Kinh tế toàn cầu tăng chậm trong 6 tháng đầu năm (Phần I)
Trong sáu tháng đầu năm, tăng trưởng kinh tế toàn cầu vẫn đối mặt với nhiều rủi ro. Những rủi ro có thể kể đến là giá hàng hóa giảm, nợ của doanh nghiệp ở các nước đang phát triển cao, bất ổn trên các thị trường tài chính, vấn đề “Brexit”, chưa kể nạn khủng bố, các bệnh dịch nguy hiểm và cuộc khủng hoảng người di cư.
Trong bối cảnh đó, sự phục hồi tại các nền kinh tế hàng đầu diễn ra chậm, chính sách nới lỏng tiền tệ tiếp tục được áp dụng và một số ngân hàng trung ương còn hạ lãi suất xuống mức âm.
Các nguy cơ có chiều hướng tăng
Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu công bố ngày 7/6, Ngân hàng Thế giới (WB) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2016 xuống còn 2,4% từ mức 2,9% đưa ra hồi tháng Một, trong bối cảnh sự phục hồi chậm tại các nền kinh tế hàng đầu, trong khi giá cả hàng hóa, nhất là dầu mỏ, thấp ảnh hưởng đến kinh tế nhiều nước.
WB cảnh báo các nguy cơ đối với tăng trưởng đã tăng lên kể từ đầu năm nay, đặc biệt là mức vay mượn cao của các doanh nghiệp ở các nền kinh tế đang phát triển, khiến họ dễ bị tổn thương với các cuộc khủng hoảng tín dụng khi tăng trưởng đình trệ.
Trong khi đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hồi tháng Tư cũng hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới và một loạt nền kinh tế lớn trong năm nay, đánh dấu lần thứ tư trong vòng một năm qua thể chế tài chính này hạ mức dự báo tăng trưởng của toàn cầu. IMF đã điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2016 xuống còn 3,2%, so với mức dự báo 3,4% đưa ra hồi tháng Một.
IMF cho rằng những rủi ro về chính trị và tài chính kéo dài, cuộc nội chiến tại Syria, thị trường tài chính bất ổn, biến đổi khí hậu, chủ nghĩa bảo hộ đang nổi lên và những thiệt hại của kịch bản nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn được gọi là "Brexit", là những nguyên nhân chính khiến kinh tế thế giới chưa thoát khỏi giai đoạn tăng trưởng chậm.
Tổng Giám đốc điều hành IMF Christine Lagarde đã nhận định đà hồi phục của kinh tế thế giới vẫn còn “quá yếu, quá mong manh” khi phải đối mặt với những rủi ro ngày càng nhiều bắt nguồn từ sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc và các nền kinh tế đang phát triển.
Theo bà Lagarde, nhìn chung, triển vọng kinh tế thế giới tiếp tục yếu đi trong những tháng qua, do kinh tế Trung Quốc giảm tốc, giá hàng hóa giảm và triển vọng thắt chặt tài chính của nhiều quốc gia. Hơn nữa, nền kinh tế thế giới trở nên mong manh hơn khi bị đe dọa bởi nạn khủng bố, các bệnh dịch nguy hiểm và cuộc khủng hoảng người di cư chạy trốn chiến tranh ở Trung Đông và Bắc Phi tới châu Âu.
Từ nửa cuối tháng 2/2016, các thị trường tài chính, chứng khoán thế giới đã hồi phục nhẹ. Từ mức thấp nhất trong hơn hai năm (kể từ tháng 7/2013), ngày 11/2, chỉ số MSCI của các thị trường chứng khoán toàn cầu đã hồi phục tới 6,1%, chủ yếu nhờ sự hy vọng vào các biện pháp can thiệp để hỗ trợ nền kinh tế ở châu Âu, Nhật Bản và Trung Quốc.
Tuy vậy, nhiều người vẫn tỏ ra nghi ngại về khả năng phục hồi của thị trường, hoặc coi đây như là sự “phản hồi” kỹ thuật trong thời gian ngắn rồi lại tụt dốc sau đó, tương tự như cuộc khủng hoảng năm 2008 và xu hướng này ngày càng khiến cho nền kinh tế thế giới thêm u ám.
Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng giá dầu (từ mức 100 USD/thùng trong năm 2014 xuống gần 25 USD/thùng vào tháng 1/2016) và giá nguyên liệu đầu vào thấp đã gây suy thoái kinh tế của nhiều nước xuất khẩu các mặt hàng hóa này như Nga, Venezuela, Brazil, gián tiếp tác động đến các nền kinh tế mới nổi và thậm chí làm ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế toàn cầu.
Ngay cả Saudi Arabia cũng đang phải huy động mọi nguồn lực nhằm chống đỡ với việc nguồn thu từ dầu mỏ giảm mạnh. Nhiều nhận định bi quan cho rằng sự sụt giảm của giá hàng hóa có thể giống như vụ phá sản của ngân hàng Lehman Brother hồi năm 2008, mở đầu cho cuộc đại khủng hoảng kinh tế mà đến nay thế giới vẫn chưa hoàn toàn hồi phục.
Về cuộc trưng cầu dân ý ở Anh, IMF cảnh báo kịch bản Brexit sẽ tác động tiêu cực mạnh mẽ đến không chỉ nền kinh tế Anh mà còn nhiều nền kinh tế châu Âu khác. Bên cạnh đó, IMF dự báo thị trường toàn cầu sẽ phản ứng tiêu cực. Tổng Thư ký Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế Jose Angel Gurria nhận định Brexit sẽ ảnh hưởng không tốt tới cả nước Anh, châu Âu và toàn thế giới, trong đó có Mỹ.
Xem tiếp phần II
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Brexit sẽ tác động tiêu cực đối với kinh tế toàn cầu
15:43' - 01/07/2016
IMF cảnh báo nền kinh tế Anh, châu Âu nói riêng và kinh tế toàn cầu nói chung sẽ bị tác động đáng kể bởi tình trạng bất ổn sau sự kiện Brexit, hồi cuối tuần trước.
-
Kinh tế Thế giới
OECD: Brexit sẽ bất lợi cho kinh tế toàn cầu
15:58' - 20/06/2016
Việc Anh rút khỏi Liên minh châu Âu (EU) sẽ gây hậu quả tiêu cực tới toàn bộ nền kinh tế thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu
16:46' - 08/06/2016
Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 7/6 hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2016 của thế giới xuống còn 2,4% từ mức 2,9% đưa ra hồi tháng 1.
-
Kinh tế Thế giới
G7 lo ngại Anh rời EU sẽ là "cú sốc" với kinh tế toàn cầu
12:04' - 22/05/2016
Nguy cơ Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) đã bao trùm Hội nghị các Bộ trưởng tài chính và Thống đốc ngân hàng trung ương của Nhóm 7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez thất thu do bất ổn tại Trung Đông kéo dài
08:20'
Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty cho biết quốc gia Bắc Phi này đã thiệt hại tới 8 tỷ USD do doanh thu từ Kênh đào Suez giảm mạnh, trong bối cảnh các cuộc xung đột ở Trung Đông.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05' - 25/11/2024
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05' - 25/11/2024
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49' - 25/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.