Người tiêu dùng thờ ơ với các “thiên đường” mua sắm cuối năm
Năm nào cũng thế, cứ đến mùa Giáng sinh và Tết Dương lịch là khắp nơi trên thế giới lại tràn ngập một không khí mua sắm đầy hứng khởi và nhộn nhịp, do đây là thời điểm mà các nhãn hàng nổi tiếng tung ra hàng loạt chương trình giảm giá, khuyến mãi lớn để kích cầu và kiếm lời.
Trên khắp thế giới, đỉnh điểm của mùa giảm giá sẽ kéo dài từ ngày “Thứ Sáu đen” (Black Friday – thứ Sáu của tuần thứ tư trong tháng 11) tại Mỹ, một trong những “tụ điểm” mua sắm lớn nhất thế giới, cho tới “Lễ tặng quà” (Boxing day – 26/12) của Vương quốc Anh và chỉ hạ nhiệt sau khi Năm mới đi qua.
Trong khi đó, mặc dù “sinh sau đẻ muộn” song hai ngày vàng mua sắm khác là “Cyber Monday” (thứ Hai của tuần thứ tư trong tháng 11) tại Mỹ và “Ngày độc thân” (Single Day – 11/11) của Trung Quốc vẫn giành được chỗ đứng nhất định trong lòng người hâm mộ.
Năm 2015 qua đi cũng là lúc lễ hội mua sắm lớn nhất trong năm khép lại. Theo các chuyên gia, không khí xếp hàng “shopping” truyền thống trong năm ngoái có phần trầm lắng hơn so với kỳ vọng, do người tiêu dùng có nhiều đổi mới trong cách thức cũng như thói quen mua hàng.
Bên cạnh đó, thế giới vừa trải qua một năm với nhiều biến động về kinh tế và chính trị, khiến tâm lý khách hàng không ổn trong những ngày cuối năm.
Mua hàng trực tuyến “lên ngôi”
Trong ngày Black Friday (27/11), những chương trình giảm giá và khuyến mãi của các nhà bán lẻ Mỹ đối với các mặt hàng điện tử, thời trang và quà tặng đã không thu hút được đông khách hàng tới các cửa hàng và trung tâm mua sắm.
Tính tới chiều tối 27/11 (theo giờ Mỹ), kết quả thăm dò cho thấy doanh thu của phần lớn các thương hiệu bán lẻ nổi tiếng như Best Buy và Wal-Mart đều thấp hơn so với năm 2014.
Trong khi đó, các trung tâm shopping lớn của Macy’s tại thủ đô Washington, Los Angeles hay Chicago cũng khá vắng vẻ. Theo các chuyên gia kinh tế, nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này là do người tiêu dùng Mỹ đang thay đổi thói quen mua sắm.
Nhiều người đã đi mua những món đồ yêu thích ngay trong chiều 26/11, tức là trước Black Friday một ngày, vì nhiều cửa hàng mở cửa và tung các chương trình khuyến mại từ “Lễ Tạ ơn”(Thanksgiving Day) chứ không đợi tới Black Friday.
Số liệu thống kê cho thấy 20% khách hàng được cho là đã hoàn tất nhu cầu shopping trước ngày Black Friday.
Một nguyên nhân nữa khiến cho người tiêu dùng không đổ xô tới các trung tâm mua sắm như truyền thống đó là người Mỹ ngày càng ưa chuộng hình thức mua hàng trực tuyến, nhất là mua sắm bằng điện thoại.
Theo số liệu của hãng theo dõi thị trường trực tuyến, Adobe Digital Index (ADI) về mua bán hàng trực tuyến nhân ngày Lễ Tạ ơn 2015, người tiêu dùng đã chi hơn 1,7 tỷ USD cho mua sắm online, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2014 và cao hơn mức dự báo tăng 18% trước đó.
Bên cạnh đó, ADI cũng cho biết thêm lần đầu tiên trong kỳ nghỉ Lễ Tạ ơn, tỷ lệ sử dụng điện thoại di động để truy cập mua sắm online chiếm áp đảo, với khoảng 57% lượt truy cập mua sắm trực tuyến.
