Người mua nhà đổi “khẩu vị” để hợp túi tiền
Điều này có nghĩa là người mua nhà đang đổi "khẩu vị" để hợp túi tiền.
Bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc cấp cao Bộ phận tư vấn và nghiên cứu, Savills Hà Nội nhận xét, trước những diễn biến leo thang về giá, một số dự án đã được đẩy giá vượt quá giá trị thực tế, do đó, người mua cần xem xét kỹ, cân nhắc giá trị sử dụng và mức độ hợp lý của dự án.
Theo bà Hằng, nếu giá còn tăng, người mua sẽ phải cân nhắc bài toàn tài chính. Trong khi nhu cầu ở thực vẫn chiếm tỷ trọng chính, nếu giá tiếp tục đẩy lên cao, người mua có thể cân nhắc và lựa chọn phương án thuê chung cư nội đô hoặc chấp nhận dịch chuyển nhu cầu tới nguồn cung tại các tỉnh lân cận Hà Nội để có mức giá hợp lý. Người mua nhà với nhu cầu ở thực có thể chọn lựa nguồn cung tại những địa phương lân cận như Hưng Yên hay Bắc Ninh, vùng vành đai 4 hoặc vành đai 3,5. Sự phát triển cơ sở hạ tầng đóng vai trò quan trọng như là đòn bẩy trong việc thay đổi cấu trúc giá trị của thị trường nhà ở. Kinh nghiệm thực tế cho thấy, việc phát triển cơ sở hạ tầng sẽ kéo các khu vực ngoại ô "lại gần" với trung tâm thành phố hơn, giúp thời gian di chuyển giảm đi. Hơn hết, tại các tỉnh lân cận hoặc khu vực ngoại ô, chủ đầu tư có thể tiếp cận nguồn đất với chi phí thấp hơn, tạo ra nguồn cung nhà ở vừa túi tiền hơn.Thời gian tới, nhiều sản phẩm tại các tỉnh lân cận sẽ ngày càng đáp ứng nhu cầu nhà ở của Hà Nội. Nguồn cung tại Hưng Yên và Bắc Ninh sẽ cung cấp khoảng 203.000 căn hộ từ năm 2024 đến năm 2026.
Bên cạnh đó, các luật sửa đổi (Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đát đai) cũng được kỳ vọng sẽ tạo điều kiện cho thị trường bất động sản phát triển, giúp cải thiện nhất định cho nguồn cung. Từ năm 2025 trở đi, ước tính sẽ có khoảng 84.400 căn hộ từ 101 dự án sẽ được mở bán ra thị trường. Tại Hà Nội, trong quý I vừa qua, phân khúc căn hộ tiếp tục mất cân bằng cung – cầu. Đặc biệt, nguồn cung căn hộ giá phải chăng tiếp tục hạn chế. Điều này khiến nhu cầu nhà ở tại Hà Nội tiếp tục bị dồn nén. Khảo sát của Công ty Savills cho thấy, thị trường tiếp tục ghi nhận sự thiếu hụt về sản phẩm dưới 30 triệu đồng/m2 (hạng C). Các sản phẩm này chỉ chiếm 4% nguồn cung mới và đã được bán hết. Kể từ năm 2020, nguồn cung sơ cấp hạng C giảm 47% mỗi năm. Bà Đỗ Thu Hằng khẳng định, nguồn cung hiện nay tập trung chủ yếu về căn hộ hạng B, chiếm đến gần 90%. Phân khúc căn hộ hạng C trên thị trường sơ cấp và căn hộ hạng A chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Hơn nữa, từ nay cho đến cuối năm, mặc dù các đạo luật lớn cũng đã được thông qua, nhưng nguồn cung mới cũng chưa thể được cải thiện ngay được. Trong khi đó, tại cả hai thành phố lớn như Hà Nội hay Tp. Hồ Chí Minh, nhu cầu tự nhiên hàng năm đối với nhà ở là khoảng 50.000 ngôi nhà. Đây là kết quả của nhập cư, ra ở riêng của những người trưởng thành và số người trung bình trong một nhà giảm… Con số về nguồn cầu này đã không được đáp ứng bởi hạn chế nguồn cung trong một thời gian, khiến nhu cầu về nhà ở bị dồn nén. Thêm vào đó, các yếu tố vĩ mô như thị trường vàng biến động đi kèm lãi suất ở ngưỡng thấp khiến các nhà đầu tư tìm kiếm các kênh đầu tư hợp lý và có tính dài hạn, vô hình chung khiến nhu cầu tìm kiếm căn hộ tại thị trường Hà Nội càng tăng cao – bà Hằng phân tích. Đáng chú ý, người mua bắt đầu có sự chuyển biến trong tâm lý. Dòng sản phẩm căn hộ đối với các đô thị lớn hiện được xem là một tài sản thay vì quan điểm "tiêu sản" như trước kia. Hiện nay, nhiều người mua dần nhận thấy dòng sản phẩm căn hộ tại các đô thị lớn cũng là một tài sản. Thậm chí, nếu như trước kia, quyết định mua căn hộ cần được cân nhắc khá lâu bởi đây cũng được xem là một khoản có giá trị lớn thì gần đây người mua nhà hiện nay không đợi quá lâu để đưa ra quyết định mua. Quyết định mua hiện được đưa ra nhanh hơn và việc đặt cọc cũng diễn ra nhanh hơn. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, đây không phải là câu chuyện của toàn bộ thị trường. Với các dự án căn hộ mà giá không đi đôi với với chất lượng sản phẩm thì chưa chắc người mua đã đưa quyết định nhanh chóng. Bởi giao dịch trong quý I/2024 cho thấy, các dự án thu hút sự quan tâm của thị trường đều thuộc về những chủ đầu tư uy tín. Dòng sản phẩm của các chủ đầu tư này khi được tung ra thị trường có sự đảm bảo nhất định về chất lượng cũng như các yếu tố pháp lý khác. Đồng thời, những chủ đầu tư này thường sử dụng các thương hiệu cũng như đơn vị tư vấn hàng đầu từ thiết kế cho tới cảnh quan, sản phẩm... Thậm chí, tại nhiều dự án, chủ đầu tư đã lựa chọn đơn vị nước ngoài có tên tuổi nhằm nâng tầm uy tín cho chính sản phẩm. Những dự án tốt, chủ đầu tư uy tín, pháp lý đảm bảo vẫn ghi nhận lượng giao dịch khả quan.- Từ khóa :
- chung cư hà nội
- bất động sản hà nội
- nhà ở hà nội
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội đôn đốc đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm
21:35' - 19/04/2024
Ngày 19/4, Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm của thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025 tổ chức hội nghị giao ban để đánh giá tình hình thi công các công trình.
