Kinh tế Hàn Quốc sẽ “cất cánh” trong năm 2019? (Phần 2)
Mỹ và Trung Quốc liên tục thực hiện thêm các đòn “ăn miếng trả miếng”. Các động thái này đã ngay lập tức ảnh hưởng tới Hàn Quốc, nước xuất khẩu lớn thứ bảy trên thế giới, đặc biệt là trong các lĩnh vực như bán dẫn, ô tô và màn hình hiển thị. Tuy gặp nhiều khó khăn, xuất khẩu của Hàn Quốc vẫn tăng trưởng mạnh mẽ.
*Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung chắc chắn là một tin xấu đối với nền kinh tế Hàn Quốc, trong bối cảnh Trung Quốc đang chiếm tới 27% kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc.
Đặc biệt, với việc Trung Quốc là thị trường xuất khẩu hàng hóa trung gian số một của Hàn Quốc, nếu xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ bị đình trệ, các lô hàng xuất khẩu của Hàn Quốc cũng sẽ chịu tổn thất nặng nề. Trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Washington và Bắc Kinh vẫn chưa có dấu hiệu sớm chấm dứt, nên rủi ro trên thực tế vẫn đang rình rập nền kinh tế Hàn Quốc.
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung bắt đầu nổ ra vào tháng 3/2018, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký quyết định đánh thuế 25% đối với 50 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc. Để đáp trả, Bắc Kinh đã ngay lập tức đánh thuế với ba tỷ USD hàng hóa của Mỹ. Hai bên đã tổ chức ba vòng đàm phán thương mại vào tháng Năm và tháng Sáu, nhưng không đạt được bất cứ thỏa hiệp nào.
Đến tháng Bảy, Mỹ và Trung Quốc tiếp tục thực hiện thêm các đòn “ăn miếng trả miếng”. Các động thái này đã ngay lập tức ảnh hưởng tới Hàn Quốc, nước xuất khẩu lớn thứ bảy trên thế giới, đặc biệt là trong các lĩnh vực như bán dẫn, ô tô và màn hình hiển thị. Tuy gặp nhiều khó khăn, xuất khẩu của Hàn Quốc vẫn tăng trưởng mạnh mẽ.
Theo BoK, cán cân vãng lai của Hàn Quốc trong tháng 10/2018 đã đạt thặng dư kỷ lục là 9,19 tỷ USD, và là tháng thặng dư thứ 80 liên tiếp kể từ tháng 3/2012. Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu tháng 10/2018 đã đạt con số kỷ lục là 57,24 tỷ USD, tăng tới 28,8% so với cùng kỳ năm trước đó, trong đó ngành công nghiệp chip bán dẫn vẫn đóng vai trò đầu tàu. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu đạt 46,24 tỷ USD, tăng 29% so với cùng kỳ năm trước đó.
Đây rõ ràng là một tin tốt lành khi xuất khẩu chip bán dẫn chiếm tới 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc. Nhiều người đã ví von rằng ngành công nghiệp bán dẫn chính là sức mạnh của kinh tế Hàn Quốc.
Lợi nhuận quý III/2018 của hãng điện tử Samsung là hơn 15 tỷ USD. Trong cùng thời gian, nhà sản xuất chip số hai Hàn Quốc là SK Hynix, đã đạt được mức tăng trưởng kỷ lục theo quý về lợi nhuận. Mặc dù một số ngân hàng đầu tư toàn cầu dự đoán giai đoạn bùng nổ trong ngành công nghiệp bán dẫn đã gần đi đến hồi kết, nhưng riêng ngành công nghiệp chip nhớ vẫn sẽ tăng trưởng, khiến các doanh nghiệp Hàn Quốc bớt lo lắng phần nào.
*Thương mại hóa dịch vụ di động 5G đầu tiên trên thế giới
Với sự khởi sắc của ngành công nghiệp bán dẫn, Hàn Quốc đã năm thứ hai liên tiếp có quy mô giao dịch thương mại vượt 1.000 tỷ USD. Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu năm 2018 đã đạt 600 tỷ USD, gấp ba lần so với con số 200 tỷ USD mà Hàn Quốc đạt được 14 năm trước.
Một tín hiệu đáng mừng khác cho nền kinh tế Hàn Quốc, đó là rạng sáng ngày 1/12, ba nhà mạng di động lớn nhất Hàn Quốc đã chính thức thử nghiệm dịch vụ di động thế hệ thứ năm (5G), báo hiệu một kỷ nguyên mới của mạng di động tốc độ cao.
Sự chuyển đổi từ mạng di động thế hệ thứ tư (4G) sang mạng di động thế hệ thứ năm (5G) báo hiệu một kỷ nguyên hoàn toàn mới. Mạng 5G dự kiến sẽ mang tới tốc độ đường truyền nhanh hơn từ 20 lần đến 70 lần so với công nghệ 4G hiện nay. Các nội dung thực tế ảo (VR) hay tăng cường thực tế ảo (AR) sẽ dễ dàng đến với người tiêu dùng.
Với công nghệ 5G, xe tự lái có thể lăn bánh trên đường và máy bay mini 4 cánh không người lái có thể bay lượn trên bầu trời. Không khó để hình dung ra các dịch vụ, ngành công nghiệp dựa trên mạng 5G sẽ ra đời, tương tự các lĩnh vực ra đời sau khi mạng Internet xuất hiện.
