Malaysia nối lại các dự án hợp tác với Trung Quốc
Malaysia mới đây đã chính thức tuyên bố nối lại hai dự án hợp tác lớn với Trung Quốc, bao gồm dự án xây dựng tuyến đường sắt kết nối bờ biển phía Đông (East Coast Rail Link - ECRL) và dự án khu đô thị kết hợp dịch vụ thương mại tại Bandar (Bandar Malaysia).
Theo báo trên, dư luận nói chung đều đánh giá tích cực việc chủ động thúc đẩy đàm phán và nối lại các dự án hợp tác xây dựng cơ sở hạ tầng với phía Trung Quốc của Chính phủ Malaysia trong thời gian vừa qua. Đây được cho là giải pháp phù hợp để góp phần tăng cường thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế.
Bên cạnh đó, việc làm này được thực hiện đúng vào dịp kỷ niệm một năm cầm quyền của Liên minh Hy vọng, nên nó càng có ý nghĩa trong việc củng cố và nâng cao uy tín trước người dân của Chính quyền.
Chuyên gia Lee Heng Guie, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Xã hội của Malaysia, cho rằng ECRL và Bandar Malaysia sẽ giúp hỗ trợ khoảng 140 ngành nghề hiện đang gặp khó khăn trong lĩnh vực xây dựng và kiến trúc. Điều này không chỉ tạo ra tác động tích cực mà còn góp phấn đưa kinh tế Malaysia vượt qua khó khăn và thách thức do sự mất ổn định của môi trường toàn cầu mang lại.
Giáo sư chuyên ngành kinh tế Jinlong Yao của Đại học Sunway (Malaysia) nhận định việc tái khởi động dự án Bandar Malaysia sẽ giúp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, kích thích GDP tăng trưởng. Bên cạnh đó, nếu tới đây đầu tư nước ngoài vào Malaysia tăng lên sẽ đồng nghĩa với việc chính sách kinh tế của chính quyền ông Mahathir Mohamad đã giành được sự tin tưởng, tín nhiệm của các nhà đầu tư.
Sau khi giành thắng lợi tại cuộc bầu cử hồi tháng 5/2018, chính phủ của Liên minh Hy vọng do ông Mahathir Mohamad đứng đầu đã tuyên bố tạm dừng một số dự án hợp tác với Trung Quốc do nghi ngờ về tính minh bạch, trong đó có hai dự án lớn về xây dựng cơ sở hạ tầng là ECRL và Bandar Malaysia. Tuy nhiên, mặc dù các dự án trên đã được gác lại, nhưng kinh tế Malaysia vẫn không có dấu hiệu được cải thiện.
Thêm vào đó, những cam kết do Liên minh Hy vọng đưa ra khi vận động tranh cử cho đến nay vẫn chưa được thực hiện. Một số cuộc điều tra xã hội gần đây cho thấy, ngày càng nhiều người trẻ tuổi tỏ ra thất vọng với cách thức cầm quyền và điều hành đất nước của Liên minh Hy vọng.
Tờ báo nhấn mạnh chính quyền của ông Mahathir Mohamad trong bối cảnh đó đã nhận thức được rằng cần phải tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế để trấn an và giành lại sự ủng hộ của người dân. Theo đó, quyết định nối lại hai dự án lớn trong hợp tác với Trung Quốc kể trên chính là một trong những giải pháp quan trọng góp phần thúc đẩy kinh tế Malaysia phát triển.
Ông Mahathir Mohamad mới đây cũng phát biểu rằng, trong năm cầm quyền đầu tiên, chính phủ của Liên minh Hy vọng sẽ tập trung củng cố chính trị và kinh tế, đưa Malaysia thoát ra khỏi bóng đen của sự trì trệ và tham nhũng. Bên cạnh đó, ông Mahathir cũng cam kết sẽ bảo đảm cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư bản địa được tham gia vào các dự án ECRL và Bandar Malaysia. Đây chính là biện pháp động viên để giới thương nhân và doanh nghiệp bản địa tiếp tục ủng hộ chính quyền của Liên minh Hy vọng.
Liên quan đến vấn đề này, một nghiên cứu viên của Viện Nghiên cứu Kinh tế Malaysia (MIER) cho rằng, điểm chung nhất của việc tái khởi động hai dự án ECRL và Bandar Malaysia là tạo ra nhiều việc làm, cũng như mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp bản địa tham gia các dự án phát triển quy mô lớn. Chuyên gia này khẳng định, dự án Bandar Malaysia tới đây chắc chắn sẽ có sự điều chỉnh để mở rộng hơn nữa cơ hội tham gia của các doanh nghiệp địa phương.
Cùng quan điểm trên, ông Datuk Matthew Tee, Chủ tịch Hiệp hội các nhà thầu châu Á-Thái Bình Dương (IFAWPCA) nhận định rằng Chính phủ Malaysia sau khi tái khởi động các dự án kể trên sẽ tập trung ưu tiên để các doanh nghiệp bản địa cùng tham gia đầu tư tại các dự nước ngoài quy mô lớn, mang lại lợi ích trực tiếp cho người dân.
