Lối đi nào cho thị trường bán lẻ Hà Nội?
Để đưa Hà Nội trở thành trung tâm giao thương, kinh tế của cả nước và khu vực Đông Nam Á, UBND thành phố Hà Nội đã xây dựng quy hoạch phát triển thương mại đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Mặc dù, thị trường bán lẻ của Việt Nam nói chung và của Hà Nội nói riêng trong những năm qua phát triển khá mạnh mẽ, nhưng cũng đã nảy sinh không ít bất cập, khó khăn cần khắc phục.
Theo các chuyên gia kinh tế, những năm gần đây, thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá là phát triển khá mạnh khi tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội có mức tăng trưởng nhanh.
Năm 2018, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt gần 4,4 triệu tỷ đồng, tăng 11,7% so với năm 2017. Đây là mức tăng trưởng đột phá và cao nhất trong 5 năm trở lại đây.
Đến nay, tỷ lệ hàng Việt trong hệ thống phân phối, nhất là siêu thị được duy trì ở mức cao. Đơn cử, Co.opmart từ 90 - 93%, Satra 90 - 95%, Vinmart 96%, Big C 90%... Tỷ lệ hàng Việt tại các chợ truyền thống, cửa hàng tiện lợi chiếm từ 60% trở lên.
Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng thị trường bán lẻ Việt Nam đang thiếu một chiến lược tổng thể và toàn diện để đẩy mạnh phát triển thương mại trong nước một cách bền vững.
Bên cạnh đó, thiếu tính liên kết giữa các lực lượng tham gia thị trường, tính chuyên nghiệp không cao, năng lực tài chính hạn chế…
Đặc biệt, hệ thống chuỗi siêu thị, cửa hàng bán lẻ thiếu tính chuyên nghiệp từ công nghệ quản trị chuỗi đến tổ chức trưng bày hàng hóa, giá cả thiếu cạnh tranh, mạng lưới chưa rộng khắp, chưa tương xứng với nhu cầu của khách hàng.
Thói quen mua sắm hàng hóa tại hệ thống chợ truyền thống của người tiêu dùng cũng là thách thức lớn đối với các danh nghiệp bán lẻ.
Với vị thế đặc biệt, Hà Nội không chỉ đóng vai trò là đầu mối sản xuất, kinh doanh, mà còn dẫn dắt hoạt động kinh tế của cả khu vực Bắc bộ.
Cùng với đó là sự phát triển mạnh của loại hình bán lẻ hiện đại, nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm, vui chơi ngày càng cao của người dân Thủ đô.
Theo Sở Công Thương Hà Nội, đến nay, toàn thành phố có 22 trung tâm thương mại, 125 siêu thị, 454 chợ và hơn 700 cửa hàng tiện ích. Nhờ đó, đã hình thành phương thức thương mại hiện đại, văn minh, phù hợp xu thế phát triển chung của thế giới.
Bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam cho rằng, mô hình thương mại hiện đại ngày càng chiếm ưu thế so với kênh bán lẻ truyền thống, đặc biệt là việc đa dạng sản phẩm, bảo đảm chất lượng, nguồn gốc hàng hóa.
Đặc biệt, với sự xuất hiện của các trung tâm thương mại sang trọng và đẳng cấp đã góp phần thay đổi đáng kể diện mạo thành phố, song, dù vốn đầu tư lớn và vị trí đắc địa, nhiều trung tâm thương mại vẫn giảm sút khách hàng.
Theo Sở Công Thương Hà Nội, hiện các loại hình trung tâm thương mại trên địa bàn Thủ đô như chuỗi siêu thị Hapro, Vinmart, BigC, Co.opmart… chủ yếu là trung tâm mua sắm tổng hợp, phục vụ bán lẻ chứ chưa có các trung tâm thương mại quốc tế, các trung tâm bán buôn và trung tâm logistics lớn…
Một số trung tâm mua sắm hiện đại mới như Aeon Mall, Royal, Time City, hay Lotte… tuy có quy mô lớn hơn, song vẫn chưa thể đạt tiêu chuẩn của thế giới (theo đánh giá của Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam) nên chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập và chưa tương xứng với tiềm năng của Thủ đô.
Lý giải nguyên nhân, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho hay, một mặt cơ chế thu hút đầu tư hiện chưa thực sự hấp dẫn, mặt khác các nhà đầu tư cũng phải căn cứ nhu cầu thị trường để quyết định lập dự án.
Bà Lan cho rằng, quy hoạch hệ thống thương mại cũng bộc lộ bất cập dẫn tới tình trạng một số chợ đầu mối hoạt động thiếu hiệu quả...
Trong khi đó, theo Kế hoạch số 117/KH-UBND (ngày 24/5/2018) về triển khai phát triển thương mại, dịch vụ văn minh, hiện đại trên địa bàn, Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 sẽ phát triển 52 trung tâm mua sắm; 23 đại siêu thị, 111 siêu thị hạng 2, 865 siêu thị hạng 3; 595 chợ, 1.000 cửa hàng tiện ích; 1.000 máy bán hàng tự động đặt tại các địa điểm công cộng…
Theo ông Lê Hồng Thăng, Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, để hoàn thành mục tiêu này, UBND thành phố Hà Nội triển khai nhiều giải pháp khắc phục khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp.
Trên cơ sở rà soát quá trình triển khai quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ từ năm 2012 đến nay và căn cứ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, thời gian tới, Sở tiếp tục xem xét điều chỉnh, cập nhật vị trí phù hợp đối với những dự án có trong quy hoạch ngành Thương mại nhưng thực tế không còn quỹ đất.
