Ngành gạo tập trung nguồn lực bứt tốc
Trước dự báo triển vọng xuất khẩu gạo của Việt Nam đến cuối năm tích cực ở cả phía cầu thế giới và giá, các doanh nghiệp ngành gạo đang tập trung nguồn lực sản xuất hướng tới xuất khẩu nhằm đón đầu cơ hội bứt tốc về doanh thu và gia tăng lợi nhuận trong năm 2023.
Theo các chuyên gia, quý II vừa qua, xuất khẩu gạo tiếp tục là điểm sáng với nhiều kết quả tích cực, cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu theo đúng định hướng, gia tăng xuất khẩu chủng loại gạo Việt Nam có thế mạnh. Cùng đó, thị trường tiếp tục ghi nhận xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng đem lại giá trị cao, giảm tỉ trọng xuất khẩu gạo thường chất lượng thấp.
Thống kê trong 6 tháng đầu năm 2023 của Cục Chất lượng, chế biến và phát triển thị trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, khối lượng gạo xuất khẩu đạt 4,27 triệu tấn, giá trị 2,3 tỷ USD, tăng 22,2% về khối lượng và tăng 34,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022. Giá gạo xuất khẩu bình quân thời gian này ước đạt 539 USD/tấn, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm 2022. Một lãnh đạo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết, xuất khẩu gạo của cả nước năm nay sẽ vượt 6,5 triệu tấn, nhưng vẫn dưới mức 7,1 triệu tấn của năm ngoái. Dữ liệu sơ bộ cho thấy 95.200 tấn gạo đã được bốc dỡ tại cảng Tp. Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian từ ngày 1-12/7, với phần lớn gạo được chuyển đến châu Phi, Indonesia và Philippines. Trong báo cáo mới đây của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), cơ quan này nâng dự báo xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2023 tiếp tục vượt 7 triệu tấn, chủ yếu là do nhu cầu từ một số quốc gia châu Á (Trung Quốc, Indonesia..) gia tăng. Với dự báo này, Việt Nam đứng thứ ba thế giới về xuất khẩu gạo trong năm 2023 sau Ấn Độ (22,5 triệu tấn) và Thái Lan (8,5 triệu tấn), chiếm 12,7% thương mại gạo toàn cầu. Theo Nhóm phân tích của Công ty Chứng khoán Nhất Việt, nguồn cung được bổ sung từ vụ thu hoạch Đông Xuân và nhu cầu các thị trường lớn đang tăng lên do thời tiết bất lợi.Như Trung Quốc dự kiến sẽ tăng nhập khẩu thêm 6 triệu tấn gạo trong niên vụ 2022 - 2023 do hạn hạn kéo dài. Trong khi đó, tồn kho tại Phillipines bị bào mòn khiến nước này phải gia tăng nhập khẩu gạo. USDA dự báo nước này tiếp tục phải nhập khẩu 2,8 triệu tấn cho niên vụ 2022 – 2023. Hay Chính phủ Indonesia đã công bố kế hoạch nhập khẩu thêm 2 triệu tấn gạo trong năm nay để bổ sung kho dự trữ quốc gia; trong đó, 500.000 tấn sẽ được nhập khẩu sớm nhất.
Mới nhất, Công ty Nông nghiệp công nghệ cao Trung An Kiên Giang cho biết, công ty vừa chốt được đơn hàng 16.667 tấn gạo thơm sang Hàn Quốc với giá bán 674 USD/tấn. Đây là mức giá cao trong số các nước xuất khẩu gạo. Đơn hàng sẽ được thực hiện trong tháng 7/2023. Trước đó, cũng tại thị trường này, công ty vừa giao xong đơn hàng 11.347 tấn gạo.Ông Nguyễn Phước Nam, Giám đốc Công ty Nông nghiệp công nghệ cao Trung An Kiên Giang cho biết thêm, đơn hàng liên tục được ký mới, giúp doanh thu xuất khẩu gạo của doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2023 tăng khoảng 30% so cùng kỳ năm 2022.
