Mua sắm thường xuyên có phải theo Luật Đấu thầu?
Công ty của bà Vũ Thị Quỳnh Anh (TPHCM) là công ty cổ phần niêm yết trong đó có vốn góp 30,5% từ một cổ đông là doanh nghiệp Nhà nước.
Bà Quỳnh Anh hỏi, các hoạt động mua sắm thường xuyên của doanh nghiệp bà được áp dụng theo quy định nào trong các nội dung sau:
- Khoản 2 Điều 3 Luật Đấu thầu 2013 và Điều 73 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP;
- Điểm c Khoản 1 Điều 1 Luật Đấu thầu 2013;
- Không phải áp dụng Luật Đấu thầu 2013, doanh nghiệp tự quy định về thủ tục mua sắm.
Ngoài ra, bà Quỳnh Anh muốn hỏi các hoạt động đầu tư, mua sắm tài sản không phải là hoạt động mua sắm thường xuyên của doanh nghiệp thì có nằm trong diện điều chỉnh tại Điểm c Khoản 1 Điều 1 Luật Đấu thầu 2013 và phải áp dụng Luật Đấu thầu 2013 hay không?
Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau:
Điểm c Khoản 1 Điều 1 và Khoản 44 Điều 4 Luật Đấu thầu quy định dự án đầu tư phát triển quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này; dự án đầu tư phát triển không thuộc Điểm a và Điểm b khoản này có sử dụng vốn Nhà nước, vốn của doanh nghiệp Nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này; vốn Nhà nước bao gồm vốn ngân sách Nhà nước, công trái quốc gia, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ; vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh, vốn vay được bảo đảm bằng tài sản của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước; giá trị quyền sử dụng đất.
Theo đó, trường hợp doanh nghiệp mà bà Quỳnh Anh đề cập không phải là doanh nghiệp Nhà nước thì việc lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu thuộc dự án đầu tư phát triển do doanh nghiệp làm chủ đầu tư có thuộc phạm vi điều chỉnh Luật Đấu thầu hay không cần căn cứ vào phần vốn Nhà nước, vốn của doanh nghiệp Nhà nước trong tổng mức đầu tư của dự án theo quy định nêu trên.
Đối với hoạt động mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp Nhà nước thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu.
Ngoài ra, việc xác định có phải doanh nghiệp Nhà nước hay không cần căn cứ vào quy định của pháp luật về doanh nghiệp./.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Dự toán điều chỉnh áp dụng bộ định mức nào?
07:00' - 10/02/2021
Việc thanh toán, quyết toán, điều chỉnh hợp đồng thực hiện theo nội dung hợp đồng đã ký kết giữa các bên phù hợp với HSMT, HSDT và quy định của pháp luật áp dụng cho hợp đồng tương ứng từng thời kỳ.
-
DN cần biết
Khuyến cáo doanh nghiệp giám sát chất lượng hàng xuất khẩu sang Trung Quốc
10:21' - 09/02/2021
Trung Quốc sẽ lấy mẫu hàng hóa nhập khẩu trong container xét nghiệm, tiến hành khử trùng công đoạn bốc dỡ hàng hóa trên container nhập khẩu...
-
DN cần biết
Có được tính khối lượng sai khác vào giá dự thầu?
08:22' - 09/02/2021
Theo Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc đánh giá hồ sơ dự thầu phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và các yêu cầu khác trong hồ sơ mời thầu.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Cơ hội định vị thương hiệu Việt trên nền tảng số toàn cầu
12:17' - 12/07/2025
Vietnam International Sourcing 2025 là sự kiện thường niên do Bộ Công Thương tổ chức, dự kiến năm nay sẽ quy tụ khoảng 600 gian hàng trong nước và quốc tế...
-
DN cần biết
Bộ Công Thương lên kế hoạch thực hiện các giải pháp xúc tiến thương mại
10:47' - 10/07/2025
Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch hành động nhằm thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg về thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp xúc tiến thương mại trong và ngoài nước để thúc đẩy hoạt động thương mại năm 2025.
-
DN cần biết
Thép Việt được miễn trừ thuế tự vệ tại Nam Phi
20:43' - 09/07/2025
Nam Phi áp thuế tự vệ tạm thời 52,34% với thép cuộn chống ăn mòn nhập khẩu, nhưng Việt Nam được loại trừ do thị phần dưới 3%. Đây là tín hiệu tích cực cho doanh nghiệp thép xuất khẩu.
-
DN cần biết
Sắp diễn ra Hội nghị kết nối giao thương Việt Nam – Campuchia 2025
20:27' - 09/07/2025
Khi kinh tế toàn cầu nhiều biến động, xung đột cục bộ gia tăng và chủ nghĩa bảo hộ quay trở lại ở một số khu vực, việc mở rộng thị trường xuất khẩu là ưu tiên chiến lược của doanh nghiệp Việt Nam.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương giao chỉ tiêu tăng trưởng và phát triển thị trường sau hợp nhất
12:31' - 09/07/2025
Trước việc tăng trưởng bán lẻ chưa như kỳ vọng và điều chỉnh theo địa giới hành chính mới, Bộ Công Thương đề nghị địa phương khẩn trương ổn định bộ máy, phát triển thị trường và kích cầu tiêu dùng.
-
DN cần biết
Rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá với thép hình chữ H từ Malaysia
10:46' - 09/07/2025
Vụ việc rà soát cuối kỳ ER01.AD12 sẽ được thực hiện theo Luật Quản lý ngoại thương và Nghị định 86/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về phòng vệ thương mại.
-
DN cần biết
Siết chặt đa cấp: Đề xuất nâng ký quỹ lên 50 tỷ đồng
17:35' - 07/07/2025
Bộ Công Thương đang tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp thông qua việc xây dựng và ban hành Nghị định mới thay thế các Nghị định hiện hành.
-
DN cần biết
Từ chối cam kết chống bán phá giá thép cán nóng từ Ấn Độ và Trung Quốc
17:18' - 07/07/2025
Ngày 4/7, Bộ Công Thương ban hành quyết định về việc không chấp nhận cam kết trong việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc.
-
DN cần biết
Làm rõ trách nhiệm của các bên tham gia chuyển mạng
12:27' - 07/07/2025
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban hành Thông tư 09/2025/TT-BKHCN quy định chi tiết điều kiện chuyển mạng, thủ tục chuyển mạng; trách nhiệm của các bên tham gia chuyển mạng.