Thành phố Hà Nội sẽ tăng cường các cơ chế, chính sách thu hút, hỗ trợ đầu tư, nâng cấp hạ tầng hệ thống thương mại trong một chiến lược phát triển tổng thể; tăng cường hợp tác quốc tế, liên kết với các tập đoàn, doanh nghiệp lớn có kinh nghiệm để khắc phục khó khăn về vốn, công nghệ, nhân lực...
Cùng với đó, thành phố chủ động rà soát quy hoạch và thu hút đầu tư phát triển hạ tầng thương mại nhằm đi trước, đón đầu xu hướng đô thị hóa của thành phố; tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực thương mại, thu hút nhiều dự án có quy mô lớn, đóng vai trò quan trọng như bốn trung tâm thương mại của Tập đoàn Vingroup tại các huyện Ðông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì và Tập đoàn Semaris (Pháp) chuẩn bị cho dự án chợ đầu mối quốc tế nông sản tại huyện Gia Lâm…"./.
Tin liên quan
-
Thị trường
Nhận diện các thương vụ mua bán sáp nhập ở thị trường bán lẻ
14:40' - 16/04/2019
Thời gian gần đây, thị trường bán lẻ phân khúc cửa hàng tiện lợi chứng kiến các thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) thành công. Điều này cho thấy xu thế M&A tại lĩnh vực này đang có dấu hiệu gia tăng.
-
Hàng hoá
Làm sao để nông sản Việt tham gia sâu vào chuỗi bán lẻ hiện đại?
18:48' - 09/04/2019
Các cuộc xúc tiến thương mại vẫn còn hạn chế về số lượng hợp tác xã tham gia, số hợp tác xã thành công trong ký kết các hợp đồng tiêu thụ nông sản sau khi kết thúc hoạt động xúc tiến còn khiêm tốn.
-
Kinh tế Thế giới
Xu hướng phát triển của ngành bán lẻ thế giới
05:30' - 27/03/2019
Những chiến lược kinh doanh đề cao trách nhiệm với môi trường đang ngày càng được các nhà bán lẻ quan tâm bởi chúng vừa góp phần giúp công ty điều tiết chi phí lại đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Lotte Mart giảm giá tới 50% các sản phẩm cho trẻ em
11:32'
Từ ngày 21/05 đến 03/06/2025, siêu thị Lotte Mart triển khai chương trình khuyến mãi “25 triệu trẻ em hôm nay thế giới ngày mai” với 2.500 sản phẩm giảm giá đến 50%.
-
Thị trường
Tăng cường kết nối doanh nghiệp đồ gỗ và nội thất Việt Nam - Ấn Độ
10:50'
Chiều 21/5, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ tổ chức Hội thảo trực tuyến “Hợp tác Việt Nam - Ấn Độ trong ngành đồ gỗ và nội thất” nhằm thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư giữa các doanh nghiệp hai nước.
-
Thị trường
VietOffice 2025 hướng đến tiêu chí xanh
13:33' - 21/05/2025
Triển lãm VietOffice 2025 dành sự ưu tiên và chào đón các sản phẩm mới, giải pháp mới có tính đột phá, tân tiến với 150 gian hàng, quy tụ 100 doanh nghiệp đến từ 8 quốc gia và vùng lãnh thổ.
-
Thị trường
Giá thực phẩm tại Canada tiếp tục tăng vượt tốc độ lạm phát chung
10:11' - 21/05/2025
Mặc dù tốc độ lạm phát hàng năm đã hạ nhiệt vào tháng trước, Cơ quan Thống kê Canada cho biết người tiêu dùng vẫn chứng kiến giá thực phẩm tăng với tốc độ nhanh hơn.
-
Thị trường
Sắp diễn ra Hội nghị Phát triển ngành gia cầm Việt Nam theo chuỗi giá trị bền vững
17:48' - 20/05/2025
Ngày 22/5, sẽ diễn ra Hội nghị Phát triển ngành gia cầm Việt Nam theo chuỗi giá trị bền vững. Hội nghị sẽ mổ xẻ các vấn đề nóng của ngành này mà nhà nước, doanh nghiệp, người chăn nuôi rất quan tâm.
-
Thị trường
Thủy sản Việt Nam tìm cách thoát “bẫy phụ thuộc”
08:00' - 20/05/2025
Tái cơ cấu chiến lược tiếp cận thị trường, trọng tâm là đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đa dạng sản phẩm và nâng cao giá trị gia tăng sẽ giảm thiểu rủi ro và đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu ổn định.
-
Thị trường
Thời điểm vàng để kích cầu nội địa
14:00' - 18/05/2025
Kích cầu và thúc đẩy tiêu dùng nội địa được xác định là một trong ba động lực then chốt để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2025.
-
Thị trường
Thị trường thép ASEAN và những thách thức
08:42' - 15/05/2025
Việc Trung Quốc gia tăng xuất khẩu thép sang ASEAN được thể hiện rõ qua số liệu xuất nhập khẩu thép vào khu vực này trong quý I/2025.
-
Thị trường
Cà phê Việt Nam bứt phá từ chất lượng và thị trường xuất khẩu
16:09' - 14/05/2025
Khi giá cà phê liên tục ở mức cao và thị trường xuất khẩu tăng trưởng ấn tượng, ngành hàng cà phê Việt Nam đang bước vào giai đoạn “vàng” để bứt phá.