-
Kinh tế tổng hợp
BRT Hà Nội sau 5 năm hoạt động - Bài cuối: Cần tiếp tục đánh giá để có chiến lược tốt
19:35' - 19/04/2024
Để xe buýt nhanh phát triển mạnh ở một đô thị chật chội, mật đô dân số, xe cộ rất lớn như Thủ đô thì cũng cần phải tiếp tục đánh giá khách quan, để vận dụng sáng tạo, linh hoạt.
-
Kinh tế tổng hợp
BRT Hà Nội sau 5 năm hoạt động - Bài 2: Khẳng định hiệu quả, người dùng tăng cao
19:08' - 19/04/2024
Có thể nói, thời gian qua, khi nói về tính hiệu quả của BRT thì dư luận và người dân vẫn còn thiên về sự đánh giá mang cảm tính.
-
Kinh tế tổng hợp
BRT Hà Nội sau 5 năm hoạt động - Bài 1: Cần phát triển theo đúng nghĩa “tuyến buýt nhanh”
18:46' - 19/04/2024
Sau 5 năm đi vào hoạt động, mặc dù mang lại nhiều hiệu quả, nhưng có lúc, có thời điểm xe buýt BRT ở Hà Nội vẫn còn nhiều “gợn sóng” dư luận nhiều chiều, buộc phải có cách nhìn tổng thể và nghiêm túc.
Tin cùng chuyên mục
-
Bất động sản
Phát triển vật liệu xây dựng cần một chiến lược toàn diện
19:23'
Ngày 9/7, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị lấy ý kiến Đề án “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý phát triển vật liệu xây dựng trong giai đoạn mới” (đề án).
-
Bất động sản
Lập quy định tạm thời bảng giá đất cho thành phố Cần Thơ
14:41'
Sở Nông nghiệp và Môi trường thành phố Cần Thơ trình HĐND hoặc UBND thành phố xin chủ trương lập quy định tạm thời bảng giá đất cho thành phố Cần Thơ mới.
-
Bất động sản
Áp lực nguồn cung nhà ở dồn lên các đô thị
19:52' - 08/07/2025
Với dự báo hơn hai phần ba dân số toàn cầu sẽ sinh sống tại các đô thị vào năm 2050, các thành phố đang phải đối mặt với áp lực đảm bảo số lượng và tính bền vững của nguồn cung nhà ở.
-
Bất động sản
34 khu đất ở Đồng Nai sắp lên sàn đấu giá
17:20' - 07/07/2025
Chiều 7/7, UBND tỉnh Đồng Nai làm việc với các đơn vị liên quan nhằm tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ đấu giá quyền sử dụng đất năm 2025 trên địa bàn Đồng Nai.
-
Bất động sản
Hoàn thành kiểm kê đất đai trước ngày 20/8
15:28' - 07/07/2025
Việc lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất diễn ra sau khi sắp xếp đơn vị hành chính theo các Nghị quyết của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
-
Bất động sản
Bất động sản Đông Hải Phòng: Thỏi nam châm hút vốn đầu tư
10:22' - 07/07/2025
Sở hữu quỹ đất lớn, quy hoạch bài bản cùng dư địa tăng giá còn rộng, khu Đông Hải Phòng dần định hình là trung tâm chuyển dịch dòng vốn của giới đầu tư và nhà phát triển bất động sản chuyên nghiệp.
-
Bất động sản
Áp lực chi phí xây dựng "dồn" lên bất động sản
10:45' - 06/07/2025
Hoạt động khai thác đang được kiểm soát chặt nhằm bảo vệ hệ sinh thái, kéo theo giá cát và chi phí vận chuyển tăng, gây áp lực lên tổng chi phí đầu tư, nhất là trong các dự án hạ tầng lớn…
-
Bất động sản
Phát triển đô thị xanh: Thị trường chưa đủ động lực, cần chính sách tiếp sức
16:04' - 04/07/2025
Đô thị xanh, công trình xanh và phát triển theo hướng Net Zero đang dần trở thành xu thế chủ đạo trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản và quy hoạch đô thị tại Việt Nam.
-
Bất động sản
Lợi thế kép từ các tòa tháp ven biển Blanca City
15:13' - 04/07/2025
Nằm giữa trục đường 3/2 và biển Bãi Sau, các tòa tháp Blanca thuộc Blanca City mở ra cơ hội đầu tư, lưu trú, nghỉ dưỡng khi hội tụ lợi thế nội sinh - ngoại lực.