Kiên Giang: Xây dựng nông thôn mới có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc
Hơn 10 năm tích cực triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, đến nay tỉnh Kiên Giang có 111/116 xã đạt chuẩn nông thôn mới; trong đó, có 19 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 7/15 huyện, thành phố đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh mang lại diện mạo mới cho các vùng nông thôn, kết quả nông thôn mới còn góp phần nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của người dân.
Những vùng quê đáng sống
Là một trong xã đạt chuẩn nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Kiên Giang vào năm 2017, đến năm 2023 xã Thới Quản, huyện Gò Quao được công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao. Đây là xã có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, với hơn 1.500 người, chiếm trên 30% dân số của xã. Trước năm 2015, hầu hết các tuyến đường trong xã là lộ bê tông có chiều ngang từ 1,5 - 2 m, còn lại là lô đất nên việc đi lại cũng như giao thương hàng hóa của người dân hết sức khó khăn.
Ông Nguyễn Thanh Phong, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Thới Quản cho biết: đến nay ngoài tuyến đường liên xã, 100% trục đường liên ấp của xã đã được nhựa hoặc bê tông hóa với chiều rộng từ 3 - 4 m, đảm bảo xe ô tô con, xe tải nhỏ đến tận nhà, vườn của nông dân để thu mua nông sản cũng như trao đổi hàng hóa của bà con. Cùng với đó, hệ thống trường học, trạm y tế đều đạt chuẩn theo tiêu chí nông thôn mới nâng cao giúp việc học hành, chăm sóc sức khỏe nhân dân được tốt hơn. Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch hợp vệ sinh đạt trên 99%.
Bà Thị Đào, chủ cơ sở dịch vụ đám tiệc ở xã Thới Quản chia sẻ, trước năm 2018, gia đình chủ yếu sử dụng võ lãi để chở rạp cưới, bàn tiệc… đi phục vụ đám tiệc. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây khi hạ tầng giao thông được đầu tư đồng bộ bà Đào chuyển sang vận chuyển bằng xe tải thuận tiện hơn trước rất nhiều.
“Các tuyến đường và cầu trên địa bàn xã cho phép xe tải từ 1 tấn đến 2,5 tấn lưu thông giúp gia đình tôi tiết kiệm chi phí, vận chuyển đồ nhanh hơn. Ngoài ra, nhờ mở rộng các trục đường nên khu vực nhà tôi có đông đúc người qua lại nên gia đình tôi mở bán quán ăn, nước giải khát giúp tăng thu nhập gia đình khoản 1,5 tỷ đồng/năm và sau khi trừ chi phí, lợi nhuận khoảng 400 triệu đồng. Cuộc sống khám khá hơn nên gia đình tôi cũng như nhiều hộ dân trong xóm đã đầu tư hàng rào, trồng thêm cây xanh, hoa kiểng tạo cảnh quan sáng xanh, sạch đẹp nên chất lượng cuộc sống nâng cao hơn trước rất nhiều ”, bà Đào nói.
Là hộ gia đình tiêu biểu trong thực hiện các tiêu chí nông thôn mới ở ấp Võ Thành Nguyên, xã Ngọc Chúc, huyện Giồng Riềng, hộ bà Phan Thu Thủy nhiều lần được Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới xã và huyện khen thưởng, biểu dương vì có nhiều đóng góp trong xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Bà Thủy cho biết, trước đây gia đình tự nguyện hiến hơn 300 m2 đất vườn để Nhà nước mở rộng lộ giao thông từ 1,5-3,5 m như hiện nay. Cùng với đó, gia đình đóng góp tiền mua vật liệu xây dựng, ngày công để cùng chính quyền địa phương làm đường theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” với số tiền hơn 30 triệu đồng.
“Ba năm nay, mỗi buổi sáng và chiều, vợ chồng tôi cùng một số người lớn tuổi đi tập thể dục trên con đường này. Chúng tôi luôn tự hào về khung cảnh làng quê với những hàng cây, hoa kiểng đẹp mắt và mỗi khi cần trao đổi hàng hóa xe tải đến tận nhà thu mua, giao hàng; khi có đám tiệc xe ô tô 16 chỗ cũng đến tậng nơi rất tiện lợi. Còn riêng về sản xuất lúa, Nhà nước khuyến khích vào hợp tác xã được bao tiêu đầu ra ổn định, hiệu quả kinh tế mang về cao hơn, nâng cao thu nhập và đời sống hơn trước rất nhiều”, bà Thủy nói.
Phát triển sản phẩm OCOP nâng cao thu nhập người dân
Bà Lê Thị Kim Thoa, Giám đốc Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Hiểu Phát (xã Phong Đông, huyện Vĩnh Thuận” cho biết, huyện Vĩnh Thuận được xem là "thủ phủ" ngành nuôi tôm của tỉnh Kiên Giang. Điều kiện tự nhiên thuận lợi giúp người nông dân ở đây có thể nuôi được ba loại tôm (tôm sú, tôm thẻ và tôm càng xanh) kết hợp với làm lúa một vụ cho hiệu quả khá cao. Với thế mạnh này, sản phẩm tôm khô của huyện được nhiều người dân làm để bán nhỏ lẻ hoặc làm quà tặng cho người thân và được mọi người ưa thích.
