Ngân hàng Trung ương Indonesia lý giải chính sách “in thêm tiền” để cứu nền kinh tế
Ngày 20/5, ông Juda Agung - Trợ lý Thống đốc phụ trách vấn đề ổn định hệ thống tài chính và chính sách vĩ mô của Ngân hàng Trung ương Indonesia (BI) - cho biết một trong những kịch bản để cứu nền kinh tế Indonesia vẫn đang được tranh luận gay gắt, đó là chính sách "in thêm tiền".
Chính sách này được Quốc hội Indonesia đề xuất, theo đó Quốc hội yêu cầu BI in thêm 600.000 rupiah (Rp) để giải cứu nền kinh tế Indonesia hiện đang rất khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.Tuy nhiên, ông Juda Agung cho rằng in tiền không chỉ đơn thuần là việc tiến hành in ấn tiền. Các chính sách duy trì thanh khoản mà BI đã thực hiện cho đến nay cũng là một hình thức in tiền, chẳng hạn như chính sách nới lỏng Dự trữ theo luật định (GWM). Chính sách này là một nỗ lực để bảo vệ nền kinh tế Indonesia khỏi những ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
"Việc in tiền không phải lúc nào cũng được hiểu là sản xuất ra tiền mặt. Thông qua chính sách nới lỏng yêu cầu dự trữ, BI đã gián tiếp in hoặc tạo ra tiền". ông Juda Agung nhấn mạnh.
Ngoài ra, việc bơm thanh khoản (nới lỏng định lượng) được cung cấp thông qua việc mua trái phiếu chính phủ (SBN) cũng là một hình thức in tiền. Đã có khoản tiền trị giá 386.000 tỷ Rp được bơm vào giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 4/2020.Trên thực tế, BI một lần nữa đã bơm thêm thanh khoản 117.800 tỷ Rp vào tháng 5/2020, đưa tổng số tiền bơm lên tới 503.800 tỷ Rp. Đây là một hình thức in tiền được đặt trong dấu ngoặc kép.
Ông Juda Agung nhấn mạnh việc in tiền thật không phải là vấn đề dễ dàng, mà phải có các kịch bản và điểm chuẩn nghiêm ngặt được đáp ứng trước khi chính sách đó được thực hiện. Hơn nữa, việc in tiền thật chỉ có thể được thực hiện nếu cộng đồng thực sự cần đến nó, trong khi tại thời điểm này không có tình huống khẩn cấp để thực hiện chính sách này./.Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Ngành than Indonesia sa sút do nhu cầu từ Ấn Độ giảm
16:05' - 20/05/2020
Các công ty khai thác than Indonesia đang phải vật lộn với tình trạng giảm cung trong năm nay khi thị trường xuất khẩu than lớn nhất của Indonesia là Ấn Độ sụt giảm nhu cầu.
-
DN cần biết
Indonesia xử phạt các trường hợp vi phạm quy định phòng chống dịch COVID
11:56' - 20/05/2020
Bộ Giao thông Vận tải Indonesiađã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với một hãng hàng không và một nhà điều hành sân bay vì không tuân thủ các quy định về phòng chống đại dịch COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Công ty dược phẩm Mỹ chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang Indonesia
17:35' - 19/05/2020
Theo Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Công nghiệp, công ty này vẫn chưa quyết định sẽ đầu tư bao nhiêu tiền vào nhà máy mới tại Indonesia.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia tung gói kích thích kinh tế trị giá 43 tỷ USD
21:20' - 18/05/2020
Chính phủ Indonesia đang triển khai chương trình kích thích kinh tế trị giá 641.170 tỷ rupiah (43 tỷ USD), lớn hơn khoản tiền được công bố trước đó, nhằm giảm nhẹ tác động của đại dịch COVID-19.
-
Đời sống
Indonesia tiếp tục miễn giảm tiền điện cho người dân
19:43' - 18/05/2020
Ngày 18/5, Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati cho biết chính phủ nước này tiếp tục miễn giảm tiền điện cho các hộ gia đình.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Mở đường cho dòng vốn quốc tế vào thị trường Việt Nam
15:23'
Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc khẳng định cam kết mạnh mẽ của Chính phủ trong việc đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước.
-
Tài chính & Ngân hàng
Mỹ gia hạn cấp phép một số giao dịch với Ngân hàng Trung ương Nga
07:18'
Ngày 8/7, Bộ Tài chính Mỹ thông báo đã cấp giấy phép chung mới, gia hạn một số giao dịch hành chính với Ngân hàng Trung ương Nga đến ngày 9/10 tới.
-
Tài chính & Ngân hàng
IMF kêu gọi cải cách khung đánh giá nợ để hỗ trợ châu Phi
15:51' - 08/07/2025
IMF khuyến nghị cần cải cách khung đánh giá nợ để phù hợp với bối cảnh hiện tại, đồng thời tăng cường hỗ trợ quốc tế nhằm giúp châu Phi vượt qua khó khăn kinh tế và duy trì phát triển bền vững.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tiếp tục giảm lãi suất, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế cuối năm
12:32' - 08/07/2025
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chỉ đạo các TCTD tiết giảm chi phí hoạt động, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và các giải pháp khác để giảm lãi suất cho vay.
-
Tài chính & Ngân hàng
Hạn chót thuế quan cận kề gây áp lực lớn lên đồng USD
14:36' - 07/07/2025
Trong phiên giao dịch châu Á, đồng euro giảm 0,1% xuống 1,1773 USD đổi 1 euro, không xa mức đỉnh kể từ tháng 9/2021 là 1,1829 USD đạt được trong phiên 1/7.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nhật Bản: Tỷ lệ tiền mới trong lưu thông chưa đến 30% sau 1 năm phát hành
12:12' - 07/07/2025
Tính đến cuối tháng 5/2025, trong khoảng 16 tỷ tờ tiền giấy đang lưu hành, hiện chỉ có 5 tỷ tờ tiền giấy mới, đạt tỷ lệ 28,8%.
-
Tài chính & Ngân hàng
Hàn Quốc công bố ngân sách bổ sung kích thích tiêu dùng nội địa
07:37' - 07/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, ngân sách bổ sung của Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc tập trung vào ba lĩnh vực để hỗ trợ phục hồi kinh tế và đầu tư vào thực phẩm trong tương lai.
-
Tài chính & Ngân hàng
Công điện của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa
13:39' - 06/07/2025
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo dõi sát diễn biến, tình hình kinh tế thế giới, trong nước để điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả.
-
Tài chính & Ngân hàng
BRICS lần đầu thông qua đề xuất chung về cải cách IMF
12:57' - 06/07/2025
Đây là lần đầu tiên nhóm BRICS - hiện đã mở rộng từ 5 lên 11 quốc gia thành viên - đạt đồng thuận về lập trường thống nhất chung trong vấn đề cải cách IMF.