Lấy ý kiến hoàn thiện hệ thống định mức dự toán xây dựng
Bộ Xây dựng đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan tiến hành xây dựng, rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện để công bố hệ thống gần 20.000 định mức xây dựng.
Trong số đó, chủ yếu tập trung hoàn thiện hệ thống định mức dự toán phục vụ lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng; định mức dịch vụ hạ tầng kỹ thuật đô thị để quản lý chi phí dịch vụ đô thị.
Cục trưởng Cục Kinh tế xây dựng Phạm Văn Khánh khẳng định, hệ thống định mức là cơ sở quan trọng cho các chủ thể tham gia trong quá trình đầu tư xây dựng, hoạt động dịch vụ đô thị đối với các dự án đầu tư xây dựng và dịch vụ đô thị sử dụng vốn nhà nước (vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách) cũng như dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP). Hệ thống định mức tương đối đồng bộ và bao trùm hầu hết các khâu trong lĩnh vực đầu tư xây dựng và dịch vụ đô thị. Hệ thống định mức xây dựng hiện nay gồm định mức do Bộ Xây dựng đã công bố, định mức chuyên ngành của các Bộ và định mức đặc thù từ các địa phương. Ngoài ra, hệ thống định mức dự toán từng bước rà soát, sửa đổi trên cơ sở cập nhật các nội dung sửa đổi, bổ sung của hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật thi công và nghiệm thu công trình xây dựng; cập nhật các loại vật liệu mới, công nghệ thi công mới được đưa vào sử dụng trong xây dựng công trình. Nhờ đó, loại bỏ những định mức lạc hậu, không còn phù hợp với tiêu chuẩn, công nghệ thi công. Theo ông Khánh, phương pháp tính toán và điều chỉnh định mức đã được đổi mới nên cơ bản đáp ứng được các yêu cầu quản lý để phục vụ công tác xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình và chi phí dịch vụ đô thị. Chuyển đổi từ định mức dự toán sang định mức cơ sở là để lập đơn giá. Khác định mức lập dự toán trước là lập theo điều kiện chuẩn, sau đó nhân hệ số chuyển đổi, đó là định mức dự toán. Còn định mức chuyển đổi cũng là định mức để lập đơn giá nhưng phương pháp xác định định mức khác một chút; phải đi điều tra từ thực tiễn, phù hợp với thực tiễn về công nghệ, về điều kiện thực hiện và về mặt bằng năng suất – ông Khánh phân tích. Bất kỳ quốc gia hay ngành nào cũng đều muốn đạt hiệu quả gần với thực tế nhất. Đấy chính là bản chất của quản lý cơ chế thị trường. Mọi thông tin quản lý xuất phát từ thực tế, đi khảo sát cụ thể phần việc đang triển khai. Đó là giá trị lớn nhất mà phương pháp này mang lại, bảo đảm nguyên tắc tính đúng tính đủ; còn chỉ số tuyệt đối không bao giờ có vì đó chỉ là căn cứ để lập dự toán. Sau đó, có giá gói thầu cho sát với thực tế nhất, để khi đấu thầu không bị vỡ thầu hay gây thất thoát lãng phí đối với các dự án đầu tư công – ông Khánh chia sẻ. Dưới góc độ chuyên gia, PGS.TS Bùi Mạnh Hùng – Đại học Kiến trúc Hà Nội nhận xét, định mức của ngành xây dựng lâu nay cũng đã có nhiều đổi mới phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam. Tuy nhiên, giai đoạn vừa qua, việc rà soát, làm mới định mức chưa được trọn vẹn. Bởi vậy, Quyết định 2038/QĐ-TTg của Chính phủ phê duyệt Đề án hoàn thiện hệ thống định mức và giá và xây dựng là chủ trương rất đúng để xác định lại định mức và đơn giá. Chi phí của ngành xây dựng phụ thuộc chính vào định mức. Nếu định mức chuẩn thì giá sẽ chuẩn và chi phí cho công trình sẽ chính xác hơn./.- Từ khóa :
- bộ xây dựng
- đô thị
- xây dựng
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Xây dựng chuyển giao hơn 40% vốn điều lệ nhà nước tại Licogi sang SCIC
15:57' - 26/12/2018
Bộ Xây dựng chuyển giao 40,71% cổ phần sở hữu nhà nước tại Licogi sang SCIC theo quy định.