Ông Tee khẳng định, mặc dù cần nhiều vốn đầu tư nước ngoài, các dự án ECRL và Bandar Malaysia cũng sẽ mang lại không ít cơ hội cho các thương nhân và doanh nghiệp địa phương. Do đó, việc tái khởi động hai dự án này sẽ có thể góp phần vào nỗ lực chấn hưng kinh tế Malaysia nói chung và ngành xây dựng nói riêng trong thời gian tới./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia và Malaysia phản đối quyết định cấm dầu cọ của EU
06:30' - 20/04/2019
Hai nước cảnh báo mạnh mẽ rằng đã chuẩn bị để thực hiện các biện pháp trả đũa. Hai nước sẽ không ngần ngại đưa vụ việc lên WTO, bên cạnh việc thực hiện các hành động đơn phương.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia: Giải pháp nào để vượt "bẫy" thu nhập trung bình?
06:30' - 03/04/2019
Malaysia cần tiến hành hàng loạt cải cách về vấn đề phân quyền trong việc ra quyết định, nhằm xây dựng một nền kinh tế trí thức và đưa nước này bước vào giai đoạn phát triển tiếp theo.
-
Kinh tế Thế giới
Tâm lý hoài nghi về cam kết cải cách của Chính phủ Malaysia
07:03' - 26/03/2019
Gần một năm từ khi Liên minh PH giành chiến thắng tại Malaysia và đánh dấu lần đầu tiên liên minh đối lập giành thắng lợi trong tổng tuyển cử kể từ 1957, sự thay đổi vẫn chưa diễn ra như kỳ vọng.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc, Malaysia sẽ kết thúc đàm phán FTA trong năm 2019
19:31' - 13/03/2019
Ngày 13/3, Hàn Quốc và Malaysia đã nhất trí khởi động các cuộc đàm phán về một thỏa thuận thương mại tự do (FTA) và nỗ lực hoàn thành đàm phán trong năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia xem xét lại thỏa thuận mua máy bay Boeing 737 Max
13:07' - 12/03/2019
Hiện tại ba hãng hàng không lớn nhất tại Malaysia là MAS, AirAsia và Malindo đều không vận hành Boeing 737 MAX.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia kêu gọi ASEAN thay đổi tư duy hợp tác thương mại
17:56' - 07/03/2019
Thủ tướng Malaysia vừa kêu gọi các nước thành viên ASEAN chấp nhận mô hình kinh doanh cho phép mỗi thành viên chia sẻ lĩnh vực mình lựa chọn với các thành viên khác và có được thị trường lớn hơn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc đề nghị Mỹ miễn phí nhập cảng đối với tàu chở ô tô
12:26'
Hàn Quốc đã gửi văn bản cho Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ về phí nhập cảng với tàu chở ô tô được đóng tại nước ngoài, nhằm ngăn chặn sự thống trị của ngành đóng tàu và vận tải biển Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Lãnh đạo các nước BRICS kêu gọi cải cách các thể chế toàn cầu
12:12'
Tuyên bố chung cảnh báo việc tăng thuế quan sẽ đe dọa đến thương mại toàn cầu, ám chỉ các chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống D. Trump công kích đảng mới của tỷ phú Elon Musk
12:11'
Ngày 6/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chỉ trích việc đồng minh cũ của mình là ông Elon Musk đứng ra thành lập một đảng chính trị mới.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tiếp tục cảnh báo các nước chưa đạt thỏa thuận thuế quan
07:39'
Giới đầu tư toàn cầu chuẩn bị bước sang tuần có thời hạn chót về đàm phán thuế quan của Mỹ khi quãng thời gian tạm hoãn áp thuế 90 ngày sẽ chính thức hết hạn vào ngày 9/7 tới.
-
Kinh tế Thế giới
Căng thẳng thương mại EU-Trung Quốc lại tăng nhiệt
18:18' - 06/07/2025
Những căng thẳng mới này diễn ra trong bối cảnh hai bên dự kiến sẽ tiến hành Hội nghị thượng đỉnh vào cuối tháng này tại Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Elon Musk tuyên bố thành lập đảng mới ở Mỹ
10:45' - 06/07/2025
Theo ông Musk, đảng mới sẽ tập trung vào một số ghế tại Thượng viện và từ 8 - 10 khu vực Hạ viện để có thể tạo ra ảnh hưởng thực chất trong Quốc hội.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
08:23' - 06/07/2025
Loạt sự kiện thế giới nổi bật đầu tháng 7/2025 cho thấy nhiều chuyển biến đáng chú ý trên các mặt kinh tế, môi trường và chính sách toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Á - ASEAN: Mảnh ghép chiến lược trong định hướng hợp tác mới của Mercosur
12:27' - 05/07/2025
ASEAN, với vị thế là một trong những trung tâm sản xuất, tiêu thụ và đổi mới công nghệ của thế giới, đang nổi lên như một đối tác tiềm năng trong chiến lược mở rộng hợp tác của Mercosur.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều quốc gia dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu thịt gà Brazil
09:30' - 05/07/2025
Brazil thông báo 7 quốc gia đã chính thức dỡ bỏ các hạn chế nhập khẩu thịt gà từ Brazil.