Lãnh đạo Anh và EU thúc đẩy “vượt qua khác biệt” trong đàm phán thỏa thuận Brexit
Thủ tướng Anh Boris Johnson và Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen ngày 3/10 đã chỉ thị cho các nhà đàm phán của hai bên nỗ lực “vượt qua những khác biệt” nhằm đảm bảo một thỏa thuận thương mại tự do sau khi Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là giai đoạn hậu Brexit.
Hai nhà lãnh đạo đã thảo luận trực tuyến sau vòng đàm phán lần thứ 9 giữa London và Brussels kết thúc vào ngày 2/10 vừa qua với những trở ngại đáng kể đối với một thỏa thuận vẫn còn tồn tại.Động thái này của hai nhà lãnh đạo Anh và EU được coi là rất quan trọng trong việc thúc đẩy bước đột phá cho các cuộc đàm phán đang bị đình trệ, trong bối cảnh hai bên không còn nhiều thời gian để phê chuẩn một thỏa thuận vào cuối năm nay.
Văn phòng của ông Johnson cho biết cả hai nhà lãnh đạo đã đồng ý nói chuyện thường xuyên về vấn đề này trong khi các nhà đàm phán của họ cố gắng tìm kiếm sự thỏa hiệp cho những vấn đề gai góc nhất.Ông Johnson và bà von der Leyen đều tán thành đánh giá của cả hai trưởng đoàn đàm phán rằng tiến bộ đã đạt được trong những tuần gần đây nhưng vẫn còn khoảng cách đáng kể giữa hai bên.
Tuy nhiên, lãnh đạo Anh và EU thừa nhận tiến trình đàm phán vẫn chưa đạt đột phá khi còn những bất đồng đáng kể trong lĩnh vực ngư nghiệp, việc tạo ra một sân chơi công bằng cũng như vấn đề quản lý.
Tuyên bố chung sau cuộc họp trực tuyến giữa Thủ tướng Anh Boris Johnson và Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen nhấn mạnh hai nhà lãnh đạo đã ghi nhận những tiến trình trong đàm phán thời gian gần đây. Hai bên cũng nhất trí về tầm quan trọng của thỏa thuận hậu Brexit và coi văn kiện này là nền tảng vững chắc của mối quan hệ chiến lược Anh-EU trong tương lai. Nước Anh sẽ kết thúc gần năm thập kỷ hội nhập kinh tế và chính trị với EU vào ngày 31/12/2020, và lo ngại về sự hỗn loạn trong hoạt động đi lại và thương mại đang gia tăng nếu hai bên không ký kết một thỏa thuận hậu Brexit. Giới chuyên gia kinh tế nhận định nếu không đạt được thỏa thuận, gần 1.000 tỷ USD thương mại giữa London và Brussels có thể đổ "xuống sông xuống biển". Hoạt động thương mại giữa Anh và EU khi đó sẽ được áp dụng theo các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Điều này đồng nghĩa các doanh nghiệp hai bên sẽ chịu thuế quan và hạn ngạch cao hơn, dẫn tới những biến động kinh tế nhất định đối với cả Anh và châu Âu. Trưởng đoàn đàm phán của Anh trong đàm phán thương mại với EU, ông David Frost ngày 3/10 tuyên bố trong tuần tới, ông sẽ bắt đầu cố gắng khắc phục "những bất đồng đáng kể" còn tồn đọng giữa hai bên sớm nhất có thể, theo chỉ thị của Thủ tướng Johnson. Viết trên mạng xã hội Twitter, Trưởng đoàn đàm phán của Anh nêu rõ: "Công việc sẽ bắt đầu sớm nhất có thể trong tuần tới". Trước đó, ông Frost bày tỏ quan ngại Anh và EU "không đủ thời gian" để có thể đạt được thỏa thuận thương mại hậu Brexit trước hội nghị thượng đỉnh EU dự kiến sẽ diễn ra vào 15-16/10 tới.Theo kế hoạch, giới chức hai bên sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc thảo luận trong những tuần tới trước khi các nhà lãnh đạo EU nhóm họp vào giữa tháng 10/2020 để đánh giá tiến trình đàm phán./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Vấn đề Brexit: Anh tuyên bố tuần tới giải quyết bất đồng với EU
08:19' - 04/10/2020
Trưởng đoàn đàm phán của Anh với Liên minh châu Âu (EU), ông David Frost tuyên bố trong tuần tới, ông sẽ cố gắng khắc phục "những bất đồng đáng kể" còn tồn đọng giữa hai bên sớm nhất có thể.
