Nguy cơ lạm phát ở Mỹ do giá năng lượng tăng cao
Theo tờ Wall Street Journal ngày 10/10, giá dầu thô thế giới đã tăng đến 64% trong năm 2021, lên mức cao nhất trong vòng bảy năm qua. Trong khi đó, giá khí đốt tự nhiên cũng tăng gần gấp đôi trong sáu tháng gần đây, lên mức cao nhất của bảy năm.
Dầu sưởi đã tăng 68%, giá tại các cây xăng cũng tăng gần 1 USD/gallon (1 gallon = 3,78 lít) trong vòng 12 tháng qua, lên mức trung bình hơn 3 USD/gallon trên toàn quốc. Trong khi đó, giá than cũng đang ở mức cao kỷ lục.Các chuyên gia kinh tế cho biết, môi trường giá năng lượng tăng cao có thể đẩy lạm phát lên cao trong những tháng tới, làm giảm chi tiêu tiêu dùng đối với các sản phẩm, dịch vụ khác và cuối cùng làm chậm sự phục hồi của kinh tế Mỹ.“Đối với người tiêu dùng, điều này giống như một khoản thuế”, nhà kinh tế Kathy Bostjancic của hãng nghiên cứu Oxford Economics nói về việc tăng giá. Trong khi người tiêu dùng có thể sẽ phải siết chặt chi tiêu, việc tăng giá năng lượng “có thể sẽ cực đoan và kéo dài”, ảnh hưởng đến sự phục hồi kinh tế. Chuyên gia Kathy Bostjancic nhận định nhiều khả năng “chúng ta sẽ chứng kiến xu hướng tăng trưởng giảm tốc hoặc chững lại lâu hơn trước khi hồi phục trở lại, trong khi tỷ lệ lạm phát có thể cao hơn một chút”.Trong khi đó ông Andreas Steno Larsen, chuyên gia phân tích tại Ngân hàng Nordea Bank ABP có trụ sở tại Helsinki, lại tỏ ra bi quan hơn. Ông Andreas cho biết, giá năng lượng tăng trong năm 2021 đã khiến ông buộc phải cắt giảm ước tính tăng trưởng kinh tế Mỹ trong năm tới từ mức 3,5% xuống còn 1,5%. Ông Andreas cho rằng giá dầu và khí đốt sẽ tiếp tục giữ nguyên như hiện nay trong những tháng tới và trong trường hợp xấu nhất, giá có thể tăng thêm khoảng 40% vào một thời điểm nào đó trong năm tới, đủ để đẩy nền kinh tế Mỹ và toàn cầu vào một cuộc suy thoái ngắn vào giữa năm 2022.Giá cao hơn chủ yếu do nhu cầu tăng cao và nguồn cung khan hiếm. Khi đại dịch COVID-19 dần lắng dịu và người tiêu dùng trên toàn thế giới tăng chi tiêu, các nhà máy và nhà cung cấp dịch vụ đang tăng cường sản xuất, dẫn tới nhu cầu năng lượng tăng cao. Tuy nhiên, nguồn cung dầu bị thắt chặt vì các nước xuất khẩu dầu đã quyết định chỉ tăng sản lượng theo từng bước một cách có tính toán, thay vì tăng cường khai thác nhiều hơn.Tương tự, nguồn cung khí đốt tự nhiên cũng đang ở mức thấp sau khi tình trạng đóng băng ở bang Texas (Mỹ) hồi đầu năm nay đã làm tăng nhu cầu và cơn bão Ida đã khiến gần như toàn bộ sản lượng khí đốt của Vịnh Mexico bị gián đoạn. Trong khi đó, châu Âu cũng chứng kiến nhu cầu tăng cao do hàng tồn kho giảm vì điều kiện thời tiết, công suất phong điện giảm và nhập khẩu ít hơn từ Nga.Giá than đã bị đẩy lên do nhu cầu tăng cao và nguồn cung bị kiềm chế bởi các kế hoạch giảm phát thải carbon. Nhiều chuyên gia phân tích tin rằng những yếu tố này sẽ đẩy giá năng lượng lên cao hơn nữa trong những tháng tới. Hãng phân tích Moody’s Analytics dự đoán giá dầu sẽ tăng từ 79-90 USD/thùng vào đầu năm tới, trong khi giá khí đốt tự nhiên tăng từ mức khoảng 5,56 USD/MMBtu lên 6,50-7 USD/MMBtu (MMBtu là 1 triệu đơn vị nhiệt Anh).JPMorgan Chase & Co. đưa ra kịch bản xấu nhất là giá dầu tăng trong ba năm tới và lên tới mức 190 USD/thùng vào năm 2025. Giá điện tăng 5,2% trong tháng 8/2021 so với một năm trước đó, mức tăng lớn nhất kể từ đầu năm 2014, theo Bộ Lao động Mỹ.Giá năng lượng luôn biến động ngay cả trong thời điểm bình thường và đặc biệt khó đoán trong tình hình hiện nay do triển vọng kinh tế mờ mịt cũng như cách ứng phó của các chính phủ và nhà đầu tư đối với tình trạng thiếu hụt nguồn cung. Các nhà đầu tư đang thúc ép các công ty duy trì mức giá cao và tỷ suất lợi nhuận bằng cách từ chối mở rộng sản xuất một cách quyết liệt.
