Nắng nóng kỷ lục: Những điều cần lưu ý khi bị sốc nhiệt

12:27' - 05/06/2017
BNEWS Theo các bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai nếu ra ngoài trời nắng quá lâu thì nguy cơ sốc nhiệt rất cao có thể gây đột tử, tổn thương não nên nhớ triệu chứng của sốc nhiệt để có thể tránh sốc nhiệt lâu.
Tránh những rủi ro khi say nắng.

Nguy hiểm với sốc nhiệt

Những ngày nắng nóng vừa qua, thời tiết miền Bắc ở nhiệt độ cao nguy cơ sốc nhiệt rất lớn. Bệnh viện Bạch Mai từng cấp cứu cho các trường hợp bị sốc nhiệt do tiếp xúc ngoài trời nắng quá lâu.

Theo bác sĩ Lương Quốc Chính- Khoa A9, Bệnh viện Bạch Mai - sốc nhiệt là tình trạng gây ra bởi cơ thể của bạn quá nóng, thường do tiếp xúc kéo dài hoặc gắng sức ở nhiệt độ cao. Đây là hình thái tổn thương do nhiệt nghiêm trọng nhất, sốc nhiệt có thể xảy ra nếu nhiệt độ cơ thể của bạn tăng lên đến 40oC (104oF) hoặc cao hơn.

Sốc nhiệt là bệnh lý cần cấp cứu gấp nêú sốc nhiệt không điều trị có thể nhanh chóng gây tổn thương não, tim, thận và cơ. Tổn thương càng nặng nếu điều trị càng muộn, làm tăng nguy cơ các biến chứng nghiêm trọng và tử vong.

Mặt khác, thể nhẹ hơn được gọi là kiệt sức vì nhiệt/lả nhiệt là một tình trạng mà triệu chứng có thể bao gồm ra mồ hôi nhiều và mạch nhanh là do cơ thể quá nóng. Lả nhiệt là một trong ba hội chứng liên quan tới nhiệt, trong đó chuột rút do nhiệt là hội chứng nhẹ nhất và sốc nhiệt là hội chứng nặng nhất. Hai hội chứng lả nhiệt và chuột rút do nhiệt sẽ được diễn đàn trình bầy ở những bài khác.

Bác sĩ Chính cho biết triệu chứng của sốc nhiệt bao gồm:

- Nhiệt độ cơ thể tăng cao: nhiệt độ cơ thể lớn hơn hoặc bằng 40oC (104oF) là dấu hiệu chính của sốc nhiệt

- Thay đổi trạng thái tâm thần hoặc hành vi: các tình trạng như lú lẫn, lo lắng, nói lắp, cáu kỉnh, mê sảng, co giật và hôn mê có thể là hậu quả của sốc nhiệt.

- Thay đổi bài tiết mồ hôi: trong trường hợp sốc nhiệt do thời tiết nóng, bạn sẽ cảm thấy da nóng và khô khi chạm vào. Tuy nhiên, trong trường hợp sốc nhiệt do gắng sức, bạn sẽ cảm thấy da ẩm ướt.

- Buồn nôn và nôn: bạn có thể cảm thấy khó chịu ở bụng hoặc nôn

- Da đỏ ửng: da có thể chuyển thành mầu đỏ khi nhiệt độ cơ thể tăng lên

- Thở nhanh: có thể có thở nhanh và nông.

- Tăng nhịp tim: mạch có thể tăng đáng kể bởi vì ứng xuất nhiệt đặt một gánh nặng rất lớn lên tim nhằm giúp làm mát cơ thể.

- Đau đầu: đầu có thể đau nhức nhói.

Khi bị sốc nhiệt, hoặc gặp người sốc nhiệt cần đưa người bệnh vào nơi râm mát hoặc nơi có điều hoà nhiệt độ, sau đó gọi cấp cứu.

Có thể làm mát cơ thể bệnh nhân bằng cách phủ khăn mát hay vẩy nước mát lên người họ, bật quạt thổi trực tiếp vào người bệnh. Cho họ uống nước mát hoặc các loại đồ uống không có cồn và cafein khác nếu họ có thể uống được.

>>> Làm gì khi bị say nắng?

>>> 8 cách tránh nóng hữu hiệu nhất cho mùa hè

Phân biệt với đột quỵ

PGS Mai Duy Tôn - Khoa A9 Bệnh viện Bạch Mai cho biết về mùa hè nhiều người hay nhầm lẫn giữa say nắng với đột quỵ. Chính vì thế, khi có các dấu hiệu dưới đây

Triệu chứng chính của sốc nhiệt là việc tăng đáng kể nhiệt độ của cơ thể, thường là trên 40 độ C, kèm theo tính trạng tâm thần thay đổi có thể từ thay đổi tính tình cho đến lú lẫn và hôn mê. Da nóng và khô, tuy nhiên sốc nhiệt do gắng sức thì da thường ẩm, nhịp tim nhanh, thở nhanh và nông, tăng hoặc hạ huyết áp, hoa mày chóng mặt…

Còn với người đột quỵ hãy nhận dấu hiệu của họ với 3 cách đó là NÓI - CƯỜI - CHÀO. Chỉ cần bảo người bệnh họ làm ba điều trên để nhận thấy dấu hiệu:

NÓI: nói ngọng, khó nói, không nói được

CƯỜI: mồm méo.

CHÀO: không giơ được tay lên

Nếu có 3 dấu hiệu này thì chính là đột quỵ không phải sốc nhiệt cần nhanh chóng sơ cứu và đưa bệnh nhân vào cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời bởi trong đột quỵ thời gian là vàng, chậm giờ nào cơ hội cứu sống của bệnh nhân giảm đi giờ đó.

>>> Những bệnh nguy hiểm xuất hiện ở trẻ khi thời tiết nắng nóng

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục