Mỹ xem xét áp đặt các lệnh trừng phạt đối với các cá nhân trong "Báo cáo Kremlin"
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cảnh báo chính quyền của Tổng thống Donald Trump đang xem xét các biện pháp trừng phạt đối với những nhân vật được nêu trong cái gọi là "Báo cáo Kremlin" mà bộ này vừa trình lên Quốc hội Mỹ.
Trong một phiên điều trần trước Ủy ban Ngân hàng thuộc Thượng viện Mỹ, Bộ trưởng Mnuchin cho biết tuy Washington chưa áp đặt các biện pháp trừng phạt theo một luật mới được xây dựng nhằm trừng phạt Nga do cáo buộc can thiệp cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016, nhưng nước này coi "Báo cáo Kremlin" là bước đi ban đầu.
Ông Mnuchin nhấn mạnh "sẽ có những biện pháp trừng phạt được áp đặt sau báo cáo này", đồng thời cho biết các lệnh trừng phạt có thể được công bố ngay trong tháng tới.
Cũng theo ông Mnuchin, Bộ Tài chính Mỹ sẽ sớm công bố phần phụ lục mật của "Báo cáo Kremlin", trong đó có thể bao gồm thêm nhiều cái tên khác nữa không được công khai để mở đường cho các lệnh trừng phạt mới.
Báo cáo "Kremlin" của Mỹ có nên tên của 210 cá nhân, trong đó có 114 chính trị gia và 96 doanh nhân. Đáng nói là báo cáo gồm tất cả thành viên Chính phủ Nga, đứng đầu là Thủ tướng D.Medvedev, 9 Phó Thủ tướng, 22 Bộ trưởng và 96 doanh nhân bị đưa vào danh sách là những người có tài sản từ 1 tỷ USD trở lên.
Giới chức Nga kịch liệt lên án “Báo cáo Kremlin” của Mỹ cho rằng đây là một nỗ lực mới của Washington nhằm "hù dọa" Moskva và gây tác động đến cuộc bầu cử sắp diễn ra tại nước này, qua đó Mỹ đã vi phạm trắng trợn những nguyên tắc quan hệ song phương và khiến cho việc hợp tác thêm giữa Mỹ và Nga là bất khả thi.Ngày 30/1, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng việc Mỹ công bố "Báo cáo Kremlin" là một "hành động không thân thiện" và "sẽ gây phức tạp tình hình vốn khó khăn của mối quan hệ Nga - Mỹ và tất nhiên gây phương hại các mối quan hệ quốc tế nói chung". Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh rằng Moskva hiện không lên kế hoạch trả đũa vụ việc này.
Phát ngôn viên của Điện Kremlin, Dmitry Peskov - người nằm trong danh sách, tuyên bố "Việc công bố một danh sách như thế có thể làm hỏng hình ảnh và danh tiếng của các công ty, những nhà doanh nhân, các chính khách và thành viên lãnh đạo".
Trong một diễn biến liên quan, ông Stefan Meister, thành viên của Ủy ban Chính sách Đối ngoại Đức, ngày 30/1 cho rằng việc Mỹ công bố "Báo cáo Kremlin" và áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các cá nhân nêu trong đó có thể dẫn đến những diễn biến phức tạp trong mối quan hệ giữa Washington và châu Âu.Trả lời hãng tin Sputnik, ông Meister - người đồng thời là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung và Đông Âu của Quỹ Robert Bosch (Đức) - cho rằng: “Đây là một dấu hiệu rõ ràng về sự leo thang căng thẳng giữa Mỹ và Nga. Hiện nay tại Washington, cả quốc hội và chính phủ đều không quan tâm đến việc cải thiện mối quan hệ với Moskva. Đối với Liên minh châu Âu (EU) và Đức, điều này có thể dẫn tới gia tăng bất đồng trong mối quan hệ với Mỹ vì những mâu thuẫn trong chính sách trừng phạt".