Năm 2015 cũng chứng kiến sự lên ngôi của những ngày vàng mua sắm trực tuyến như "Cyber Monday" (30/11) tại Mỹ khi doanh thu trực tuyến trong ngày này đã tăng 12% so với năm trước đó, lên mức cao kỷ lục trong lịch sử là 2,28 tỷ USD, qua đó đưa “Cyber Monday” trở thành ngày hội mua sắm trực tuyến lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Thậm chí, nhiều mặt hàng đã "cháy kệ" trong khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, “Cyber Monday” vẫn chưa là gì so với ngày mua sắm trực tuyến của người Trung Quốc nhân “Ngày độc thân” 11/11 vừa qua, với doanh thu lên tới 14 tỷ USD, cao hơn nhiều so với con số 9,3 tỷ USD được ghi nhận trong ngày này của năm 2014, theo ước tính của hãng Alibaba.
Biến động về kinh tế - chính trị “giữ chân” các tín đồ mua sắm
Trong khi đó, tại châu Âu, kinh đô hoa lệ Paris của nước Pháp cũng kém nhộn nhịp hơn trong ngày Giáng sinh 24/12, trong bối cảnh nước này vẫn chưa “hoàn hồn” sau loạt vụ tấn công khủng bố đêm 13/11 khiến 130 người thiệt mạng.
Các hoạt động mua sắm tại khu trung tâm thành phố kém nhộn nhịp hơn mọi năm trong khi lực lượng an ninh vẫn tuần tra liên tục xung quanh các khu vực tập trung đông người như khu triển lãm Lafayette và dãy cửa hàng Printemps.
Lượng du khách sụt giảm cũng ảnh hưởng không nhỏ tới các nhà hàng và khách sạn bởi đây vốn là mùa cao điểm trong năm của những địa điểm này.
Những du thuyền mỗi năm vẫn chở vài triệu du khách du ngoạn dọc sông Seine năm nay cũng hoạt động thưa hơn và giảm 15% đến 30% công suất so với mọi năm. Nhiều hoạt động kiểm tra an ninh mới được áp dụng tại các địa điểm tập trung đông người như nhà thờ hay các trung tâm mua sắm.
Đến với Nga – nước đang phải vật lộn với đà lao dốc liên tục của giá dầu và các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây, tình hình cũng không khả quan hơn khi có gần 60% người dân nước này đã lên kế hoạch cắt giảm chi phí đón mừng Năm mới 2016, chủ yếu họ sẽ tiết kiệm tiền quà tặng và chi phí cho bàn tiệc đêm giao thừa.
Trong khi đó, báo "Kommersant" (Nga) thì cho biết, 40% người dân Nga có ý định tiết kiệm tiền mua quà tặng, 20% tổng số người dân từ chối mua các món ăn đặc sản trong dịp Năm mới. Năm ngoái, con số này chỉ có 13%.
Theo trung tâm nghiên cứu thị trường IRG, các gia đình ở Nga chỉ chi trung bình khoảng 16.900 ruble để đón Năm mới 2016. Trong số này, 6.560 ruble sẽ dành để mua quà tặng. Rõ ràng, những khó khăn trong nền kinh tế Nga đang ảnh hưởng tới việc mua sắm đón Năm mới của người dân Nga.
Họ xem xét kỹ càng hơn khi lựa chọn hàng hoá, cắt giảm chi phí dành cho quà tặng so với các năm trước đó, song những nhu cầu thiết yếu cho việc đón Năm mới như bàn tiệc hay đồ trang trí vẫn là không thể thiếu.
Ngoài ra, hiện tượng thời tiết nóng dần lên trên thế giới cũng đang tác động đến tâm lý tận hưởng kỳ nghỉ lễ của người dân. Điển hình là tại Colombia, quốc gia đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu điện do hiện tượng thời tiết El Nino đang gây ra tình trạng hạn hán, khiến các hồ nước cạn dần.
Mặc dù không khí mua sắm cuối năm ảm đạm là vậy, song các hãng bán lẻ vẫn có thể đặt hy vọng vào những ngày lễ đầu năm sắp tới của năm 2016, như Lễ Tình nhân Valentine (14/2) hay ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3), do đây là những ngày lễ mang ý nghĩa đặc biệt và có "truyền thống" thu hút được nhiều "con nghiện" mua sắm.
Theo số liệu thống kê, trong ngày Lễ Valentine của năm 2015, nước Mỹ đã ghi nhận doanh số bán hàng cao kỷ lục trong lịch sử, lên tới 18,9 tỷ USD, tương đương mức tăng 8,5% so với năm 2014.
