu là mức trần của đồng tiền này trong năm 2018. Dự kiến, tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia Nam Mỹ này có thể sẽ suy giảm 2,4%.
Việc đồng peso mất giá gần 100% từ đầu năm đến nay ngay lập tức dịch chuyển sang giá hàng hóa và dịch vụ tại một đất nước có sự phụ thuộc tâm lý vào đồng USD, do tác động từ các cuộc khủng hoảng kinh tế sâu sắc mà Argentina phải hứng chịu trong những thập niên gần đây.Mỗi khi có sự bất ổn về kinh tế, những người Argentina có tiền tiết kiệm thường tìm cách đổi sang đồng USD và mặc dù giá đồng ngoại tệ mạnh này liên tục tăng, song nhu cầu tích lũy vẫn rất lớn.
Thống kê chính thức cho thấy những tác động hiện hữu của cuộc khủng hoảng. Trong tháng Sáu, chỉ số ước tính sản xuất công nghiệp hàng tháng (EMI) giảm 8,1% so với cùng kỳ năm ngoái và là sự suy giảm tồi tệ nhất kể từ năm 2002. Nếu phân tích các lĩnh vực một cách chi tiết, một trong những ngành bị ảnh hưởng lớn nhất là ô tô với mức suy giảm 11,8%, trong khi đó sản xuất thép cũng giảm 5,8%.Ngoài ra, trong những tháng gần đây, hoạt động mua bán bất động sản tại Buenos Aires gần như bị "đóng băng" và chỉ riêng tháng Bảy, số thương vụ giao dịch bất động sản đã giảm 17,1% so với cùng kỳ năm 2017 do giá nhà đất, căn hộ đều được niêm yết dựa trên đồng USD và mỗi khi có biến động về tỷ giá thì giá bất động sản đều tự động thay đổi theo.
Mặt khác, cuộc khủng hoảng tỷ giá hối đoái cũng khiến cho các cơ sở kinh doanh phải liên tục điều chỉnh giá bán các loại hàng nhập khẩu, từ các linh kiện điện tử cho tới thuốc men và cả trong các siêu thị.Để ngăn chặn tình trạng đầu cơ, Chính phủ Argentina đã củng cố một chương trình có tên gọi “Bảo vệ giá”, theo đó mở rộng danh sách các mặt hàng thiết yếu không được tăng giá.
Theo kết quả khảo sát vừa được công ty tư vấn Raul Aragon thực hiện, người dân Argentina ngày càng tỏ ra mất lòng tin vào các biện pháp xử lý cuộc khủng hoảng hiện nay của chính quyền Tổng thống Mauricio Macri.Theo đó, có khoảng 58,7% số người được hỏi cho biết họ không tin rằng chính phủ có thể kiểm soát được lạm phát, trong khi 73,6% cảnh báo rằng những chính sách của ông Macri đang gây ra cho người dân rất nhiều sự bất an.
>>>Lãi suất lên đến 60% vẫn không cứu được đồng peso Argentina rơi tự doTin liên quan
-
Tài chính
Kịch bản vỡ nợ có diễn ra ở Argentina hay không?
14:36' - 07/09/2018
Trước sự sụt giảm của đồng peso giữa bối cảnh lạm phát và lãi suất tăng, nhiều người lo ngại kinh tế Argentina có thể sớm ở bên bờ vực vỡ nợ.
-
Kinh tế và pháp luật
Cựu Tổng thống Argentina ra tòa lần 2 vì cáo buộc tham nhũng
09:29' - 04/09/2018
Ngày 3/9, cựu Tổng thống Argentina Cristina Fernandez de Kirchner đã ra tòa lần thứ 2 để đối mặt với các cáo buộc tham nhũng.
-
Kinh tế Thế giới
Điều gì đang xảy ra với nền kinh tế Argentina?
08:42' - 31/08/2018
Điều gì khiến cho lòng tin của các thị trường đối với Argentina thay đổi một cách chóng mặt và một tương lai hứa hẹn bỗng biến thành một sự rối loạn?
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Công bố cáo bạch “Đề xuất thí điểm token hóa ETF” tại Việt Nam
21:03' - 18/07/2025
Việc token hóa tài sản là quá trình chuyển đổi quyền sở hữu một tài sản vật chất hoặc kỹ thuật số thành token kỹ thuật số trên blockchain.
-
Tài chính
Việt Nam đẩy mạnh cải cách thị trường chứng khoán, hướng tới nâng hạng quốc tế
18:27' - 17/07/2025
Tại buổi làm việc với FTSE Russell, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng khẳng định Việt Nam quyết tâm cải cách thị trường chứng khoán, hướng tới mục tiêu nâng hạng và hội nhập quốc tế.
-
Tài chính
“Siêu” ngân sách 2.000 tỷ euro của EU vấp phải phản ứng trái chiều
12:13' - 17/07/2025
Ủy ban châu Âu (EC), cơ quan hành pháp của Liên minh châu Âu (EU) vừa đề xuất một kế hoạch ngân sách dài hạn trị giá 2.000 tỷ euro, tập trung vào việc đối phó với sự cạnh tranh từ nước ngoài.
-
Tài chính
Thu nhập tăng, chi tiêu Hè của người Nhật Bản vọt lên mức kỷ lục
08:30' - 17/07/2025
Người dân Nhật Bản dự kiến chi trung bình hơn 100.000 yen (khoảng 670 USD) cho kỳ nghỉ Hè năm 2025.
-
Tài chính
Mỹ: Dữ liệu lạm phát tháng 6/2025 củng cố khả năng Fed duy trì lập trường thận trọng
15:27' - 16/07/2025
Chỉ số CPI lõi (không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng dễ biến động) tăng 0,2% so với tháng trước. Mức tăng này thấp hơn kỳ vọng của các nhà kinh tế, nhưng cao hơn mức tăng 0,1% của tháng 5/2025.
-
Tài chính
Dự án nghìn tỷ đổ về Phú Thọ
16:12' - 15/07/2025
Chỉ tính từ đầu năm đến nay, tỉnh Phú Thọ đã thu hút được nguồn vốn lớn đầu tư vào tỉnh; trong đó, có nhiều dự án quy mô lớn.
-
Tài chính
Sacombank đồng loạt miễn phí các giao dịch trong hệ thống
15:50' - 15/07/2025
Sacombank đã chính thức áp dụng chính sách miễn phí hoàn toàn cho tất cả giao dịch trong hệ thống ngân hàng, bao gồm cả giao dịch bằng tiền đồng và ngoại tệ.
-
Tài chính
Không yêu cầu nộp căn cước, giấy phép kinh doanh khi cập nhật thông tin theo mô hình chính quyền 2 cấp
20:02' - 14/07/2025
Cơ quan thuế không yêu cầu doanh nghiệp, hộ kinh doanh nộp căn cước công dân hay giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế để cập nhật theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
-
Tài chính
Các quỹ đầu tư quốc gia xoay trục chiến lược trong thời kỳ bất định
15:25' - 14/07/2025
Các quỹ đầu tư quốc gia trên thế giới đang chuyển hướng sang quản lý quỹ chủ động và đầu tư vào Trung Quốc, trong khi các ngân hàng trung ương đang đa dạng hóa dự trữ để ứng phó với biến động.