Lo lắng về việc phân phối vaccine COVID-19 trước nguy cơ kiểm soát xuất khẩu
Trong khi đó, những cãi vã xung quanh vấn đề cung ứng vaccine lại xảy ra giữa các nước giàu có nhất trên thế giới vốn là những nước đang có các chương trình tiêm chủng vaccine đi trước rất nhiều so với các nước nghèo hơn.
Điều này được thể hiện qua việc Liên minh châu Âu (EU) có khả năng kiểm soát hoạt động xuất khẩu vaccine, một động thái được cho là nhằm vào Anh do hiện nguồn cung vaccine Oxford/AstraZeneca đang bị thiếu hụt. Đây được cho là hành động "đáp trả" và sẽ khó có thể dỡ bỏ cho dù vấn đề cung ứng đã được cải thiện. Ủy ban châu Âu (EC), nơi xử lý các vấn đề liên quan đến thủ tục cho EU, không phải là một khách hàng chuyên đi mua thuốc, đã ký các hợp đồng mua vaccine với các nhà sản xuất chậm hơn so Chính phủ Anh. Ngoài ra, hợp đồng mà Anh ký được có điều khoản chặt chẽ với AstraZeneca. Nước Anh cũng là nước đầu tư từ sớm vào chuỗi cung ứng nhằm giảm thiểu rủi ro cho các nhà sản xuất, trong khi EU mãi sau này mới đưa ra cam kết đóng góp 335 triệu euro để xây dựng nhà máy sản xuất vaccine AstraZeneca. Mặc dù AstraZeneca có thế mạnh về cải tiến sáng tạo, nhưng họ có ít kinh nghiệm về vaccine. Trong các hợp đồng ký với Anh và EU, AstraZeneca đã hứa quá đà và thực hiện cung cấp vaccine bị chậm tiến độ hơn so với hợp đồng họ ký. Khi những khó khăn này xuất hiện tại một nhà máy ở Bỉ cung cấp vaccine theo hợp đồng, thay vì chia sẻ với nhau những thiếu hụt do không đủ cung ứng đối với các khách hàng đặt mua tại EU như là cách mà Pfizer đã xử sự hồi năm ngoái, AstraZeneca lại tôn trọng hợp đồng mà họ đã ký với khách hàng này mà làm ảnh hưởng đến các khách hàng sau. Thực tế là hợp đồng mà AstraZeneca ký với Anh được bảo vệ mạnh hơn nhưng cũng họ không hủy bỏ những cam kết đã ký với EU. Điều trớ trêu đó là EU đang tranh giành để có được vaccine trong khi trước đó người dân đã được cơ quan quản lý gieo vào đầu những "thận trọng thái quá" đối với khả năng các phản ứng phụ và đưa ra những nhận xét không có căn cứ về tính hiệu quả của vaccine này. Nguồn cung thiếu đã khiến nhiều chính phủ và thể chế của EU đối mặt với những đánh đổi phức tạp giữa chính trị và đạo đức. Trong khi đó, Chính phủ của Thủ tướng Boris Johnson đã nhận được phần thưởng chính trị vì đã tiến hành chương trình tiêm chủng vaccine từ rất sớm, tuy trước đó chính phủ từng bị chỉ trích về cách thức xử lý đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, London vẫn đối mặt với những vấn đề khác. Nếu như chuyển các liều vaccine cho EU, chính phủ có khả năng đối mặt với sự phản kháng từ những cử tri trẻ tuổi, những người mà tương lai triển vọng của họ bị ảnh hưởng nhiều từ lệnh phong tỏa để bảo vệ cho người già và những người có bệnh nền dễ bị tổn thương và đáng lẽ sẽ đến lượt được tiêm. Mặt khác, hình ảnh nước Anh sẽ thật tệ nếu như họ tích trữ thuốc lại để dành cho những người trẻ tuổi ở Anh trong khi hàng nghìn người già và bệnh nền ở EU đang bị chết do làn sóng dịch thứ 3 đang diễn ra tại châu Âu. Báo Financial Timesbình luận cho rằng kiểm soát xuất khẩu tại EU không nên là lựa chọn để giải quyết vấn đề. Kiểm soát xuất khẩu không làm tăng mà nhiều khả năng lại làm giảm cung. Những chính phủ dân chủ, theo quan điểm tự do thương mại, nên phản đối việc ngăn các công ty thực hiện hợp đồng họ đã ký với khách hàng. Việc chặn xuất khẩu có thể dẫn đến nguy cơ trả đũa và tạo ra hiệu ứng dây chuyền lên các chuỗi cung ứng phức hợp toàn cầu. Bài báo cho rằng Anh, Ủy ban châu Âu và nhà cung cấp vaccine nên ngồi lại cùng nhau để đưa ra thỏa hiệp chung nhằm giúp công ty thuốc đáp ứng được các yêu cầu của EU. Bài báo thừa nhận thiện chí giữa Anh và EU dường như hơi bị thiếu sau khi Anh rời khỏi EU. Hiện nay Anh đang đàm phán đặt liều lượng lớn sản xuất vaccine AstraZeneca từ Ấn Độ, và điều chuyển một phần sản xuất hiện đã có tại một nhà máy tại Hà Lan sang cho EU. Lý do là để chuyển bớt vaccine cho EU nhằm giảm bớt sự gia tăng lây nhiễm hiện nay ở khối và làm tăng hy vọng của người dân Anh sẽ được phép đi sang các nước EU du lịch mùa Hè. Tình trạng khan hiếm vaccine tại EU có lẽ sẽ sớm chấm dứt vì ngày càng có thêm nhiều loại vaccine được chấp thuận đưa vào sử dụng và các nhà máy sản xuất cũng được mở rộng. Nhu cầu tiêm vaccine của con người sẽ còn kéo dài trong nhiều năm tới. Do đó, điều cần làm hiện nay là có sự hợp tác trên lĩnh vực nghiên cứu khoa học, sản xuất và cung ứng vaccine chứ không phải là để các nước rơi vào chủ nghĩa bảo hộ./.Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Châu Âu đặt mục tiêu dẫn đầu toàn cầu về sản xuất vaccine ngừa COVID-19
21:38' - 26/03/2021
Với 52 nhà máy tham gia hoạt động này trên khắp châu lục, châu Âu nên dẫn đầu thế giới về việc sản xuất vaccine ngừa bệnh COVID-19 vào cuối năm nay.
