“Nam Phi đang tạo một sai lầm lịch sử”
Trang mạng new24.com của Nam Phi mới đây đăng bài viết của nhà nghiên cứu chính trị nổi tiếng của nước này Max Du Preez với tiêu đề “Nam Phi đang tạo một 'sai lầm lịch sử”, trong đó nhấn mạnh rằng những người ủng hộ khẩu hiệu “trao quyền kinh tế triệt để” đã tìm ra một lập luận mới.
Lập luận đó là người da đen Nam Phi có thể phải chịu đựng một thời gian, nhưng về sau sẽ có được quyền đầy đủ đối với toàn bộ nền kinh tế. Vấn đề là điều gì sẽ xảy ra nếu khái niệm “một thời gian” đó kéo dài nhiều năm, thậm chí nhiều thế hệ?
Hiện ai có thể phản đối tuyên bố rằng Nam Phi cần những thay đổi mạnh mẽ để giảm bớt bất bình đẳng và bất công trầm trọng từ quá khứ?
Như chiến lược gia Gavin Hartford, một nhân vật tối quan trọng trong Liên đoàn Lao động của Nam Phi nhận định: “Các nhà chính trị mị dân có cách lôi kéo và kế hoạch của họ có ý nghĩa, nó được gọi là cải cách kinh tế triệt để (RET).
Nó vang lên trong tai của những người nằm ngoài tầng lớp trung lưu da đen không có thời gian nghỉ ngơi. Nó vọng trong tai của những cán bộ từ trung đến cao cấp trong nhà nước và các lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước trong các ủy ban đấu thầu cũng như trong văn phòng của từng ủy viên hội đồng ở tất cả các đô thị.
Khi bạn bổ sung nó vào chủ đề chống thực dân và phân biệt chủng tộc, nó cũng sẽ có tác động mạnh trong tiềm thức của hàng triệu người dân nghèo”.
Cả hai nhà lãnh đạo dân túy của Venezuela và Zimbabwe là Hugo Chavez và Robert Mugabe đều sử dụng lập luận tương tự vào thời điểm năm 2000 là quốc hữu hóa cánh tả và cánh hữu, kiểm soát mọi thứ chặt chẽ và giành lấy tài sản và đất đai của người dân để trao cho số đông và sau một thời gian khó nhọc ngắn ngủi, tất cả sẽ trở thành thiên đường.
Cả hai nhà lãnh đạo đó đều sử dụng một phiên bản “tư bản độc quyền da trắng” của chúng ta như một thủ phạm chính. Và 17 năm sau, cả hai quốc gia này đều đang vô cùng khốn khó.
Hiện ở Zimbabwe có tới 5 trong số 12 triệu người đang phải nhịn đói đi ngủ, nhà nước phải sử dụng 97% nguồn thu để trả lương, tỉ lệ thất nghiệp lên tới 90%, tuổi thọ trung bình chưa đến 45 tuổi, trung bình hơn 9/10 người dân nông thôn khắp cả nước sống dưới mức 1 USD/ngày, 72% dân số sống dưới chuẩn nghèo và Zimbabwe đang phải nhập khẩu 80% nhu cầu lương thực của nước này.
Còn ở Venezuela, tổng sản phẩm quốc nội đã giảm 1/3, lạm phát quanh ngưỡng 700%, các cuộc biểu tình lớn liên tiếp đã biến thành bạo lực. Và theo một khảo sát chính thức, hiện trung bình mỗi người dân quốc gia Nam Mỹ này giảm 8,2 kg trọng lượng so với một thập kỉ trước mà không phải vì lối sống lành mạnh mới.
Với cả hai quốc gia này, đặc biệt là những người dân nghèo, thực tại không có gì khá hơn so với thời điểm trước khi tiến hành chuyển đổi kinh tế triệt để.
Một báo cáo mới công bố của Ngân hàng AfrAsia và tổ chức New World Wealth chỉ ra rằng người dân Zimbabwe hiện là những người nghèo nhất châu lục, trong khi họ từng nằm trong tốp 3 của châu Phi xét trên tiêu chí tài sản bình quân đầu người vào năm 2000.
Hơn nữa, cả Zimbabwe và Venezuela đều phải chứng kiến một làn sóng công dân di tản lớn sang các quốc gia láng giềng do nền kinh tế sụp đổ - điều mà không thể nào xảy ra ở Nam Phi. Người dân Nam Phi, trừ một số ít người rất giàu có hoặc có tay nghề cao, sẽ chẳng có nơi nào để di tản.
Ông Ricardo Hausmann, cựu Bộ trưởng trong Chính phủ Venezuela và hiện là một chuyên gia kinh tế nổi tiếng tại Đại học Harvard, tin rằng Nam Phi đang trong tiến trình tạo ra một “sai lầm lịch sử”. Theo ông Hausmann, việc tạo ra “tư bản độc quyền trắng” như một “vật tế thần” được dựa trên một “lời nói dối cơ bản” và “cực kỳ phản tác dụng”.
Điều này là rất nguy hiểm bởi nó đặt trọng tâm vào các công ty đang tồn tại, trong khi vấn đề lại nằm ở chính những công ty chưa hề tồn tại để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng hàng triệu người Nam Phi thất nghiệp.