Các doanh nghiệp cũng đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, cũng như cải thiện chất lượng gạo xuất khẩu. Như Tập đoàn Lộc Trời, Trung Quốc là một trong những thị trường xuất khẩu chính, song cùng với việc Việt Nam ký kết Hiệp định Thương mại tư do Việt Nam – EU (EVFTA), doanh nghiệp này đã tìm kiếm cơ hội xuất khẩu gạo vào thị trường châu Âu (EU). Tập đoàn Lộc Trời cũng đã sáp nhập Công ty Lương thực Lộc Nhân với 3 nhà máy sản xuất vào hệ sinh thái của doanh nghiệp, giúp tăng công suất, nâng cao sản lượng ở mảng lương thực, từ đó trở thành động lực tăng trưởng chính cho doanh nghiệp trong năm nay. Đại diện Tập đoàn Lộc Trời cho rằng, để hạt gạo Việt Nam có giá trị cao hơn, ngoài khâu giống, canh tác còn khâu chế biến và thị trường xuất khẩu. Do đó, doanh nghiệp cần tập trung chuẩn hóa vùng nguyên liệu đáp ứng yêu cầu gạo chất lượng cao xuất khẩu. Như gạo Lộc Trời có thương hiệu bán lẻ tại thị trường EU với giá bán lên tới 4.000 USD/tấn, trong khi gạo bình thường xuất khẩu chỉ khoảng 800-900 USD/tấn. Cùng với thuận lợi về thị trường và giá xuất khẩu ngày càng tăng, chi phí đầu vào dự kiến hạ nhiệt trong thời gian tới do động thái từ châu Âu và nguồn cung phân bón thế giới gia tăng giúp doanh nghiệp tiếp tục cải thiện biên lợi nhuận. Theo đó, giá khí đốt là nguyên liệu đầu vào của phân bón được dự báo giảm nhờ các nước châu Âu nới lỏng lệnh trừng phạt và mở cửa cho các nhà xuất khẩu phân bón Nga; đồng thời, gia tăng dự trữ và cắt giảm sử dụng khí đốt mạnh tay, Việc Trung Quốc nới lỏng hạn ngạch xuất khẩu phân bón từ tháng 6/2022 giúp bổ sung nguồn cung phân bón trên thế giới. Trên cơ sở này, Ngân hàng Thế giới (World Bank) dự báo, giá phân Ure có thể giảm 10% trong năm 2023 và giảm tiếp 8% trong năm 2024. Tuy vậy, về phía các doanh nghiệp bày tỏ quan tâm đến việc tăng vốn dài hạn kịp thời để sản xuất và xuất khẩu gạo, thay vì vốn ngắn hạn để thu mua thóc khi vào vụ. Ông Trương Sỹ Bá, Chủ tịch Tập đoàn Tân Long cho biết, doanh nghiệp lúa gạo được vay vốn trung - dài hạn chưa được nhiều, chủ yếu vốn ngắn hạn để thu mua khi vào vụ. Đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành nên có chính sách ưu đãi hơn cho đầu tư dài hạn. Vì bản chất nâng cao giá trị lúa gạo nằm ở cả chuỗi giá trị, từ khâu trồng, sản xuất, thu mua đến sấy, bảo quản, chế biến sau thu hoạch. Với vốn ngắn hạn, Chủ tịch Tập đoàn Tân Long cho rằng, các ngân hàng nên có chính sách kịp thời cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Bởi khi vào vụ thu hoạch mà lãi suất cao thì doanh nghiệp sẽ “rón rén” trong thu mua. Nếu lãi suất hợp lý thì doanh nghiệp sẽ hành động mạnh dạn, hành động sớm hơn trong thu mua. Trước đó, ngày 3/7 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 610/CĐ-TTg về việc tăng cường thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo; trong đó nhấn mạnh đẩy mạnh hoạt động sản xuất, xuất khẩu gạo trong thời gian tới, tận dụng thời cơ, cơ hội thị trường, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm 2023. Về phía Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục đẩy nhanh việc xây dựng Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long” và sớm trình Chính phủ ban hành Đề án “Phát triển hệ thống logistics nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2050”. Trên thị trường niêm yết, đóng cửa phiên giao dịch 13/7, cổ phiếu LTG của Tập đoàn Lộc Trời có giá 31.900 đồng, cổ phiếu TAR của Công ty Nông nghiệp công nghệ cao Trung An có giá 17.300 đồng, cổ phiếu VFS của Tổng công ty Lương thực miền Nam - CTCP có giá 8.000 đồng, cổ phiếu AGM của Công ty Xuất nhập khẩu An Giang có giá 5.870 đồng/đơn vị./.- Từ khóa :
- Doanh nghiệp gạo
- gạo
- gạo việt nam
- xuất khẩu gạo
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Liên kết sản xuất lúa gạo theo chuỗi giá trị - hướng đi bền vững của vùng Đồng bằng sông Cửu Long
20:10' - 14/07/2023
Liên kết sản xuất lúa gạo theo chuỗi giá trị là hướng đi bền vững của nền nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn hiện nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Tháp tìm đường “xâm nhập” thị trường gạo cao cấp ở châu Âu
19:55' - 14/07/2023
Từ đầu năm 2023, sản xuất, xuất khẩu gạo của Đồng Tháp đạt kết quả tích cực. Xuất khẩu gạo tăng về lượng và giá trị so với cùng kỳ năm 2022, đóng góp vào sự tăng trưởng ngành nông nghiệp và kinh tế.