-
DN cần biết
Bộ Xây dựng tiếp tục đơn giản hóa điều kiện đầu tư kinh doanh
18:43' - 31/10/2018
Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Xây dựng Tống Thị Hạnh cho biết, trong thời gian tới, Bộ Xây dựng tiếp tục đề xuất, bãi bỏ một số điều kiện đầu tư kinh doanh đang được quy định trong các luật chuyên ngành.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Xây dựng vận hành trung tâm một cửa hành chính tập trung
16:37' - 30/10/2018
Bộ Xây dựng là nơi đầu tiên vận hành trung tâm một cửa hành chính tập trung tại trụ sở của Bộ này ở 37 Lê Đại Hành. Đây là thông tin được cộng đồng doanh nghiệp và người dân chờ đón.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Bổ sung dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2023
07:15'
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký chứng thực Nghị quyết số 223/2025/QH15 bổ sung dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2023 và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2023.
-
Tài chính
Thành lập Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ đầu tư
21:35' - 11/07/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 1511/QĐ-TTg ngày 11/7/2025 về việc thành lập Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ đầu tư.
-
Tài chính
TP. Hồ Chí Minh công bố danh sách 100 doanh nghiệp nợ đóng bảo hiểm
14:25' - 11/07/2025
Ngày 11/7, Bảo hiểm xã hội Khu vực XXVII (TP. Hồ Chí Minh) công bố danh sách 100 doanh nghiệp trên địa bàn chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế kéo dài từ 6 tháng trở lên với số tiền lớn.
-
Tài chính
Bitcoin tiếp tục đà tăng tốc
12:49' - 11/07/2025
Giá bitcoin đã vọt lên mức cao kỷ lục mới, phá vỡ mốc 113.000 USD trong phiên ngày 10/7, trong bối cảnh làn sóng lạc quan lan rộng trên các thị trường tài sản rủi ro.
-
Tài chính
Các nhà đầu tư Nhật Bản đẩy hoạt động M&A lên mức cao kỷ lục
08:39' - 11/07/2025
Tổng giá trị các thương vụ của Nhật Bản, bao gồm cả giao dịch trong nước và quốc tế, đã tăng hơn gấp ba lần so với cùng kỳ năm trước, lên 214,8 tỷ USD – mức cao nhất cho nửa năm.
-
Tài chính
Nợ của Hàn Quốc lần đầu tiên vượt mốc 1.200.000 tỷ won
21:29' - 10/07/2025
Bộ Kinh tế và Tài chính Hàn Quốc cho biết vào ngày 10/7, tổng nợ công tính đến tháng 5 là 1.217.800 tỷ won, tăng 19.900 tỷ won so với tháng 4 và 61.700 tỷ won so với tháng 1.
-
Tài chính
Sửa Luật Quản lý thuế, tinh gọn bộ máy, thúc đẩy chuyển đổi số
21:13' - 10/07/2025
Luật Quản lý thuế hiện hành được ban hành từ năm 2006, triển khai từ ngày 1/7/2007 đến nay đã gần 20 năm, nên cần sửa đổi toàn diện.
-
Tài chính
Thu ngân sách nhà nước tăng hơn 28%
18:28' - 10/07/2025
Ngày 10/7, Bộ Tài chính cho biết, thu ngân sách nhà nước 6 tháng đạt 1.332,3 nghìn tỷ đồng, bằng 67,7% dự toán, tăng 28,3% so cùng kỳ năm 2024.
-
Tài chính
Lỗ hổng thuế khiến Nhật Bản thất thu gần 100 tỷ yen
09:40' - 10/07/2025
Cơ quan thuế Nhật Bản đã xác nhận thông qua các cuộc kiểm toán rằng khoảng 640 tỷ yen tiền cổ tức đã được phân phối từ các TMK cho Singapore trong giai đoạn 2020 và 2022.