Năm nay, trong bối cảnh nền kinh tế số một thế giới đang sải bước chắc chắn trên con đường phục hồi, nhiều nhà phân tích kỳ vọng “chiến tích” của ngày lễ Valentine sắp tới sẽ còn ấn tượng hơn nữa./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
8 lời khuyên để mua sắm Tết tiết kiệm mà vẫn đủ đầy
06:07' - 30/01/2016
Việc sắm Tết sao cho tiết kiệm mà vẫn đủ đầy luôn làm các chị em “đau đầu” mỗi dịp cuối năm. Để ngân quỹ không bị thâm hụt nặng nề, hãy tham khảo một vài mẹo nhỏ dưới đây nhé!
-
Kinh tế & Xã hội
Pháp: Sức mua sắm dịp Noel "chững" lại do lo ngại khủng bố
14:21' - 23/12/2015
Mùa Giáng sinh đang tới gần, song nhịp độ mua sắm của người dân Pháp dường như đang "chững" lại do tâm lý lo ngại khủng bố, mặc dù các biện pháp an ninh đã được tăng cường tối đa trên toàn nước Pháp.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều trung tâm mua sắm tại Mỹ phải sơ tán sau đe dọa đánh bom
09:29' - 13/12/2015
Ngày 12/12, hàng nghìn người tại các trung tâm mua sắm ở ít nhất 3 bang của Mỹ đã được lệnh sơ tán do có đe dọa đánh bom vào đúng một trong những ngày bận rộn nhất của đợt mua sắm cuối năm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
10:43'
Tuần qua có nhiều sự kiện kinh tế nổi bật như: Mỹ áp thuế 3.521% đối với pin năng lượng mặt trời nhập khẩu; Giám đốc IEA cảnh báo áp lực địa chính trị gia tăng là thách thức với an ninh năng lượng…
-
Kinh tế Thế giới
Bất ổn vẫn bao trùm thương mại toàn cầu
10:13'
Chiến lược thuế quan của ông Trump có thể gây ra những tác động lâu dài, bao gồm xu hướng gia tăng chi phí sinh hoạt và những rủi ro suy thoái kinh tế toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch EC và Tổng thống Mỹ nhất trí về kế hoạch hội đàm chính thức
08:48'
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhất trí tổ chức cuộc họp chính thức trong thời gian tới.
-
Kinh tế Thế giới
EY: Thuế nhập khẩu 25% có thể khiến chi phí dược phẩm tại Mỹ tăng hơn 50 tỷ USD/năm
19:56' - 26/04/2025
Từ trước đến nay, dược phẩm thường được miễn trừ khỏi các cuộc chiến thương mại vì lo ngại tác động tiêu cực. Tuy nhiên, ông Trump nhiều lần đe dọa áp thuế 25% với thuốc nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore không đạt thoả thuận giảm thuế với Mỹ
19:34' - 26/04/2025
Mỹ sẽ không giảm 10% thuế quan cho hàng nhập khẩu từ Singapore nhưng hai nước nhất trí sẽ tăng cường quan hệ kinh tế một cách tích cực và tiếp tục thảo luận về các cách thức hợp tác.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ D. Trump bảo vệ chính sách thuế quan và trục xuất người nhập cư trái phép
19:19' - 26/04/2025
Về vấn đề nhập cư và an ninh nội địa, ông Trump khẳng định sẽ tiếp tục đẩy mạnh trục xuất người nhập cư bất hợp pháp, đặc biệt là tội phạm.
-
Kinh tế Thế giới
Hợp tác toàn diện Việt Nam và Lào luôn được củng cố
13:22' - 26/04/2025
Mặc dù tình hình khu vực và thế giới đang tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp và khó lường, nhưng mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam vẫn luôn được củng cố.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ chuẩn bị một khuôn mẫu đàm phán thương mại mới
13:20' - 26/04/2025
Tờ Wall Street Journal ngày 25/4 đưa tin các quan chức Mỹ đang chuẩn bị một khuôn mẫu đàm phán thương mại mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiên liệu hóa thạch vẫn là một phần của hỗn hợp năng lượng nhiều năm tới
10:34' - 26/04/2025
Nhiên liệu hóa thạch có khả năng vẫn là một phần của hỗn hợp năng lượng trong nhiều năm tới, đặc biệt là trong các lĩnh vực mà các giải pháp thay thế vẫn còn hạn chế.