Mỹ rút khỏi thoả thuận Paris về khí hậu: Những hậu quả tai hại
Tờ nhật báo Le Temps d’Alger của Algeria đã có bài viết về vấn đề này với nhan đề: “Mỹ rút khỏi thoả thuận Paris về khí hậu: Những hậu quả tai hại cho thế giới”.
Điều khiến mọi người lo ngại trong những tuần gần đây cuối cùng đã xảy ra. Nước Mỹ đã quyết định rút khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu - một quyết định sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường và hệ sinh thái trên thế giới.
Thông báo đã được ông chủ Nhà trắng đưa ra vào ngày 1/6. Tổng thống Trump đã bào chữa cho quyết định này của mình bằng thực tế là “nước Mỹ phải chịu nhiều thiệt thòi” khi thực thi thoả thuận này. Ông muốn, vào một lúc khác, sẽ thúc đẩy những cuộc đàm phán mới để “đạt được một hiệp định công bằng hơn”.
Thông qua một bài diễn văn dài tại khu vườn của Nhà Trắng, ông Trump đã nói với các chủ thể tham gia đàm phán rằng: “Nếu chúng ta thực hiện thành công thoả thuận, rất tốt. Nếu chúng ta không thể làm được, cũng chả sao”.
Đối với Tổng thống Mỹ, quyết định này “không có nhiều ảnh hưởng đối với môi trường”. Và ông khẳng định thêm: “Tôi không muốn một cái gì có thể cản trở quá trình phục hồi kinh tế của nước Mỹ”. Ông yêu cầu có một thoả thuận khí hậu mới “có các điều khoản công bằng cho nước Mỹ”, đánh giá rằng thoả thuận hiện nay “là chưa đủ cứng rắn đối với Trung Quốc và Ấn Độ”.
Cần phải nói rằng, quyết định của ông Trump không phải là một điều bất ngờ, bởi trong suốt chiến dịch tranh cử Tổng thống, Donald Trump đã bày tỏ mong muốn được rút khỏi thoả thuận ký tại Paris, và trong hội nghị thượng đỉnh với các nước G7 vừa qua, các quốc gia thành viên đã không thể đồng ý với đề xuất này và thuyết phục Tổng thống Mỹ tiếp tục tham gia thoả thuận.
Trước tình huống này, các chính phủ thân cận của Mỹ, đặc biệt là ở châu Âu (Berlin, Paris và Roma) đã chính thức phản ứng qua một tuyên bố chung, trong đó nhấn mạnh rằng, trong mọi trường hợp, thoả thuận này không thể đàm phán lại.
Tổng thống Pháp, từ điện Elysée, trong một bài phát biểu trên truyền hình tối 1/6, đã khẳng định sự tôn trọng đối với quyết định của người đứng đầu nước Mỹ, nhưng ông cũng bày tỏ sự nuối tiếc. Ông Emmanuel Macron cũng đã từ chối đàm phán lại thoả thuận này và khẳng định “không có gì đàm phán lại trong thoả thuận Paris”.
Về những hậu quả từ sự rút lui của Mỹ, Tổng thống Pháp đã viện dẫn ra những tác động tiêu cực đối với môi trường và hệ sinh thái của thế giới. “Nếu như chúng ta không hành động, con cháu chúng ta sẽ phải chứng kiến sự di cư, chiến tranh và đói khát trên thế giới […] Điều đó đã bắt đầu”.
Diễn tả bằng tiếng Anh, Tổng thống Pháp đã nhấn mạnh trách nhiệm chung của tất cả các quốc gia bằng cách phỏng theo một câu khẩu hiệu tranh cử mà Donald Trump thường dùng: “Làm cho thế giới của chúng ta vĩ đại trở lại”.
Pháp đã kêu gọi toàn thể các quốc gia đã tham gia ký kết tiếp tục thực hiện thoả thuận Paris. Trong khi đó, Chính phủ Bỉ đã đánh giá rằng, đối với họ, quyết định trên là “thiếu trách nhiệm” và “làm giảm giá trị những lời nói đưa ra”.
Liên hợp quốc - cơ quan đặt nền móng cho thoả thuận, đã bày tỏ “sự thất vọng lớn”. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker phát biểu tại lễ khai mạc hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu - EU và Trung Quốc tại Brussels: “Sự hợp tác của chúng ta ngày hôm nay là quan trọng hơn bao giờ hết”, và đấu tranh chống biến đổi khí hậu “ngày hôm nay quan trọng hơn trước đây”.