Ông Meister khẳng định: "Nếu các biện pháp trừng phạt mới được thông qua, EU và Đức sẽ không tuân thủ theo Mỹ, vì điều đó không đem lại lợi ích cho người châu Âu". Ông Meister cũng cho rằng những biện pháp trừng phạt mới của Washington có thể "gây khó khăn cho quan điểm chung giữa Mỹ và EU trong quan hệ với Nga cũng như cho sự thống nhất xuyên Đại Tây Dương"./.
- Từ khóa :
- nga mỹ
- mỹ trừng phạt nga
- báo cáo kremlin
- donald trump
- nga
- mỹ
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thương mại mới của Mỹ “không quay lưng với thế giới”
05:30' - 31/01/2018
Các quan chức Mỹ đang tìm cách thuyết phục các đồng minh đang “hoài nghi” rằng chính sách thương mại mới của nước này là nhằm mục đích cải thiện hệ thống kinh tế quốc tế, chứ không phải phá hủy nó.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tuyên bố không cần áp đặt thêm lệnh trừng phạt Nga
11:05' - 30/01/2018
Bộ Ngoại giao Mỹ đã quyết định không cần hành động thêm nữa sau khi xác định sức ép từ hành động của Mỹ hay từ các biện pháp trừng phạt đã phát huy hiệu quả.
-
Kinh tế Thế giới
Các lệnh trừng phạt mới của Mỹ không làm ảnh hưởng đến các công ty Nga
09:42' - 28/01/2018
Các biện pháp trừng phạt mới bổ sung của Mỹ đối với Nga dường như sẽ không gây tổn hại tới sản xuất nội địa của Nga mà sẽ tạo ra nhiều cơ hội phát triển.
-
Kinh tế Thế giới
Nga cảnh báo đáp trả các biện pháp trừng phạt của Mỹ
10:39' - 27/01/2018
Bộ Ngoại giao Nga ngày 26/1 lên án các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ nhằm vào Nga, coi đây là hành động "phi lý" và khẳng định Moskva có quyền đáp trả.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Đức hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 xuống 0
14:47'
Chính phủ Đức ngày 24/4 đã hạ mạnh triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2025 xuống bằng 0 do các tác động tiêu cực từ cuộc chiến thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế quan tạo "cú hích ảo" cho ngành vận tải Mỹ
13:47'
Ngành vận tải đường bộ Mỹ đang chứng kiến khối lượng vận chuyển hàng hóa kỷ lục, đặc biệt là các mặt hàng như phụ tùng ô tô, thiết bị gia dụng và giày thể thao.
-
Kinh tế Thế giới
WB và IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á - TBD năm 2025
13:15'
Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong năm 2025, trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang,
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói hỗ trợ kinh tế khẩn cấp
12:31'
Chính phủ Nhật Bản đã công bố gói biện pháp kinh tế khẩn cấp nhằm đối phó với tác động tiêu cực từ việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cho phép đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu
10:58'
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 24/4 đã ký một sắc lệnh hành pháp mới, mở đường cho việc đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc và Mỹ nhất trí soạn thảo thỏa thuận gói thuế quan mới
09:49'
Sau các cuộc đàm phán thương mại, Hàn Quốc và Mỹ đã nhất trí thực hiện các nỗ lực chung để soạn thảo thỏa thuận gói thuế quan mới cùng các vấn đề hợp tác kinh tế và công nghiệp trước đầu tháng 7 tới.
-
Kinh tế Thế giới
(Interactive) Những nhà xuất khẩu nhôm, thép hàng đầu sang Mỹ
09:21'
Mỹ hiện nhập khẩu nhôm chủ yếu từ Canada, Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE) và Trung Quốc; nhập khẩu thép chủ yếu từ Canada, Brazil và Mexico.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu siết chặt quy định an toàn đường bộ và khí thải
08:07'
EC thể hiện quyết tâm trong việc cải thiện chất lượng không khí bằng cách triển khai các phương pháp kiểm tra khí thải tân tiến.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia kỳ vọng kinh tế tăng trưởng 5% bất chấp dự báo của IMF
22:24' - 24/04/2025
Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati tự tin rằng nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng tới 5% trong năm 2025.