-
Kinh tế Thế giới
Anh thông báo quỹ 200 triệu bảng đầu tư vào cầu cảng hậu Brexit
11:17' - 02/10/2020
Anh đã chính thức rời EU từ tháng 1, với một quá trình chuyển tiếp kéo dài đến hết tháng 12 tới nhằm giảm bớt tác động của cuộc "ly hôn" này.
-
Kinh tế Thế giới
Hạ viện Anh thông qua Dự luật Thị trường Nội địa hậu Brexit
08:10' - 30/09/2020
Ngày 29/9, Hạ viện Anh đã thông qua dự luật nhằm kiểm soát thị trường nội địa nước này hậu Brexit, bất chấp lời đe dọa có hành động pháp lý từ Liên minh châu Âu (EU).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thí điểm cho các công ty bảo hiểm đầu tư vàng
20:20' - 10/02/2025
Trung Quốc sẽ lần đầu tiên thí điểm cho các công ty bảo hiểm mua vàng, có thể giải phóng hàng tỷ USD vốn đầu tư vào thị trường kim loại quý này và tiếp thêm động lực cho đà tăng kỷ lục hiện tại.
-
Kinh tế Thế giới
Thương mại toàn cầu gặp rủi ro gì khi Mỹ triển khai thuế quan mới?
18:49' - 10/02/2025
Thương mại toàn cầu sẽ đối mặt với những rủi ro như thế nào khi Tổng thống Mỹ Donald Trump triển khai nhiều mức thuế mới và tiếp tục đe dọa áp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu?
-
Kinh tế Thế giới
Phản ứng mạnh từ các nước trước đe dọa thuế quan từ Mỹ
17:13' - 10/02/2025
Trong bối cảnh Mỹ tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp thuế quan với hàng hóa nhập khẩu, nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Trung Quốc, EU và Hàn Quốc đã phản ứng quyết liệt.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Bang California có thể sử dụng năng lượng hạt nhân để phát triển AI
15:20' - 10/02/2025
Công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể khiến nhiều nơi ở Mỹ, trong đó có bang California, phải sử dụng lại năng lượng hạt nhân.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc, Australia chuẩn bị cho kế hoạch của Mỹ áp thuế với thép, nhôm
15:06' - 10/02/2025
Hàn Quốc và Australia đang khẩn trương tìm các biện pháp ứng phó với kế hoạch của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc sẽ áp thuế 25% đối với tất cả các mặt hàng thép và nhôm nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Donald Trump không ủng hộ thương vụ sáp nhập giữa Nippon Steel và US Steel
10:13' - 10/02/2025
Tổng thống Donald Trump cho biết, Tập đoàn sản xuất thép Nippon Steel (Nhật Bản) sẽ không thể mua phần lớn cổ phần của Tập đoàn sản xuất thép US Steel (Mỹ).
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Pháp sẵn sàng đáp trả nếu Mỹ áp thuế với EU
08:03' - 10/02/2025
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố sẵn sàng đối đầu với ông Donald Trump về các mối đe dọa tài chính nếu Mỹ áp thuế với EU.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ dự kiến công bố mức thuế 25% với thép và nhôm nhập khẩu
07:35' - 10/02/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông sẽ công bố mức thuế mới 25% đối với tất cả các mặt hàng thép và nhôm nhập khẩu vào thị trường Mỹ vào ngày 10/2 theo giờ địa phương.
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát tại Nhật Bản trở thành mối lo ngại
07:30' - 10/02/2025
Lạm phát ở Nhật Bản có thể khó kiểm soát hơn dự kiến, gây nguy cơ cho tăng trưởng tiền lương thực tế và có thể trở thành lực cản đối với mức tiêu dùng hộ gia đình rất cần thiết.