Theo chuyên gia kinh tế Hausmann, khẩu hiệu “thời của chúng ta kiếm ăn” muốn phân phối lại những gì đang tồn tại và sẽ không tạo ra của cải vật chất.
Với chủ đề “cải cách kinh tế triệt để” đang thống trị cả bên trong và bên ngoài đảng Đại hội Dân tộc phi (ANC), cùng với một bộ trưởng tài chính có người cố vấn ưa thích đang dạy lí thuyết kinh tế của Venezuela, dường như không thể né tránh là Nam Phi thực sự đang hướng tới việc tạo ra “sai lầm lịch sử”./.
- Từ khóa :
- nam phi
- venezuela
- châu phi
- cải cách kinh tế
- Zimbabwe
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Venezuela nối lại việc gửi dầu thô nhẹ cho Cuba
14:46' - 04/05/2017
Venezuela đã nối lại việc gửi dầu thô nhẹ cho Cuba, đồng minh chính trị chiến lược của nước này, sau 8 tháng ngừng hoạt động.
-
Ngân hàng
Nam Phi ban hành luật chống rửa tiền
08:10' - 30/04/2017
Luật mới giúp tăng cường tính minh bạch trong hệ thống tài chính của Nam Phi với mục đích phòng chống tội phạm tài chính, trong đó có các đối tượng trốn thuế, rửa tiền và tài trợ khủng bố.
-
Kinh tế Thế giới
Venezuela chỉ trích nước ngoài can thiệp công việc nội bộ
10:46' - 19/04/2017
Venezuela chỉ trích các lực lượng cánh hữu ở khu vực Mỹ Latinh âm mưu phá hoại luật pháp quốc tế với việc can thiệp vào công việc nội bộ của Caracas.
-
Kinh tế Thế giới
Nam Phi lấy lại vị trí nền kinh tế lớn nhất châu Phi
09:30' - 12/08/2016
Ngày 11/8, Nam Phi đã giành lại vị trí nền kinh tế lớn nhất châu Phi tính theo giá trị đồng USD sau hơn hai năm để mất "ngôi vị" này vào tay Nigeria.
-
Chuyển động DN
Tập đoàn Vedanta đầu tư 1 tỷ USD vào mỏ Gamesberg ở Nam Phi
15:12' - 09/07/2016
Tập đoàn khai mỏ Vedanta Resources của Ấn Độ sẽ đầu tư tổng cộng 1 tỷ USD vào dự án mỏ Gamsberg ở Nam Phi.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Nhập khẩu hàng hóa theo container đường biển từ Trung Quốc vào Mỹ vẫn giảm
20:38' - 08/07/2025
Hoạt động nhập khẩu hàng hóa vận chuyển trong các container từ Trung Quốc vào Mỹ trong tháng 6/2025 đã giảm 28,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Ủy ban Năng suất Australia hối thúc chính phủ dỡ bỏ thêm rào cản thuế quan
17:21' - 08/07/2025
Ủy ban Năng suất liên bang Australia mới đây kêu gọi chính phủ nước này dỡ bỏ thêm một số hàng rào thuế quan còn lại đối với hàng hóa nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Nhật Bản và Hàn Quốc đẩy mạnh đàm phán
10:43' - 08/07/2025
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba ngày 8/7 cho biết nước này sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc đàm phán với Mỹ nhằm tìm kiếm một thỏa thuận thương mại song phương.
-
Kinh tế Thế giới
Eurogroup thống nhất ưu tiên củng cố tài khóa và thúc đẩy vai trò quốc tế của đồng euro
09:21' - 08/07/2025
Ngày 7/7, tại Brussels (Bỉ), nhóm các Bộ trưởng Tài chính khu vực đồng euro (Eurogroup) đã tổ chức cuộc họp định kỳ nhằm trao đổi và thống nhất quan điểm về các vấn đề trọng tâm của khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS 2025 khép lại với nhiều đồng thuận
09:01' - 08/07/2025
Ngày 7/7, Hội nghị Thượng đỉnh BRICS năm 2025 tại thành phố Rio de Janeiro của Brazil đã bế mạc sau 2 ngày họp với nhiều đồng thuận.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ Donald Trump nêu điều kiện có thể gia hạn thuế tiếp sau ngày 1/8
08:01' - 08/07/2025
Ngày 7/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định ngày 1/8 là mốc thời hạn mới cho việc áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại của Mỹ nhưng có thể sẽ được tiếp tục gia hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump công bố mức thuế quan mới đối với 14 quốc gia kể từ 1/8
06:55' - 08/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 7/7 tuyên bố ít nhất 14 quốc gia sẽ phải đối mặt với các mức thuế quan cao đối với hàng nhập khẩu vào nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Donald Trump: Mỹ sẽ áp thuế quan 25% đối với Nhật Bản, Hàn Quốc từ ngày 1/8
23:59' - 07/07/2025
Hàng hóa của Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ chịu mức thuế quan 25% của Mỹ kể từ ngày 1/8/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: EU và Mỹ tăng cường trao đổi cấp cao trước hạn chót
21:24' - 07/07/2025
Theo các nguồn thạo tin, nếu không có đột phá, mức thuế quan mà Mỹ áp đối với hàng hóa EU có thể tăng đáng kể, thậm chí lên tới 50% đối với một số mặt hàng.