Với việc ra mắt thành công mạng 5G thương mại đầu tiên trên thế giới, Hàn Quốc đã sẵn sàng cho vai trò đầu tàu trong ngành công nghiệp này. Kỳ vọng càng dâng cao khi chính phủ đang nỗ lực đàm phán với Triều Tiên để thiết lập một bầu không khí hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên.
*Cơ hội cho Hàn Quốc
Bất chấp những rủi ro địa chính trị trên bán đảo Hàn Quốc, Hàn Quốc vẫn có xếp hạng tín nhiệm cao, xếp thứ 6, 7 hoặc 8 trên thế giới. Thế nên, nếu rủi ro địa chính trị liên quan đến Triều Tiên được loại bỏ, xếp hạng tín nhiệm của Hàn Quốc sẽ tăng lên vị trí thứ tư, thứ ba hay thậm chí thứ hai. Khi đó, Seoul có thể thu hút được thêm nhiều vốn đầu tư nước ngoài.
Với hy vọng tăng lên, khu công nghiệp liên Triều Kaesong có thể sẽ hoạt động trở lại và một khu công nghiệp tương tự thứ hai, thứ ba cũng có thể được xây dựng. Các doanh nghiệp Hàn Quốc cũng có thể tham gia các dự án xây dựng mạng lưới viễn thông, cơ sở hạ tầng của Triều Tiên, trong khi các tour du lịch Triều Tiên cũng có thể được mở. Nói tóm lại, mối quan hệ liên Triều được cải thiện chắc chắn sẽ mở ra nhiều cơ hội kinh doanh mới.
Các Hội nghị Thượng đỉnh liên Triều và Mỹ-Triều năm 2018 đã tạo ra bầu không khí đối thoại. Trên thực tế, Hàn Quốc đã bị sa lầy vào cái bẫy tăng trưởng thấp và thị trường tiêu dùng trong nước bị bão hòa. Tuy nhiên, nếu hai miền Triều Tiên bắt tay hợp tác, Seoul có thể tìm ra những động lực tăng trưởng mới.
Tất nhiên, điều tiên quyết là Bình Nhưỡng phải nghiêm chỉnh thực hiện cam kết phi hạt nhân hóa, để cộng đồng quốc tế có thể dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt. Vấn đề cấp bách đối với nền kinh tế Hàn Quốc là vượt qua một số rủi ro trước mắt. Giáo sư Kim Gwang-seok cho rằng các yếu tố tiêu cực là nhiều hơn so với tích cực.
Bên ngoài, các rủi ro có thể kể đến như tình trạng bất ổn gia tăng ở các nền kinh tế mới nổi; vấn đề khủng hoảng nợ của các nước với chủ nợ là Trung Quốc; Liên minh châu Âu suy yếu sau khi Anh chính thức rút khỏi khối này (Brexit) vào tháng 3/2019; cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung; hay Mỹ liên tục tăng lãi suất cơ bản.
Trong nước, Hàn Quốc sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng như tình trạng tuyển dụng trì trệ, tỷ lệ sinh thấp và dân số già hóa nhanh chóng. Nói tóm lại, nền kinh tế Hàn Quốc chắc chắn sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức trong năm 2019./.
Tin liên quan
-
Đời sống
Người dân Hàn Quốc giảm chi tiêu các bữa ăn tại nhà hàng
12:29' - 07/01/2019
Tình hình kinh tế suy giảm đã khiến người dân Hàn Quốc thắt chặt chi tiêu trong năm 2018, theo đó giảm chi tiêu cho các bữa ăn tại nhà hàng.
-
Chuyển động DN
BMW bị phạt 11,2 tỷ USD do sự cố cháy máy xe ở Hàn Quốc
16:07' - 24/12/2018
Bộ Giao thông Hàn Quốc ngày 24/12 đã phạt hãng sản xuất xe hơi Đức BMW 11,2 tỷ won (khoảng 9,93 triệu USD) vì tìm cách giấu giếm tình trạng phụ tùng bị lỗi và chậm chạp trong việc thu hồi xe
-
DN cần biết
Hàn Quốc hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp tiếp cận thị trường Mỹ
13:02' - 24/12/2018
Tổ chức Kinh doanh vừa và nhỏ (SBC) của Hàn Quốc sẽ giúp các công ty có triển vọng của Hàn Quốc thâm nhập tốt hơn vào thị trường Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc hạn chế công suất các nhà máy nhiệt điện
14:57' - 22/12/2018
Lệnh hạn chế công suất phát điện được thực hiện vào ngày có cảnh báo chú ý bụi siêu nhỏ và nồng độ bụi siêu nhỏ trong ngày tiếp theo dự báo vượt ngưỡng 50 microgram/m³.
-
DN cần biết
Kim ngạch thương mại Hàn Quốc - Việt Nam tăng 7%
20:34' - 19/12/2018
Kim ngạch thương mại của Hàn Quốc với Việt Nam trong 11 tháng đầu năm nay đã tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Phương hướng phát triển kinh tế Hàn Quốc năm 2019
15:01' - 17/12/2018
Ngày 17/12, Chính phủ Hàn Quốc đã công bố "Phương hướng chính sách kinh tế năm 2019", trong đó dự báo kinh tế nước này năm 2019 sẽ tăng trưởng từ 2,6% đến 2,7%.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05' - 25/11/2024
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05' - 25/11/2024
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49' - 25/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này