-
Kinh tế & Xã hội
Gia tăng chuỗi giá trị lúa gạo từ quản lý rơm rạ theo hướng tuần hoàn
10:08' - 14/07/2023
Hiện tại còn khoảng 70% lượng rơm rạ bà con đốt trên đồng hoặc vùi vào đất. Đây không chỉ là sự lãng phí lớn trong sản xuất lúa gạo mà còn gây ô nhiễm môi trường, làm gia tăng phát thải khí nhà kính.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Các "ông lớn" công nghệ Mỹ mất dần ánh hào quang
09:05'
Sức hấp dẫn của nhóm 7 "gã khổng lồ" công nghệ, gồm Apple, Microsoft, Alphabet, Amazon, Tesla, Nvidia và Meta, đang có dấu hiệu "hạ nhiệt" khi giới đầu tư bắt đầu bán tháo và tìm kiếm cơ hội mới.
-
Doanh nghiệp
Shein đối mặt áp lực giảm định giá xuống còn 30 tỷ USD
20:55' - 17/02/2025
Theo nguồn tin thân cận, nhà bán lẻ thời trang nhanh Shein đang chịu áp lực phải giảm mức định giá xuống còn khoảng 30 tỷ USD, so với mức định giá trước đó cao gấp ba lần.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp ngành gỗ và nội thất chủ động mở rộng thị trường
15:03' - 17/02/2025
Ngay từ đầu năm, nhiều doanh nghiệp gỗ và nội thất đã chủ động đổi mới sản xuất và tích cực tìm kiếm cơ hội tiếp cận thị trường, khách hàng tiềm năng.
-
Doanh nghiệp
Ấn Độ đặt mục tiêu xuất khẩu dệt may đạt hơn 100 tỷ USD năm 2030
08:44' - 17/02/2025
Ngày 16/2, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho biết Ấn Độ đặt mục tiêu tăng gấp ba lần kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may, đạt hơn 100 tỷ USD vào năm 2030.
-
Doanh nghiệp
Apple lên kế hoạch bổ sung Apple Intelligence vào kính thực tế ảo Vision Pro
14:35' - 16/02/2025
Apple đang khẩn trương tích hợp trí tuệ nhân tạo vào các thiết bị của mình để chiếm ưu thế trước các đối thủ.
-
Doanh nghiệp
OpenAI bác bỏ đề nghị mua lại ChatGPT của tỷ phú Elon Musk
09:39' - 16/02/2025
OpenAI- công ty phát triển chatbot AI ChatGPT cho biết, Hội đồng quản trị của công ty đã nhất trí bác bỏ đề nghị mua lại trị giá 97,4 tỷ USD từ tỷ phú Elon Musk.
-
Doanh nghiệp
Nỗ lực cho hành trình xanh hóa hàng không
09:36' - 15/02/2025
Nhằm giải quyết bài toán giảm phát thải khí, hiện các hãng hàng không đang tích cực chuyển đổi sử dụng nhiên liệu hàng không bền vững (SAF).
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp logistics chuyển mạnh sang số hoá
09:04' - 15/02/2025
Doanh nghiệp ngành logistics đang đầu tư mạnh cho chuyển đổi số để giảm chi phí dịch vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh và tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
-
Doanh nghiệp
OpenAI bác bỏ đề nghị 97,4 tỷ USD từ Elon Musk
08:08' - 15/02/2025
Ngày 14/2, OpenAI cho biết Hội đồng quản trị của công ty đã nhất trí bác bỏ đề nghị mua lại trị giá 97,4 tỷ USD từ Elon Musk.