Ngành thời trang hàng hiệu thế giới sẽ thu hẹp quy mô đáng kể hậu COVID-19 (Phần 1)
Bài báo viết các hãng thời trang danh tiếng hàng đầu thế giới Dior vừa ra mắt bộ sưu tập thời trang cao cấp mới nhất của mình.
Bộ sưu tập được trưng bày trên các mẫu ma-nơ-canh (mannequin) thay vì được biểu diễn bằng những người mẫu nổi tiếng trong các buổi trình diễn thời trang đẳng cấp như thường lệ.
* COVID-19 làm giảm nhu cầu mua hàng hiệu thế giới
Theo một nguồn thạo tin của giới thời trang, doanh số bán hàng của Dior đang bị thu hẹp đáng kể. Điều tương tự cũng xảy ra tại hầu hết các nhãn hiệu thời trang cao cấp khác trên toàn cầu.
Rất nhiều công ty, doanh nghiệp được định vị thuộc top đầu trong bảng xếp hạng thương hiệu thời trang thế giới đã công bố kết quả doanh thu quý II/2020 tồi tệ nhất trong toàn bộ lịch sử hoạt động của mình.
Tại Anh, ngành công nghiệp thời trang dự báo sẽ bị ảnh hưởng gấp hai lần so với các ngành khác. Tại châu Âu, chỉ số dệt may dựa theo Chỉ số Thị trường do Công ty Morgan Stanley Capital International thực hiện (MSCI) đã giảm 7% kể từ đầu tháng Một so với mức suy giảm hơn 8% trong toàn bộ chỉ số MSCI châu Âu.
Công ty nghiên cứu thị trường McKinsey dự báo ngành công nghiệp thời trang toàn cầu (may mặc và giày dép) trị giá 2.500 tỷ USD sẽ đánh mất khoảng 27-30% doanh thu trong năm 2020, trong khi lĩnh vực hàng hiệu cao cấp - bao gồm thời trang, phụ kiện, đồng hồ, trang sức và mỹ phẩm cao cấp - sẽ bị ảnh hưởng hơn nữa, với doanh số giảm xấp xỉ 35-39%.
Theo McKinsey, các nhà bán lẻ đa thương hiệu (bao gồm các trung tâm dịch vụ, thương mại tổng hợp) và những thương hiệu nhỏ độc lập ít có chuỗi cửa hàng riêng sẽ là đối tượng chịu nhiều rủi ro nhất.
Thomas Chauvet, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu cổ phiếu hàng xa xỉ tại Tập đoàn Citigroup, cho biết, thời trang và lĩnh vực hàng hiệu cao cấp chưa bao giờ trải nghiệm bất cứ điều gì tương tự như hiện nay. Mọi thứ đã diễn ra khá nhanh, gây thiệt hại đáng kể và bao phủ trên phạm vi toàn cầu.
Tuy nhiên, diễn biến kinh doanh và giá trị thị trường của các nhãn hàng và công ty trong lĩnh vực thời trang cao cấp lại xuất hiện một sự phân cực vô cùng cao. Mặc dù có kết quả kinh doanh không thuận lợi, nhưng giá trị cổ phiếu của hãng thời trang đẳng cấp Hermès của Pháp vẫn tăng 12% trong vòng sáu tháng đầu năm nay và hiện có giá trị gấp 65 lần thu nhập chuyển tiếp, cao hơn 75% so với mức trung bình 10 năm.
Theo các chuyên gia phân tích, nhu cầu dồn nén của các khách hàng "hạng sang" và một bảng cân đối kế toán mạnh đã giúp đảm bảo khả năng hồi phục của Hermès, thu hút các nhà đầu tư chứng khoán nắm giữ cổ phiếu của công ty này.
Trong khi đó, cổ phiếu của nhà mốt Ferragamo và Burberry giảm gần 40% kể từ đầu năm. Các thương hiệu nhỏ độc lập, vốn thường bày bán sản phẩm trong các tổ hợp kinh doanh của trung tâm thương mại và không có cửa hàng riêng, đã phải chịu sự ảnh hưởng, thậm chí, còn lớn hơn nữa, do hầu hết các trung tâm thương mại, những chuỗi cửa hàng dịch vụ và thời trang đã phải đóng cửa liên tục trong suốt quãng thời gian đại dịch bùng phát.
