Người dân Mỹ sẽ phải "gồng mình" ứng phó lạm phát trong vài năm tới
Theo tờ Wall Street Journal (WSJ), các nhà kinh tế học đã lên tiếng cảnh báo người dân Mỹ sẽ phải "gồng mình" để ứng phó với tình trạng lạm phát tăng cao trong vài năm tới, hơn là những gì họ đã từng chứng kiến trong vài thập kỷ qua.
Trong một cuộc khảo sát của WSJ với các nhà kinh tế vào đầu tháng Bảy, những người được hỏi nhận định tỷ lệ lạm phát, không tính các mặt hàng năng lượng và thực phẩm dễ biến động, sẽ tăng khoảng 3,2% trong quý IV năm nay so với cùng kỳ năm ngoái.
Các chuyên gia kinh tế cũng dự báo mức tăng lạm phát hàng năm sẽ giảm xuống dưới 2,3% trong giai đoạn 2022-2023. Điều này đồng nghĩa với việc mức tăng trung bình hàng năm trong giai đoạn từ 2021-2023 sẽ vào khoảng 2,58%, tương đương mức độ lạm phát năm 1993.
Ông Joel Naroff, chuyên gia kinh tế trưởng tại Naroff Economics LLC, cho biết: "Chúng ta hiện đang ở trong giai đoạn chuyển tiếp sang một thời kỳ lạm phát và lãi suất cao hơn mà chúng ta đã từng chứng kiến trong 20 năm qua".
Những gì ông Naroff và các chuyên gia kinh tế khác tham gia cuộc khảo sát mô tả chính là một sự chuyển đổi mang tính thế hệ từ mức lạm phát thấp hơn trong hai thập kỷ qua - một sự thay đổi có thể tạo ra những thách thức mới cho các hộ gia đình cũng như các nhà hoạch định chính sách, nhà đầu tư, những người mong đợi tỷ lệ lạm phát ở mức gần hoặc dưới 2%.
Nếu các nhà kinh tế chứng minh là đúng, các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể phải tăng lãi suất sớm hơn hoặc nhiều hơn mức họ mong đợi để giữ lạm phát trong tầm kiểm soát. Công cụ đánh giá lạm phát ưa thích của Fed - chỉ số giá cốt lõi của Bộ Thương mại về chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE), bao gồm giá thực phẩm và năng lượng - đã tăng 3,9% trong tháng Năm, gần gấp đôi mục tiêu 2% của thể chế này.
Trước đó trong một báo cáo công bố hôm 9/7, Fed đã nhắc lại quan điểm rằng lạm phát đã tăng trong năm nay do sự tắc nghẽn trong các chuỗi cung ứng, khó khăn trong việc tuyển dụng và "các yếu tố tạm thời" khác liên quan đến sự phục hồi của nền kinh tế do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Hầu hết các quan chức của Fed, trong các dự báo được công bố vào tháng trước, đều tin rằng lạm phát sẽ giảm xuống khoảng 2% trong hai năm tới, mặc dù có sự không chắc chắn lớn hơn về mức độ nhanh chóng cần phải tăng tỷ lệ lãi suất để đưa lạm phát về mức nói trên.
Tại cuộc họp chính sách hồi tháng Sáu của Fed, hầu hết các quan chức đều dự đoán họ sẽ phải tăng lãi suất từ mức gần bằng 0 hiện nay vào năm 2023. Trong cuộc khảo sát của WSJ, khoảng 58% các chuyên gia kinh tế được khảo sát nhận định ít có khả năng Fed sẽ tăng lãi suất cho đến nửa cuối năm 2022 hoặc muộn hơn.
Diane Swonk, nhà kinh tế trưởng tại hãng kiểm toán Grant Thornton, cho biết: "Hiện Fed có khả năng sẽ phải tăng lãi suất trong nửa đầu năm 2023 mặc dù một số quan chức cấp cao cho rằng có thể sẽ phải thực hiện sớm hơn".
Một thước đo chính khác đối với lạm phát là chỉ số giá tiêu dùng của Bộ Lao động. Chỉ số này có xu hướng "nóng" hơn chỉ số PCE và đã tăng 5% vào tháng Năm so với một năm trước - mức cao nhất trong gần 13 năm. Các nhà kinh tế tham gia khảo sát kỳ vọng rằng trong báo cáo do Bộ Lao động sắp công bố, tỷ lệ này sẽ giảm xuống còn khoảng 4,1% vào cuối năm. Trong khi đó, các dự báo đối với chỉ số PCI đối với năm 2022 và 2023 sẽ dao động trong khoảng 2,4-2,7%.
Sự tắc nghẽn của chuỗi cung ứng, chi phí vận chuyển cao hơn và tình trạng thiếu lao động có thể chỉ là tạm thời khi thị trường điều chỉnh theo sự gián đoạn. Tuy nhiên, sự kết hợp các yếu tố từ các gói kích thích kinh tế liên bang khổng lồ, nguồn dự trữ tiết kiệm hộ gia đình chưa từng có và sự xuất hiện của các loại vaccine phòng COVID-19 đang thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng tăng vọt, khiến nhiều doanh nghiệp tăng giá bán đáng kể các mặt hàng lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ.