Qua thời gian tìm hiểu, trăn trở muốn phát triển tôm khô thành sản phẩm đặc trưng và được chính quyền địa phương khuyến khích, đầu năm 2019 bà Thoa đã thành lập hợp tác xã chuyên về thu mua tôm, cá nguyên liệu và cung ứng các sản phẩm tôm khô, cá khô, mắm tôm chua trong năm 2019. Sau 2 năm thành lập, đến cuối năm 2021 các sản phẩm tôm khô, mắm cá lóc đồng và khô cá kèo được công nhận là sản phẩm của Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Hiểu Phát được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao.
“Từ năm 2021 đến nay, bình quân mỗi năm Hợp tác xã chế biến và cung ứng ra thị trường khoảng 13 tấn tôm khô, khô cá lóc đồng, khô cá kèo, mắm tôm chua đến nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Hợp tác xã thu mua tôm, cá của người dân cao hơn so với thị trường từ 10-15%, đồng thời tạo việc làm cho hơn 20 lao động với thu nhập khoảng 8 triệu đồng/người/tháng. Tôi rất phấn khởi và biết ơn địa phương đã hỗ trợ vốn từ chương trình xây dựng nông thôn mới cũng như kịp thời hướng dẫn hợp tác xã xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường phát triển sản xuất kinh doanh để giúp tăng thu nhập cho người dân nông thôn”, bà Thoa nói.
Bà Hồ Kim Liên, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Khải Hoàn cho biết: Nước mắm Phú Quốc Khải Hoàn đạt sản phẩm OCOP đạt hạng 5 sao và hiện đang tạo việc làm cho hơn 500 lao động với mức thu nhập từ 10-15 triệu đồng/người/tháng.
"Tôi đánh giá cao Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tạo điều kiện để các sản phẩm đặc trưng của địa phương nói chung, nước mắm Phú Quốc Khải Hoàn nói riêng được nâng cao giá trị, thương hiệu, mở rộng thị trường để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Vì vậy, công ty càng nêu cao tinh thần, trách nhiệm để tạo ra sản phẩm chất lượng, an toàn để gìn giữ, phát huy giá trị sản phẩm mà ông cha đã gây dựng hơn một trăm năm qua", bà Liên nói.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, đến nay, toàn tỉnh có 269 sản phẩm; trong đó có sáu sản phẩm OCOP đạt hạng 5 sao (Nước mắm Phú Quốc Khải Hoàn và Nước mắm Thanh Quốc), 36 sản phẩm đạt hạng 4 sao, 227 sản phẩm đạt hạng 3 sao với hơn 130 chủ thể. Với sự đa dạng về sản phẩm và chất lượng, các sản phẩm OCOP của tỉnh có tiềm năng lớn để thương mại hóa và tiếp cận sâu rộng các thị trường.
"Các sản phẩm OCOP ở Kiên Giang hiện nay phản ánh sự sáng tạo, tâm huyết của người dân, niềm tự hào của mỗi địa phương trong bảo tồn, phát triển các giá trị tinh hoa văn hóa riêng độc đáo, góp phần nâng cao đời sống của người dân nông thôn”, ông Lê Hữu Toàn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, Phó Trưởng ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Kiên Giang nhấn mạnh.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang Lê Hữu Toàn cũng cho hay, qua hơn 10 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trở thành phong trào thi đua sôi nổi, rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh, với phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng".
Qua đó, giúp cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn như: cầu, đường giao thông, trạm y tế, trường học… được đầu tư đồng bộ tạo điều kiện người dân phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng cuộc sống. Không chỉ vậy, hàng trăm mô hình sản xuất nông nghiệp, phát triển sản phẩm OCOP được hình thành, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, giảm nghèo bền vững.Đến nay, 100% xã trong đất liền, các đường liên ấp, liên xã được nhựa hóa, bê-tông hóa, tổng chiều dài hơn 6.800/9.565 km, đạt tỷ lệ trên 71%. Hạ tầng điện, trường học, trạm y tế được đầu tư. Đời sống dân cư nông thôn ngày càng cải thiện, nâng lên, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn từ 46,7 triệu đồng/người (năm 2020) đến cuối năm 2013 tăng lên 57,8 triệu đồng/người/năm.
“Trong quá trình thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh luôn quán triệt tinh thần "xây dựng nông thôn mới có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc". Trên tinh thần đó, ban chỉ đạo các cấp tuyệt đối không chủ quan, bằng lòng với kết quả đạt được mà phải quyết tâm cao, đổi mới sáng tạo để duy trì, nâng cao các tiêu chí nông thôn mới.