-
Kinh tế tổng hợp
Pháp kêu gọi Anh đạt thỏa thuận về phân phối vaccine của AstraZeneca
21:30' - 26/03/2021
Ngày 26/3, Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian cho rằng Anh đang gây sức ép với Liên minh châu Âu (EU) do nước này bị thiếu vaccine ngừa COVID-19 để tiêm phòng cho người dân.
-
Kinh tế tổng hợp
Ngành du lịch Mỹ trước cơ hội phục hồi nhờ vaccine COVID-19
16:10' - 26/03/2021
Theo dữ liệu của Cơ quan an toàn giao thông Mỹ, lưu lượng người đi du lịch vẫn ở mức thấp, song đã thoát khỏi mức thấp đỉnh điểm.
-
Kinh tế tổng hợp
Việt Nam sẽ sớm có vaccine ngừa COVID-19 an toàn, hiệu quả
13:16' - 26/03/2021
Thời gian nghiên cứu, sản xuất vaccine Nano Covax đã rút ngắn đến mức tối đa có thể, nhưng vẫn phải đảm bảo tính khoa học, an toàn, nhằm sớm có vaccine ngừa COVID-19 hiệu quả cho người dân Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp thuế 50% với đồng và tiếp tục chiến dịch thuế quan với các đối tác
10:36'
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 8/7 tuyên bố sẽ không gia hạn thời hạn áp thuế quan với hàng chục nền kinh tế ngày 1/8, đồng thời công bố kế hoạch áp mức thuế riêng 50% đối với mặt hàng đồng nhập khẩu
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ giảm bớt sản xuất dầu mỏ trong năm 2025
10:20'
Mỹ sẽ sản xuất ít dầu mỏ hơn so với dự báo trước đây do giá dầu giảm khiến các nhà sản xuất trong nước cắt giảm hoạt động.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ khẳng định không lùi thời hạn áp thuế quan
07:15'
Ngày 8/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump tái khẳng định các nước bị Mỹ áp thuế quan mà ông gọi là “thuế đối ứng” sẽ bắt đầu áp dụng từ ngày 1/8 và ông sẽ không gia hạn việc miễn áp dụng các biện pháp này.
-
Kinh tế Thế giới
Nhập khẩu hàng hóa theo container đường biển từ Trung Quốc vào Mỹ vẫn giảm
20:38' - 08/07/2025
Hoạt động nhập khẩu hàng hóa vận chuyển trong các container từ Trung Quốc vào Mỹ trong tháng 6/2025 đã giảm 28,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Ủy ban Năng suất Australia hối thúc chính phủ dỡ bỏ thêm rào cản thuế quan
17:21' - 08/07/2025
Ủy ban Năng suất liên bang Australia mới đây kêu gọi chính phủ nước này dỡ bỏ thêm một số hàng rào thuế quan còn lại đối với hàng hóa nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Nhật Bản và Hàn Quốc đẩy mạnh đàm phán
10:43' - 08/07/2025
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba ngày 8/7 cho biết nước này sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc đàm phán với Mỹ nhằm tìm kiếm một thỏa thuận thương mại song phương.
-
Kinh tế Thế giới
Eurogroup thống nhất ưu tiên củng cố tài khóa và thúc đẩy vai trò quốc tế của đồng euro
09:21' - 08/07/2025
Ngày 7/7, tại Brussels (Bỉ), nhóm các Bộ trưởng Tài chính khu vực đồng euro (Eurogroup) đã tổ chức cuộc họp định kỳ nhằm trao đổi và thống nhất quan điểm về các vấn đề trọng tâm của khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS 2025 khép lại với nhiều đồng thuận
09:01' - 08/07/2025
Ngày 7/7, Hội nghị Thượng đỉnh BRICS năm 2025 tại thành phố Rio de Janeiro của Brazil đã bế mạc sau 2 ngày họp với nhiều đồng thuận.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ Donald Trump nêu điều kiện có thể gia hạn thuế tiếp sau ngày 1/8
08:01' - 08/07/2025
Ngày 7/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định ngày 1/8 là mốc thời hạn mới cho việc áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại của Mỹ nhưng có thể sẽ được tiếp tục gia hạn.