Có những dấu hiệu cho thấy người tiêu dùng đang bắt đầu dự đoán lạm phát cao hơn. Kỳ vọng lạm phát của người tiêu dùng - tỷ lệ lạm phát mà người tiêu dùng trung bình mong đợi từ 5 đến 10 năm kể từ bây giờ - đã tăng lên 2,8% vào tháng Sáu, tương đương với tỷ lệ năm 2014, theo Khảo sát Người tiêu dùng của Đại học Michigan.
Lạm phát cao hơn trong vài năm sẽ tác động lên nền kinh tế theo nhiều cách khác nhau. Người tiêu dùng có thể thấy ngân sách gia đình của họ bị thắt chặt. Chi phí đi vay cao hơn có thể ảnh hưởng đến giá trị cổ phiếu và có thể kiềm hãm tăng trưởng trong các ngành nhạy cảm với lãi suất như nhà ở. Ngoài ra, lạm phát cao hơn cũng có thể khiến các doanh nghiệp khó lập kế hoạch đầu tư dài hạn hơn./.
- Từ khóa :
- mỹ
- kinh tế mỹ
- lạm phát
- fed
- lĩnh vực tiêu dùng
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Mỹ chưa phục hồi đủ để Fed hành động
13:58' - 13/07/2021
Kinh tế Mỹ đã mất hơn 20 triệu việc làm trong năm ngoái do dịch COVID-19, và vẫn chưa khôi phục được 6,8 triệu việc làm trong số đó.
-
Kinh tế Thế giới
Dân số già hóa đang ảnh hưởng lớn đến kinh tế Mỹ
08:49' - 13/07/2021
Theo Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo, dân số già hóa đang ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế nếu không tăng viện trợ liên bang và cảnh báo tình hình hiện nay sẽ không được duy trì.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Chiến lược giữa nhiệm kỳ của Tổng thống Biden bắt đầu được chú trọng
08:16' - 12/07/2021
Theo nhiều đánh giá, Tổng thống Biden có thể giúp tăng khả năng cạnh tranh của các ứng cử viên đảng Dân chủ khi ông nhận được tỉ lệ tán thành của người dân ở mức ổn định trên 50%.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ lo các biến thể virus SARS-CoV-2 đe dọa tiến trình hồi phục kinh tế
20:01' - 11/07/2021
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen ngày 11/7 bày tỏ quan ngại về nguy cơ mà các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có thể gây ra đối với tiến trình hồi phục nền kinh tế toàn cầu sau đại dịch.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Triển vọng của “thương hiệu Mỹ” sau 100 ngày đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Trump
15:07'
Trong 100 ngày đầu nắm quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump thị trường đã trải qua những biến động mạnh, khiến một số nhà đầu tư rời bỏ tài sản Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Xếp hạng tín nhiệm AAA của Australia có thể gặp rủi ro
14:02'
Công ty xếp hạng tín nhiệm toàn cầu Standard & Poor's (S&P) cảnh báo xếp hạng tín nhiệm AAA của Australia có thể gặp rủi ro, vì hàng tỷ USD cam kết bầu cử từ 2 đảng chính.
-
Kinh tế Thế giới
“Tàu du lịch bạc” thành từ khoá hot tại Trung Quốc
13:05'
Những năm gần đây, người cao tuổi chú trọng vào “du lịch chậm” đã dần trở thành lực lượng chủ lực của ngành du lịch, “tàu du lịch bạc” đã trở thành một từ khóa hot tại thị trường du lịch Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Israel muốn nâng cấp thỏa thuận FTA với Mỹ
12:50'
Ngày 28/4, Bộ trưởng Kinh tế Israel, ông Nir Barkat cho biết nước này đã đề xuất cải tổ hiệp định thương mại tự do (FTA) đã có từ 4 thập kỷ với Mỹ, nhằm tránh bị áp thuế từ đồng minh thân cận nhất.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với rủi ro và thách thức
09:43'
Từ đầu năm đến nay, những rủi ro và thách thức đối với sự phát triển ngoại thương của Trung Quốc đã tăng lên rõ rệt.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ nhận định về thuế thu nhập cá nhân
16:16' - 28/04/2025
Theo Tổng thống Mỹ Donald Trump, các biện pháp thuế quan sâu rộng sẽ giúp giảm thuế thu nhập cho người có thu nhập dưới 200.000 USD/năm.
-
Kinh tế Thế giới
Vòng xoáy bất ổn do thuế quan
14:54' - 28/04/2025
Nhiều chuyên gia cho rằng chính quyền ông Trump chưa nhất quán trong các yêu cầu đặt ra đối với các đối tác thương mại đang chịu ảnh hưởng bởi các loại thuế quan sâu rộng mà Mỹ áp đặt.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ và Ukraine thống nhất thêm chi tiết thỏa thuận đất hiếm
11:35' - 28/04/2025
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế Ukraine Yuliia Svyrydenko thông báo Mỹ và Ukraine đã ký biên bản ghi nhớ xác nhận ý định hoàn tất và ký kết thỏa thuận hợp tác về khoáng sản đất hiếm.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc đứng đầu thế giới về quy mô điện hạt nhân
09:22' - 28/04/2025
Trung Quốc hiện có 58 tổ máy điện hạt nhân thương mại đang vận hành, với tổng công suất lắp đặt 60,96 triệu kilowatt, và 44 tổ máy đang được xây dựng, tổng quy mô đứng đầu thế giới.