Trong đó, đặc biệt chú trọng đến việc khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của địa phương để tiếp tục đẩy mạnh phát triển phong trào xây dựng nông thôn mới thiết thực, hiệu quả hơn” ông Lê Hữu Toàn nhấn mạnh.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Kiên Giang kết nối sản phẩm OCOP vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm 2024
14:48' - 29/09/2024
Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2024 với chủ đề "Liên kết cùng phát triển - Kiên Giang 2024" đã khai mạc ngày 29/9, tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
-
Kinh tế & Xã hội
Kiên Giang nuôi xen canh thủy sản an toàn sinh học cho lợi nhuận cao
13:45' - 28/09/2024
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang, 8 tháng năm 2024 tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh hơn 280.000 ha, đạt trên 95% kế hoạch năm 2024.
-
Doanh nghiệp
Quảng bá và tiêu thụ sản phẩm vùng đất "Chín rồng"
18:32' - 20/09/2024
Mekong Connecting là một trong những hoạt động trọng tâm của hội, nhằm hỗ trợ cho tất cả các thành viên của hội kết nối giao thương, mở rộng giao lưu, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm.
-
Đời sống
Kiên Giang phát huy vai trò người có uy tín vùng đồng bào dân tộc thiểu số
15:05' - 17/09/2024
Theo Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang, tỉnh có gần 15% đồng bào dân tộc thiểu số; trong đó chủ yếu là dân tộc Khmer, gần 58.400 hộ, hơn 13%;dân tộc Hoa hơn 7.500 hộ, các dân tộc thiểu số còn lại có 265 hộ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
XSMB 22/11. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay ngày 22/11/2024. SXMB thứ Sáu ngày 22/11
19:30'
Bnews. XSMB 22/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 22/11. XSMB thứ Sáu. Trực tiếp KQXSMB ngày 22/11. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Sáu ngày 22/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMT 22/11. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay ngày 22/11/2024. XSMT thứ Sáu ngày 22/11
19:30'
Bnews. XSMT 22/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 22/11. XSMT thứ Sáu. Trực tiếp KQXSMT ngày 22/11 Kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Sáu ngày 22/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMN 22/11. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay ngày 22/11/2024. SXMN thứ Sáu ngày 22/11
19:30'
Bnews. XSMN 22/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 22/11. XSMN thứ Sáu. Trực tiếp KQXSMN ngày 22/11. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Sáu ngày 22/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
Kết quả Vietlott Mega 6/45 ngày 22/11 - Kết quả xổ số Vietlott Mega - Kết quả xổ số Vietlott ngày 22/11/2024
19:30'
Bnews. Kết quả Vietlott Mega 6/45 ngày 22/11 - Kết quả xổ số Vietlott hôm nay ngày 22 tháng 11 năm 2024 - Xổ số Vietlott Mega 6/45 hôm nay.
-
Kinh tế & Xã hội
XSTV 22/11 - Kết quả Xổ số Trà Vinh hôm nay ngày 22/11/2024 - SXTV Hôm nay - KQXSTV 22/11
19:00'
Bnews. XSTV 22/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 22/11. XSTV Thứ Sáu. Trực tiếp KQXSTV ngày 22/11. Kết quả xổ số Trà Vinh hôm nay ngày 22/11/2024. Kết quả xổ số Trà Vinh Thứ Sáu ngày 22/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
XSVL 22/11. Kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay ngày 22/11/2024. SXVL ngày 22/11
19:00'
Bnews. XSVL 22/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 22/11. XSVL thứ Sáu. Trực tiếp KQXSVL ngày 22/11. Kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay ngày 22/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
XSBD 22/11. Kết quả xổ số Bình Dương hôm nay ngày 22/11/2024. SXBD ngày 22/11
19:00'
XSBD 22/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 22/11. XSBD Thứ Sáu. Trực tiếp KQXSBD ngày 22/11. Kết quả xổ số Bình Dương hôm nay ngày 22/11/2024. Kết quả xổ số Bình Dương hôm nay.Kết quả xổ số Bình Dương.
-
Kinh tế & Xã hội
XSGL 22/11. Kết quả xổ số Gia Lai hôm nay ngày 22/11/2024. SXGL ngày 22/11. SXGL hôm nay
18:00'
XSGL 22/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 22/11. XSGL Thứ Sáu. Trực tiếp KQXSGL ngày 22/11. Kết quả xổ số Gia Lai hôm nay ngày 22/11/2024. Kết quả xổ số Gia Lai Thứ Sáu ngày 22/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
XSNT 22/11. Kết quả xổ số Ninh Thuận hôm nay ngày 22/11/2024. SXNT ngày 22/11. SXNT hôm nay
18:00'
XSNT 22/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 22/11. XSNT Thứ Sáu. Trực tiếp KQXSNT ngày 22/11. Kết quả xổ số Ninh Thuận hôm nay ngày 22/11/2024. Kết quả xổ số Ninh Thuận Thứ Sáu ngày 22/11/2024.