Lãnh đạo Nhật Bản, Hàn Quốc hội đàm trong bối cảnh quan hệ căng thẳng
Đây là cuộc hội đàm cấp cao đầu tiên giữa hai nước kể từ khi căng thẳng giữa hai bên bùng phát liên quan vấn đề lao động cưỡng bức trong thời kỳ chiến tranh và dẫn tới xung đột thương mại trong thời gian gần đây.
Hãng tin Reuters dẫn nguồn tin Chính phủ Nhật Bản cho biết tại cuộc hội đàm, Thủ tướng Shinzo Abe đã nhấn mạnh Nhật Bản và Hàn Quốc là hai nước láng giềng quan trọng và sự phối hợp giữa hai bên rất quan trọng đối với việc giải quyết vấn đề chương trình hạt nhân của Triều Tiên.
Thủ tướng Nhật Bản cũng lưu ý rằng quan hệ giữa hai nước đã rơi vào tình trạng rất căng thẳng và không nên bỏ mặc hiện trạng này.
Trong khi đó, hãng tin Yonhap dẫn lời quan chức Hàn Quốc cho biết, tại cuộc hội đàm, hai bên nhất trí cần cải thiện quan hệ song phương căng thẳng hiện nay.
Hai bên cũng nhất trí rằng hợp tác giữa hai nước có vai trò quan trọng trong vấn đề Triều Tiên.
Tuy nhiên, cuộc hội đàm không đề cập khả năng tiến hành một cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Phát biểu với báo giới sau hội đàm, ông Lee Nak Yon cho biết ông đã trao tay ông Shinzo Abe bức thư của Tổng thống Moon Jae-in.
Ông Lee Nak Yon không tiết lộ nội dung bức thư. Tuy nhiên, theo giới chức Hàn Quốc, trong bức thư này, Tổng thống Moon Jae-in nhấn mạnh Nhật Bản là đối tác chủ chốt trong việc gìn giữ hòa bình khu vực.
Quan hệ giữa Tokyo và Seoul gần đây đã rơi xuống mức thấp nhất trong nhiều năm, sau khi các tòa án Hàn Quốc cuối năm 2018 ra phán quyết các công ty Nhật Bản phải bồi thường cho các nạn nhân bị cưỡng bức lao động trong thời gian Nhật Bản đô hộ bán đảo Triều Tiên.
Căng thẳng leo thang khi Nhật Bản ngày 4/7 vừa qua siết chặt các quy định xuất khẩu sang thị trường Hàn Quố các loại nguyên liệu công nghệ cao được sử dụng trong sản xuất chip điện tử và màn hìnhc.
Sau đó, Nhật Bản loại Hàn Quốc ra khỏi danh sách các đối tác thương mại đáng tin cậy, với lý do hệ thống kiểm soát xuất khẩu của Seoul đối với các mặt hàng nhạy cảm lỏng lẻo.
Phía Hàn Quốc đã phản đối mạnh các động thái trên của Nhật Bản, cho rằng đó là hành động trả đũa các phán quyết của tòa án Hàn Quốc và có thể phá hỏng các nguyên tắc thương mại tự do, cũng như ảnh hưởng tới kinh tế toàn cầu. Hàn Quốc cũng đã loại Nhật Bản ra khỏi danh sách các đối tác thương mại đáng tin cậy.
Chuyến thăm của ông Lee Nak Yon tới Nhật Bản lần này được xem là cơ hội để hai bên xoa dịu quan hệ căng thẳng hiện nay.
Trong cuộc gặp lãnh đạo đảng Công Minh - đối tác của đảng Dân chủ Tự do trong liên minh cầm quyền ở Nhật Bản - ngày 23/10, ông Lee Nak Yon bày tỏ hy vọng cuộc hội đàm với ông Abe sẽ giúp tạo nền tảng cho mối quan hệ "hướng tới tương lai" giữa hai nước./.
- Từ khóa :
- nhật bản
- hàn quốc
- Thủ tướng Nhật Bản
- Shinzo Abe
- Lee Nak Yon
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Nhật Bản
10:43' - 23/09/2019
Theo số liệu công bố ngày 23/9, Hàn Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Nhật Bản trong tháng 7 vừa qua, bất chấp những hạn chế xuất khẩu mà Tokyo áp đặt với Seoul.