Năng lượng chiếm phần lớn trong ngân sách của người tiêu dùng. Trong tháng Tám, khoảng 7% chi tiêu của người tiêu dùng dành cho năng lượng. Trong lịch sử, giá năng lượng cao thường báo hiệu các cuộc suy thoái. Người tiêu dùng không thể dễ dàng cắt giảm tiêu dùng trong thời gian ngắn. Do vậy, giá năng lượng cao hơn đóng vai trò như một loại thuế, làm tiêu hao số tiền mà người tiêu dùng có sẵn để chi tiêu cho các hàng hóa và dịch vụ khác. Tăng trưởng kinh tế đã chậm lại rất nhiều trong mùa Hè năm nay bởi sự lây nhiễm của đại dịch COVID-19 đã dẫn đến một làn sóng hạn chế kinh doanh mới và sự thận trọng của người tiêu dùng. Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) khu vực thành phố Atlanta ước tính tăng trưởng kinh tế sẽ chậm lại từ mức 6,7% hàng năm trong quý II/2021 xuống chỉ còn khoảng 1,3% trong quý III/2021.Giá năng lượng cao hơn đã làm dấy lên lo ngại về một cuộc khủng hoảng kinh tế ở châu Âu và châu Á, nơi tình trạng thiếu hụt đang đặc biệt nghiêm trọng. Tại Mỹ, các nhà phân tích cho rằng ảnh hưởng sẽ ít nghiêm trọng hơn vì một số lý do. Giá khí đốt tự nhiên đã tăng ít hơn vì Mỹ là nhà sản xuất hàng hóa lớn và phần lớn nguồn cung nằm ở trong nước. Trong khi đó, nguồn cung khí đốt không khan hiếm như tồn kho dầu.Các hộ gia đình Mỹ có một khoản tiết kiệm đáng kể từ các gói bảo hiểm thất nghiệp và kích thích kinh tế liên bang. Ông Joe Brusuelas, chuyên gia kinh tế trưởng tại công ty tư vấn RSM US LLP, nói rằng: “Với việc các hộ gia đình Mỹ đang tiết kiệm hơn 2.000 tỷ USD so với mức trước đại dịch, Mỹ đang ở vị thế tốt hơn nhiều để hấp thụ bất kỳ cú sốc nào do năng lượng gây ra so với các đối tác thương mại châu Âu và châu Á”.Tuy nhiên, giá năng lượng cao hơn có thể làm trầm trọng thêm vấn đề lạm phát và khiến Fed phải sớm điều chỉnh lại chính sách tiền tệ của mình. Hiện Fed vẫn đang duy trì lãi suất ở mức rất thấp, gần bằng 0. Các nhà kinh tế của JPMorgan Chase tin rằng giá dầu cao hơn có thể đẩy tỷ lệ lạm phát hàng năm lên 0,4% trong những tháng tới.Trong tháng 8/2021, giá tiêu dùng đã tăng 4,3% so với một năm trước đó, theo chỉ số giá của Bộ Thương mại cho chi tiêu tiêu dùng cá nhân - thước đo lạm phát ưa thích của Fed. Fed đặt mục tiêu lạm phát hàng năm là 2%. Oxford Economics dự đoán giá năng lượng sẽ khiến cho tỷ lệ lạm phát hàng năm tăng 5,1% vào cuối năm.Vào đầu và giữa những năm 2010, giá dầu và khí đốt tăng cao nhìn chung là một cú hích cho kinh tế Mỹ, khuyến khích các nhà sản xuất dầu khí khai thác mỏ đá phiến, thúc đẩy nhu cầu về thép, thiết bị, công nhân xây dựng, tài xế xe tải và các công nhân khác.Tuy nhiên Kevin Book, Giám đốc điều hành của ClearView Energy Partners LLC, một công ty nghiên cứu có trụ sở tại Washington, D.C., cho biết điều đó có thể không xảy ra lần này. Đại dịch COVID-19 khiến nhu cầu năng lượng toàn cầu giảm và trong khi nhu cầu đã phục hồi, các công ty năng lượng vẫn thận trọng về việc khoan dầu do không chắc chắn về nhu cầu toàn cầu hoặc chịu áp lực của nhà đầu tư để giữ tỷ suất lợi nhuận cao, bên cạnh một lý do khác là hạn chế nguồn cung./.Tin liên quan
-
Thị trường
Những khó khăn khi thế giới chuyển đổi sang năng lượng sạch
15:20' - 11/10/2021
Quá trình chuyển đổi sang các nguồn năng lượng sạch đã đạt tiến bộ, nhưng chưa đủ nhanh để thế giới có thể giới hạn tăng nhiệt độ Trái Đất ở mức dưới 2 độ C theo Hiệp định Paris về khí hậu năm 2015.