Tương tự, cổ phiếu của nhãn hàng đồng hồ cao cấp Thụy Sỹ, Rich Richemont và Swatch hiện giảm lần lượt là 22% và 29% từ đầu năm đến nay. Các cửa hàng bách hóa Neiman Marcus và JC Penney của Mỹ đã nộp đơn xin phá sản. Doanh nghiệp thương hiệu may mặc J Crew, John Varvatos và True Rel cũng vậy.
Trong khi, công ty Tommy Hilfiger PVH Corp và Gap công bố khoản lỗ hoạt động hơn 1 tỷ USD trong quý I/2020.
Các nhà phân tích thị trường nhận định đại dịch COVID-19 đã gây ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế nói chung và giới kinh doanh thời trang, đặc biệt là thời trang cao cấp. Hàng hiệu đắt tiền vốn dĩ không được coi là sản phẩm thiết yếu và là sản phẩm đầu tư. Khi mọi người trở nên lo lắng cho "ví tiền" của mình, họ thường có xu hướng tạm dừng việc mua bán các loại mặt hàng này.
Tương lai của ngành thời trang phụ thuộc vào hai lĩnh vực lớn, trong đó lĩnh vực thứ nhất là du lịch. Các lệnh đóng cửa biên giới và tình trạng lây lan "dễ dàng" của virus đã khiến ngành du lịch thế giới "ngủ Đông" và khiến doanh số bán các loại hàng hóa "xa xỉ", thường được mua bởi khách du lịch nước ngoài sụt giảm, mặc dù một phần nhỏ đã tạm hồi phục, nhờ vào tiêu dùng trong nước.
Bên cạnh đó, phải kể tới nguồn thu khổng lồ của ngành thời trang cao cấp, trong đó phần lớn đến từ nhu cầu của khách Trung Quốc, chiếm tới 35% chi tiêu "xa xỉ" toàn cầu năm 2019. Các chuyên gia từ Công ty Bain nói, trong điều kiện bình thường, khách hàng Trung Quốc sẽ chiếm lĩnh tới 50% doanh thu "hàng hiệu" vào năm 2025./.
- Từ khóa :
- thời trang thế giới
- covid 19
- Hermès
- dior
- ngành thời trang
Tin liên quan
-
Thị trường
Tuần lễ Thời trang Paris 2020 phiên bản dịch COVID-19
18:39' - 06/07/2020
Không báo chí, không khách mời, Tuần lễ Thời trang Paris mở màn ngày 6/7 lần đầu tiên dưới hình thức trực tuyến, trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với cuộc khủng hoảng dịch COVID-19.
-
Hàng hoá
Nét khác biệt của Tuần lễ Thời trang Paris 2020
21:21' - 04/07/2020
Cứ vào tháng 7 hằng năm, Paris - kinh đô hoa lệ của nước Pháp và ngành thời trang thế giới - lại nhộn nhịp với các tuần lễ thời trang cao cấp.
-
Kinh tế Thế giới
Tương lai ngành thời trang nhanh sau "cú sốc" COVID-19
18:33' - 11/06/2020
Những con phố mua sắm ở nhiều nơi trên thế giới đang chứng kiến sự trở lại, dù còn chậm chạp, của những cửa hàng thời trang tên tuổi như Zara, H&M và Gap.
-
Doanh nghiệp
Tập đoàn thời trang lớn nhất thế giới Inditex tổn thất nặng nề vì COVID
10:30' - 11/06/2020
Tập đoàn Inditex của Tây Ban Nha, chủ sở hữu chuỗi cửa hàng thời trang Zara trong quý I/2020 đã lỗ tới 409 triệu euro (465 triệu USD), trong bối cảnh doanh thu tụt dốc do dịch COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành công nghiệp thời trang Italy tái khởi động trong “hy vọng và lo lắng”
18:42' - 10/05/2020
Sau gần 2 tháng đóng cửa để ngăn đà lây lan của COVID-19, phần lớn các công ty thời trang của Italy đã bắt đầu tái khởi động trong tuần qua, bất chấp những quan ngại về một tương lai không chắc chắn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47' - 22/11/2024
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46' - 22/11/2024
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43' - 22/11/2024
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42' - 22/11/2024
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.