-
Hàng hoá
Giá trị xuất khẩu ICT của Hàn Quốc tiếp tục giảm
07:06' - 23/09/2019
Xuất khẩu ICT của Hàn Quốc đã bắt đầu giảm kể từ tháng 11/2018. Trong tháng 8/2019, giá trị xuất khẩu các sản phẩm này đạt 15,23 tỷ USD, giảm 24,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Dấu hiệu Nhật Bản sẽ tiếp tục duy trì lập trường cứng rắn với Hàn Quốc
05:30' - 23/09/2019
Theo hãng tin Jiji Press, cuộc cải tổ Nội các của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho thấy Tokyo có thể sẽ tiếp tục duy trì lập trường cứng rắn đối với Hàn Quốc.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Dự luật giảm lạm phát là một thỏa thuận lớn với nước Mỹ
06:30'
Dự luật giảm lạm phát 2022 (IRA), vừa được Thượng viện Mỹ thông qua, giải quyết không chỉ thách thức lạm phát mà cả một số vấn đề quan trọng mà nền kinh tế và xã hội Mỹ phải đối mặt lâu nay.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh nghiệm của Malaysia trong việc kiểm soát giá thịt gà
05:30'
Thủ tướng Malaysia Ismail Sabri cho biết, các biện pháp can thiệp của chính phủ nhằm đảm bảo nguồn cung an ninh lương thực đã có kết quả.
-
Kinh tế Thế giới
Anh và Trung Quốc nhất trí nối lại các chuyến bay chở khách trực tiếp
18:27' - 10/08/2022
Ngày 10/8, Đại sứ quán Anh tại Trung Quốc cho biết Bắc Kinh và London đã nhất trí nối lại các chuyến bay chở khách trực tiếp giữa 2 nước.
-
Kinh tế Thế giới
Chống dịch COVID-19: Giải pháp căn cơ của Nhật Bản
16:24' - 10/08/2022
Chính phủ Nhật Bản đã có những điều chỉnh lớn trong chiến lược chống dịch COVID-19 sau khi làn sóng lây nhiễm mới bùng phát mạnh trở lại
-
Kinh tế Thế giới
Công ty của Indonesia tham gia vận chuyển ngũ cốc từ Nga
14:53' - 10/08/2022
PT Comexindo International - công ty liên doanh giữa Tập đoàn Arsari (Indonesia) và công ty Harvest Commodities của Mỹ và Thụy Sĩ là đơn vị đầu tiên vận chuyển ngũ cốc từ Nga từ khi xung đột Ukraine.
-
Kinh tế Thế giới
Vụ cháy kho dầu lớn nhất Cuba: Nước mưa tại khu vực đã có màu sắc khác
14:13' - 10/08/2022
Bộ trưởng Khoa học, công nghệ và môi trường Cuba cảnh báo về những tác động đối với môi trường và sức khỏe người dân từ vụ hỏa hoạn tại kho chứa dầu thô bên Vịnh Matanzas kéo dài trong 5 ngày qua.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Hàn Quốc xin lỗi vì để xảy ra tình trạng ngập lụt ở thủ đô Seoul
14:05' - 10/08/2022
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol ngày 10/8 đã lên tiếng xin lỗi người dân trên cả nước sau khi mưa lớn gây ra tình trạng ngập lụt nghiêm trọng ở thủ đô Seoul.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia theo đuổi 5 chiến lược phát triển kinh tế biển
14:02' - 10/08/2022
Bộ Biển và Nghề cá Indonesia (KKP) đang theo đuổi 5 chiến lược kinh tế biển thông qua một số chương trình nhằm khai thác tối đa tiềm năng của một trong những thế mạnh kinh tế của Indonesia.
-
Kinh tế Thế giới
Người dân Anh tìm cách thích ứng trong cơn "bão giá"
12:26' - 10/08/2022
Người dân Anh đang tìm cách vượt "cơn bão" lạm phát đang khi giá cả mọi mặt hàng, từ lương thực cho đến năng lượng, đều tăng vọt.