“Lá bài" đối phó với Mỹ của Trung Quốc
Nếu xung đột thương mại Mỹ-Trung ảnh hưởng đến xuất khẩu của Trung Quốc và cán cân thanh toán quốc tế, nó sẽ có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. "Chính sách tiền tệ phải tính đến những tác động này, từ đó tìm ra biện pháp đối phó thích hợp”.
Có một số chuyên gia tỏ ra quan ngại rằng, cùng với sức ép thương mại của Mỹ đối với Trung Quốc không ngừng gia tăng, Trung Quốc có thể phải chuyển hướng sang một “cuộc chiến tỉ giá”. Tuy nhiên, các quan chức Trung Quốc đã nhiều lần nhấn mạnh rằng Trung Quốc sẽ không bao giờ dựa vào sự sụt giá của đồng NDT để kích thích xuất khẩu.
Theo chuyên gia Long Quốc Cường, trong ngắn hạn, việc Mỹ áp đặt thuế quan nhất định sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ. Ông nói: “Một số sản phẩm có sức cạnh tranh mạnh có thể ít bị ảnh hưởng, nhưng đối với các sản phẩm thay thế cao hơn có thể sẽ bị thay thế bởi nước thứ ba.
Lợi nhuận của một số doanh nghiệp sẽ giảm xuống, một số có thể phải cắt giảm sản xuất, cắt giảm nhân sự, thậm chí phải đóng cửa”. Ngoài ra, cũng có một số doanh nghiệp nước ngoài đóng ở Trung Quốc xem xét tác động của việc tăng thuế đối với giá thành xuất nhập khẩu, có thể quyết định chuyển giao cơ sở sản xuất.
Theo một số chuyên gia, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung khiến tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc giảm từ 0,5 đến 1%. Ông Long Quốc Cường cho rằng muốn tính toán chính xác sự tác động của cuộc chiến thương mại đối với nền kinh tế Trung Quốc, cần phải xem xét sự khác biệt giữa thương hiệu và chất lượng của từng loại sản phẩm, khả năng đối phó của doanh nghiệp…, rất khó để đưa ra con số cụ thể.
Tuy nhiên, ông cho biết Chính phủ Trung Quốc đã có biện pháp để giúp các doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn. Ông chỉ ra rằng lợi nhuận của doanh nghiệp Trung Quốc hiện nay vẫn tương đối tốt, tình hình thuế vụ tốt, tăng trưởng kinh tế vẫn duy trì trong phạm vi dự kiến, cán cân thanh toán quốc tế cơ bản cân bằng thậm chí còn thặng dư nhẹ, các chỉ số kinh tế vĩ mô đều cho thấy nền kinh tế Trung Quốc vẫn có thể đối phó hiệu quả với những tác động mà xung đột thương mại mang lại.
Ông nói: “Nếu một cuộc chiến tranh thương mại tác động đặc biệt lớn tới nền kinh tế Trung Quốc, có thể cần phải đưa ra điều chỉnh lớn về cán cân thanh toán quốc tế, nhưng tôi cho rằng Chính phủ Trung Quốc hiện nay chưa cần phải điều chỉnh về chính sách tiền tệ tổng thể”.
Tại hội nghị tổ chức vào tháng 8 vừa qua, Uỷ ban Ổn định và Phát triển Tài chính (FSDC) thuộc Quốc Vụ viện Trung Quốc nhấn mạnh cần phải tích cực quán triệt thực hiện chính sách tiền tệ vững chắc và trung tính, đồng thời có sự tinh chỉnh phù hợp căn cứ vào sự thay đổi của tình hình, duy trì sự ổn định hợp lý của dòng chảy thị trường, sự vận hành ổn định của thị trường tín dụng, thị trường trái phiếu và thị trường chứng khoán, duy trì sự ổn định hợp lý của tỷ giá đồng NDT.
Ông Long Quốc Cường cũng cảnh báo rằng không một quốc gia nào có thể chỉ lo cho riêng mình khi cuộc chiến thương mại tiếp tục kéo dài. Ông nhấn mạnh: “Việc Mỹ áp đặt thuế quan không chỉ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ, các doanh nghiệp thượng nguồn và hạ lưu đều chịu ảnh hưởng. Cuộc chiến thuế quan Mỹ-Trung lần này sẽ là một mối đe dọa đối với sự ổn định an toàn, sự vận hành hiệu quả của chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu”.
Về chiến lược tổng thể của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại này, chuyên gia Long Quốc Cường cho biết Trung Quốc hy vọng sẽ giải quyết các mối quan tâm của cả Trung Quốc và Mỹ thông qua hiệp thương đàm phán bình đẳng, thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của hợp tác kinh tế và thương mại Mỹ-Trung.
Ông thừa nhận rằng chiến lược gây sức ép tối đa của Mỹ trái ngược với lập trường của Trung Quốc, nhưng cho rằng để giải quyết bất đồng giữa Mỹ-Trung, cuối cùng vẫn phải thông qua đàm phán.