-
Phân tích - Dự báo
Khủng hoảng giá năng lượng tác động như thế nào đến Mỹ, châu Âu và châu Á?
06:30' - 11/10/2021
Một cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu đang khiến giá khí đốt tự nhiên ở Anh, châu Âu và châu Á tăng vọt lên các mức cao kỷ lục.
-
Phân tích - Dự báo
Giá cả năng lượng tăng: 5 câu hỏi cho một vấn đề toàn cầu
15:51' - 09/10/2021
Sự phục hồi kinh tế đang diễn ra và lạm phát gia tăng đang khiến cả các chính phủ và hộ gia đình ngày càng lo ngại do ngân sách chi tiêu bị ảnh hưởng.
-
Phân tích - Dự báo
Tìm kiếm đáp án cho việc đảm bảo an ninh năng lượng
14:45' - 08/10/2021
Giới chuyên gia cảnh báo thế giới đang rơi vào tình trạng thiếu nhiên liệu và năng lượng để vận hành các công xưởng, nhà máy nhiệt điện và giao thông vận tải, kéo theo giá khí đốt hay than đá.
-
Thị trường
Mỹ lo ngại nguồn cung năng lượng không đáp ứng đủ cầu
10:59' - 08/10/2021
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan ngày 7/10 cho biết Washington đang lo ngại nguy cơ nguồn cung năng lượng không đáp ứng đủ cầu, qua đó kêu gọi các nhà cung cấp năng lượng tăng nguồn cung.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Chiến lược bán dẫn mới của Thái Lan: Thách thức và tham vọng
06:30'
Thái Lan có những kế hoạch đầy tham vọng để mở rộng sang các phân khúc cao cấp hơn của chuỗi sản xuất chất bán dẫn (chip) như thiết kế chip và chế tạo đĩa bán dẫn (wafer).
-
Phân tích - Dự báo
Đồng euro có thể trở thành “nơi trú ẩn an toàn”?
05:30'
Theo trang mạng của tổ hợp truyền thông DW, đồng euro đã tăng hơn 10% so với đồng USD kể từ tháng 1/2025, đạt mức 1,1369 USD đổi 1 euro vào ngày 14/4.
-
Phân tích - Dự báo
Chuỗi cung ứng đất hiếm toàn cầu và cơ hội của Đông Nam Á
05:30' - 16/04/2025
Theo trang mạng Fulcrum, Đông Nam Á có cơ hội tham gia vào quá trình đa dạng hóa chuỗi cung ứng nguyên tố đất hiếm (REE).
-
Phân tích - Dự báo
Nhiều CEO hàng đầu dự đoán kinh tế Mỹ suy thoái trong 6 tháng tới
11:00' - 15/04/2025
Theo Chief Executive, 60% trong số hơn 300 CEO được khảo sát trong tháng 4/2025 dự đoán kinh tế Mỹ suy thoái hoặc đi xuống sẽ diễn ra trong vòng sáu tháng tới.
-
Phân tích - Dự báo
Hy vọng mới cho ngành cà phê Cuba
05:30' - 15/04/2025
Cà phê không chỉ là thức uống quen thuộc mà còn là biểu tượng văn hóa của người dân Cuba.
-
Phân tích - Dự báo
Bài toán khó về chiến lược phát triển xe điện của Australia
06:30' - 14/04/2025
Nỗ lực chuyển đổi sang xe điện sẽ giúp giảm sự phụ thuộc của Australia vào nguồn dầu mỏ nhập khẩu, qua đó hỗ trợ tăng cường an ninh năng lượng.
-
Phân tích - Dự báo
Câu hỏi về chủ quyền công nghiệp của châu Âu
05:30' - 14/04/2025
Quyết định mới đây của liên doanh Automotive Cells Company (ACC) hợp tác với một đối tác Trung Quốc nhằm giải cứu dây chuyền sản xuất pin tại Pháp đã làm dấy lên nhiều tranh cãi.
-
Phân tích - Dự báo
Vị thế thống trị của đồng USD – Bài cuối: Sự “lung lay” được báo trước?
06:30' - 13/04/2025
Đồng USD vẫn giữ vững vị thế là đồng tiền thống trị toàn cầu trong nhiều thập kỷ, nhưng những chính sách trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Trump có thể tạo ra nguy cơ đe dọa đối với vị thế đó.
-
Phân tích - Dự báo
Vị thế thống trị của đồng USD – Bài 1: Không có đối thủ “xứng tầm”
05:30' - 13/04/2025
Đồng USD, trong suốt 7 thập kỷ vừa qua, đã luôn giữ vai trò là đồng tiền thống trị trong thương mại và tài chính toàn cầu.