Về phần mình, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, đã cam kết rằng Trung Quốc sẽ “tiếp tục thực hiện những điều khoản đã kí trong thoả thuận Paris”, đồng thời bổ sung thêm rằng Bắc Kinh sẽ thực hiện thoả thuận này “cùng với sự hợp tác của các nước khác”.
Trong một công báo, Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama - một trong những kiến trúc sư chính của thoả thuận - cho biết ông cảm thấy tiếc nuối với quyết định của người kế vị mình.
Nhiều nhân vật trong giới kinh doanh đã bày tỏ sự thất vọng của mình. Phần nhiều trong số họ là lãnh đạo các công ty, tập đoàn lớn của Mỹ như General Electric, của hãng sản xuất ô tô điện Tesla, Disney, ngân hàng Goldman Sachs…
Các chính trị gia kỳ cựu như Bernie Sanders, John Kerry và tất cả các nghị sĩ đảng Dân chủ Mỹ đã nhất trí lên án quyết định của Donald Trump. Cựu Phó Tổng thống Mỹ Al Gore đã phản ứng rằng “Đưa nước Mỹ ra khỏi thoả thuận Paris là một hành động không hợp lý và không thể được ủng hộ”.
Để thoả thuận Paris, ký kết tháng 12/2015 có thể thành công, 195 quốc gia thành viên đã cam kết khống chế sự gia tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu ở dưới 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Mỹ được xem là nước phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính lớn thứ hai toàn cầu, sau Trung Quốc.
Trang mạng foreignpolicy.com có bài bình luận cho rằng việc hủy bỏ Hiệp định Paris là một thảm họa đối với nước Mỹ bởi một số lý do sau đây:
Thứ nhất, Chính quyền Trump đang đẩy nhanh tác động thảm khốc của biến đổi khí hậu. Các nhà khoa học và chuyên gia kinh tế hiện khẳng định rằng thất bại trong việc ngăn chặn và giảm thiểu biến đổi khí hậu toàn cầu sẽ mang lại các hậu quả thảm khốc, kể cả đối với các thanh niên Mỹ hiện nay và cho các con cháu của họ.
Ông Donald Trump sẽ phải chứng kiến thêm nhiều thảm họa liên quan đến môi trường nhằm vào chính quê hương của ông. Các con cháu của ông chắc chắn sẽ phải hứng chịu điều này.
Thứ hai, ông Trump đang từ bỏ vai trò lãnh đạo của Mỹ và “mời gọi” Trung Quốc thế chỗ. Trong bài phát biểu tại Vườn Hồng, Tổng thống đã nhấn mạnh rằng Hiệp định Paris chỉ có lợi cho các đối thủ của Mỹ, như Trung Quốc.
Tuy nhiên, việc rút khỏi hiệp định càng mang về nhiều lợi ích hơn cho Bắc Kinh. Hiệp định Paris được thúc đẩy một phần dựa trên “trụ cột” là thỏa thuận ban đầu giữa Mỹ và Trung Quốc - hai quốc gia phát thải khí carbon nhiều nhất thế giới.
Trong thời gian qua, khi ông Trump còn do dự về việc “đi hay ở”, Trung Quốc đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội để giành lấy vị trí lãnh đạo toàn cầu và nói rõ rằng họ sẽ ở lại, cho dù Mỹ có quyết định ra đi.
Các thỏa thuận của châu Âu với Trung Quốc về sản xuất trang thiết bị và cơ sở hạ tầng liên quan đến năng lượng tái tạo chắc chắn sẽ được đề ra. Việc rút khỏi Hiệp định Paris sẽ làm suy yếu vị thế địa chính trị của Mỹ và cản trở những nỗ lực hợp tác của Mỹ với các đối tác và đồng minh để kiểm soát một Trung Quốc đang trỗi dậy.
Các quốc gia vốn phải gánh chịu các tác động của biến đổi khí hậu, bao gồm các nước có tầm quan trọng chiến lược với Mỹ - như Việt Nam, Philippines hay phần lớn các nước châu Phi - giờ đây sẽ coi Trung Quốc là một phần trong giải pháp cho các vấn đề của họ.
Bên cạnh đó, việc rút khỏi Hiệp định Paris sẽ dẫn đến tạo ra các công ăn việc làm ở Trung Quốc mà lẽ ra sẽ thuộc về Mỹ.