Ông vẫn tin tưởng vào sự phát triển lâu dài của quan hệ Mỹ-Trung khi khẳng định: “Quan hệ kinh tế và thương mại Trung- Mỹ vẫn sẽ tiếp tục phát triển, nội dung cũng sẽ tiếp tục phong phú. Mặc dù hiện nay có một số xung đột thương mại, nhưng tôi tin rằng chính phủ và lãnh đạo hai nước cuối cùng sẽ sáng suốt giải quyết vấn đề này. Quan hệ thương mại giữa hai cường quốc Mỹ-Trung sẽ tiếp tục được củng cố”./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Chiến thuật mới có giúp Mỹ chiến thắng trong các đàm phán thương mại sau này?
06:30' - 15/10/2018
Nhiều nhà phân tích nói rằng Mỹ kỳ thực không đạt được nhiều lợi thế lớn như dự kiến trong Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) mới, nay được đổi lên là Hiệp định Mỹ - Mexico - Canada (USMCA).
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản kêu gọi đề cao tầm quan trọng của thương mại tự do
11:30' - 14/10/2018
Người đứng đầu BOJ đã kêu gọi các nhà hoạch định chính sách trên thế giới cần tiếp tục tiến hành đối thoại với nhận thức nâng cao về tầm quan trọng của thương mại tự do.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc và Mỹ tự kìm hãm nhau bằng các biện pháp trừng phạt thương mại
05:30' - 13/10/2018
Tất cả 70 chuyên gia kinh tế tham gia cuộc thăm dò của Reuters từ ngày 12-19/9 đều cho rằng tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có ảnh hưởng xấu đối với tăng trưởng kinh tế của cả hai nước.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc công bố thặng dư thương mại kỷ lục với Mỹ trong tháng 9
13:31' - 12/10/2018
Thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ đã tăng lên mức kỷ lục 34,1 tỷ USD trong tháng 9.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống J.Biden cam kết hợp tác với Trung Quốc, ủng hộ Ukraine
13:42'
Trong thông điệp liên bang trình bày sáng 8/2 (giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Joe Biden nhấn mạnh ông "cam kết hợp tác với Trung Quốc để thúc đẩy các lợi ích của Mỹ và mang lại lợi ích cho thế giới".
-
Kinh tế Thế giới
EU ưu tiên củng cố thị trường chung và thúc đẩy chuyển đổi xanh
10:43'
Bộ trưởng Hợp tác phát triển quốc tế và ngoại thương Thụy Điển, EU cần EU ưu tiên củng cố thị trường chung và thúc đẩy chuyển đổi xanh.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ đọc Thông điệp liên bang
10:06'
Tổng thống Mỹ Joe Biden bắt đầu trình bày Thông điệp liên bang trước một Quốc hội bị chia rẽ trong bối cảnh đảng Cộng hòa giành quyền kiểm soát Hạ viện trong cuộc bầu cử giữa kỳ tháng 11/2022.
-
Kinh tế Thế giới
Những vấn đề kinh tế của nước Mỹ trong năm 2023
09:35'
Với tỷ lệ thất nghiệp đang ở mức thấp nhất trong vòng 50 năm và lạm phát giảm tháng thứ sáu liên tiếp, kinh tế Mỹ đã có những dấu hiệu tích cực nhưng những thách thức vẫn còn ở phía trước.
-
Kinh tế Thế giới
Động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria: Các nước Trung Đông chung tay hỗ trợ công tác cứu hộ
07:51'
Các quốc gia trong khu vực - bao gồm Liban, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Ai Cập - đang nỗ lực chung tay hỗ trợ các nạn nhân ở Syria và Thổ Nhĩ Kỳ.
-
Kinh tế Thế giới
Động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria: Số nạn nhân thiệt mạng vượt quá 7.800 người
07:49'
Dự kiến số nạn nhân thiệt mạng sẽ còn tiếp tục tăng lên khi độ lớn của thảm họa này trở nên rõ ràng hơn.
-
Kinh tế Thế giới
Canada hưởng lợi gì từ chính sách mở cửa trở lại của Trung Quốc?
16:44' - 07/02/2023
Việc Trung Quốc sớm mở cửa trở lại sẽ thúc đẩy nhu cầu với hàng hóa do Canada sản xuất và giúp nền kinh tế này tránh suy thoái nếu chính sách này không gây ra lạm phát và khiến lãi suất tăng cao hơn.
-
Kinh tế Thế giới
Vai trò của ngân hàng xanh trong việc chống biến đổi khí hậu toàn cầu
15:07' - 07/02/2023
Fintechnews.sg nhận định biến đổi khí hậu và các nỗ lực phát triển bền vững đang trở thành trào lưu toàn cầu đối với các công ty tài chính công nghệ (Fintech) cũng như nhiều doanh nghiệp.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ trưởng Tài chính Mỹ: Sẽ không có nguy cơ suy thoái kinh tế
12:45' - 07/02/2023
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen nhận định sẽ không có suy thoái kinh tế trong bối cảnh tình trạng lạm phát giảm đáng kể và nền kinh tế Mỹ vẫn vững chắc, nhờ sức mạnh của thị trường lao động.