Mỹ công bố báo cáo "gây sốc" về giá thuốc của nhiều hãng dược phẩm
Đây là kết luận được đưa ra trong một báo cáo do Ủy ban Giám sát Hạ viện Mỹ công bố ngày 10/12.
Được đưa ra sau một cuộc điều tra kéo dài gần 3 năm, báo cáo tập trung làm rõ khẳng định của ngành công nghiệp dược phẩm rằng giá thuốc cao là cần thiết để tạo nguồn kinh phí cho những nghiên cứu đổi mới và các chương trình phát triển trong ngành này.
Báo cáo nêu rõ: "Cuộc điều tra của ủy ban cũng cho thấy rằng các công ty đã dành một phần kinh phí đáng kể cho hoạt động nghiên cứu và phát triển của họ nhằm mở rộng thị trường độc quyền, hỗ trợ chiến lược tiếp thị của công ty và ngăn chặn cạnh tranh".
Báo cáo của ủy ban trên nhấn mạnh tới hoạt động của các hãng dược Eli Lilly and Co (Mỹ), Novo Nordisk (Đan Mạch) và Sanofi (Pháp) - những thương hiệu hiện đang chiếm thị phần lớn trên thế giới đối với thuốc viên insulin dành cho các bệnh nhân đái tháo đường.
Theo báo cáo, các hãng trên kiểm soát khoảng 90% thị trường thuốc insulin toàn cầu - loại vốn được ra đời từ thập niên 20 của thế kỷ trước. Báo cáo cũng lưu ý về giá cả và các chiến thuật tiếp thị của Pfizer Inc (Mỹ), vốn đã giúp hãng dược phẩm này kiếm được hàng tỷ USD từ thuốc giảm đau Lyrica - loại thuốc hiện đã không còn được đăng ký sản xuất.
Báo cáo cũng cho thấy một số công ty dược phẩm đã thực hiện những điều chỉnh không đáng kể trong các công thức bào chế để qua đó có được bằng sáng chế mới và rồi hướng bệnh nhân sang phiên bản mới hơn, đắt tiền hơn.
Xét riêng đối với các loại thuốc insulin bán chạy nhất thế giới, Eli Lilly đã nâng giá bán thuốc Humalog của hãng này lên 1.219% mỗi lọ kể từ khi ra mắt sản phẩm này.
Trong khi đó, Novo Nordisk đã tăng giá NovoLog 627% so với thời điểm ra mắt và Sanofi cũng "thổi giá" Lantus tới 715%. Báo cáo cũng cho thấy Pfizer nhắm mục tiêu vào thị trường Mỹ để có giá cao hơn cho sản phẩm Lyrica. Giá của Lyrica đã tăng 420% kể từ khi loại thuốc này được phê duyệt trong năm 2004. Trong năm 2019, doanh thu từ thuốc này là khoảng 2 tỷ USD.
Ngoài các hãng, một số công ty dược khác cũng được xướng tên gồm: Teva, Amgen, Novartis, Mallinckrodt, AbbVie, Celgene.... Các loại thuốc được đề cập trong báo cáo của Ủy ban Giám sát Hạ viện Mỹ là những loại dược phẩm đã được bào chế cách đây nhiều thập kỷ.
Chủ tịch Ủy ban Giám sát Hạ viện Mỹ Carolyn Maloney cho biết: "Các công ty dược phẩm đã liên tục tăng giá trong nhiều thập kỷ, trong khi thao túng hệ thống bằng sáng chế và các điều luật khác để trì hoãn sự cạnh tranh từ các loại thuốc có giá thấp hơn. Các công ty này đã nhắm mục tiêu cụ thể đến thị trường Mỹ để có giá cao hơn, dù vẫn giảm giá ở các quốc gia khác, xuất phát từ những điểm yếu trong hệ thống y tế của chúng ta đã cho phép họ 'thổi giá' sản phẩm".
Kế hoạch "Xây dựng lại tốt hơn" của chính quyền Tổng thống Joe Biden đã được Hạ viện Mỹ thông qua và sẽ được trình lên Thượng viện trong năm nay, bao gồm một điều khoản cho phép Medicare thương lượng với các nhà sản xuất thuốc, đối với một số lượng nhỏ các loại thuốc nhất định.
Theo giới chuyên gia, Medicare - chương trình bảo hiểm y tế của Chính phủ Mỹ dành cho những người từ 65 tuổi trở lên và người tàn tật, lẽ ra có thể tiết kiệm được hơn 16,7 tỷ USD trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2017 chi phí mua insulin, nếu chương trình này được phép thương lượng chiết khấu với các công ty thuốc./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Các hãng dược phẩm chạy đua điều chỉnh vaccine thích ứng với biến thể Omicron
05:30' - 03/12/2021
Việc nhanh chóng phát hiện ra biến thể Omicron và nhận định đây là mối đe dọa thực sự cho thấy thế giới đã học được nhiều điều về cách đối phó với đại dịch trong hai năm qua.
-
Doanh nghiệp
Chuỗi bán lẻ dược phẩm lớn nhất nước Mỹ CVS sẽ đóng 900 cửa hàng
07:54' - 19/11/2021
CVS, chuỗi bán lẻ dược phẩm lớn nhất nước Mỹ, ngày 18/11 tuyên bố sẽ đóng 900 cửa hàng trong 3 năm tới, tương đương 10% tổng số cửa hàng của hãng tại Mỹ hiện nay.
-
DN cần biết
Moderna tham gia xu hướng giảm giá dược phẩm cho các nước có thu nhập thấp
09:43' - 12/11/2021
Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh châu Phi (ACDC) cho biết hãng dược phẩm Moderna (Mỹ) đã đề xuất bán vaccine ngừa COVID-19 của hãng này cho Liên minh châu Phi (AU) với giá 7 USD/liều.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05' - 25/11/2024
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05' - 25/11/2024
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49' - 25/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này