Thứ ba, việc rút khỏi Hiệp định Paris sẽ làm tổn hại vị thế của Mỹ trên thế giới. Quyết định này sẽ làm dấy lên hoài nghi về những lời nói của Mỹ và làm suy yếu khả năng của Washington trong việc kêu gọi sự hợp tác của các quốc gia khác để đối phó với các mối đe dọa toàn cầu khác, ví dụ như chủ nghĩa khủng bố và bệnh dịch./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Vấn đề biến đổi khí hậu tại hội nghị thượng đỉnh G7
05:30' - 05/06/2017
G7 còn có một chặng đường dài phía trước để có thể đạt được sự đồng thuận giữa các nhà lãnh đạo trong những vấn đề nổi cộm, đặc biệt là Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Việt Nam
Những kết quả nổi bật trong chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Thủ tướng
16:00' - 02/06/2017
Theo Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc, hợp tác kinh tế là một nội dung quan trọng trong chuyến thăm chính thức Hợp chúng quốc Hoa Kỳ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
-
Kinh tế Thế giới
Giới doanh nghiệp và nghị sĩ kêu gọi Tổng thống Trump không rút khỏi Hiệp định Paris
11:46' - 01/06/2017
Nhiều doanh nghiệp và nghị sĩ đảng Dân chủ và Cộng hòa tại Mỹ đã đồng loạt kêu gọi Tổng thống Donald Trump không rút khỏi thỏa thuận quốc tế về chống biến đổi khí hậu này.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ tuyên bố sẽ ra quyết định cuối cùng về thỏa thuận chống biến đổi khí hậu
08:30' - 28/05/2017
Mỹ yêu cầu cần có thêm thời gian để quyết định liệu nước này sẽ giữ các cam kết về giảm phát thải khí carbon theo Thỏa thuận Paris đã ký kết hồi năm 2015 hay không
-
Kinh tế Thế giới
LHQ bắt tay xây dựng "bộ quy tắc" thi thỏa thuận về chống biến đổi khí hậu
13:36' - 08/05/2017
Các cuộc đàm phán của LHQ kéo dài 11 ngày được kỳ vọng sẽ phác thảo "bộ quy tắc" hướng dẫn các quốc gia thành viên thực hiện thỏa thuận nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ sẵn sàng cho những thách thức sau 100 ngày cầm quyền
09:52' - 30/04/2017
Tổng thống Mỹ Donald Trump nhận định 100 ngày đầu cầm quyền của ông là "rất hiệu quả" và bày tỏ sự tự tin trước "nhiều trận chiến" chờ đợi phía trước.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia kỳ vọng kinh tế tăng trưởng 5% bất chấp dự báo của IMF
22:24' - 24/04/2025
Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati tự tin rằng nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng tới 5% trong năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Bất ổn chính sách tạo đang đè nặng lên kinh tế Mỹ
15:25' - 24/04/2025
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ngày 23/4 cảnh báo chính sách thương mại thiếu nhất quán của chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tạo áp lực cho nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump: Tăng thuế sẽ khiến nhiều người giàu rời khỏi Mỹ
10:45' - 24/04/2025
Theo ông Trump, dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia khác, việc tăng thuế suất sẽ gây ra sự gián đoạn lớn và khiến những triệu phú rời khỏi Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ Latinh năm 2025
08:36' - 24/04/2025
Tổng Sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực sẽ lần lượt đạt mức tăng trưởng 2,1% và 2,4% trong năm 2025 và 2026.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tìm kiếm "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc
08:35' - 24/04/2025
Ngày 23/4 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề cao triển vọng về một "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Canada đối mặt nguy cơ suy thoái nếu xảy ra cuộc chiến thương mại
20:49' - 23/04/2025
Ngân hàng trung ương Canada (BOC) cảnh báo nền kinh tế nước này có thể rơi vào suy thoái nghiêm trọng nếu nổ ra cuộc chiến thương mại toàn cầu do tác động từ các mức thuế quan của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Mỹ lo ngại tác động tiêu cực của thuế quan
20:31' - 23/04/2025
Liên minh các hiệp hội ngành ô tô Mỹ vừa kiến nghị Tổng thống Donald Trump không áp thuế 25% với linh kiện ô tô nhập khẩu, và cảnh báo động thái này sẽ làm giảm doanh số bán xe và đẩy giá xe tăng.
-
Kinh tế Thế giới
Thời hàng giá rẻ tại Mỹ dần lùi xa
19:35' - 23/04/2025
Cuộc chiến thương mại toàn cầu do Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng đang tác động trực tiếp tới tủ đồ người dân Mỹ, trong đó mặt hàng bị ảnh hưởng nặng nhất lại là sản phẩm đời sống thiết yếu.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc nêu điều kiện đàm phán thương mại với Mỹ
18:23' - 23/04/2025
Ngày 23/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Quách Gia Côn (Guo Jiakun) khẳng định nước này có lập trường rất rõ ràng về cuộc chiến thuế quan do Mỹ khởi xướng.