Nguy cơ Nam Phi thế chấp cảng biển cho nước ngoài
Đầu tháng 10 vừa qua, phát biểu trong cuộc họp của Quốc hội Nam Phi, thành viên của cơ quan lập pháp quốc gia miền Nam châu Phi cho rằng đồng nội tệ Rand của Nam Phi đã mất giá khoảng 200% kể từ khi cựu Tổng thống Jacob Zuma nhậm chức vào năm 2009.
Phản ánh của các phương tiện truyền thông trong nước thời gian qua cho thấy một số doanh nghiệp nhà nước của Nam Phi như Hãng Hàng không Nam Phi (SAA), công ty điện lực quốc gia, công ty đường sắt quốc gia và Bộ Giao thông vận tải đang gặp khó khăn nghiêm trọng về tài chính. Thực tế, các cảng của Nam Phi cũng thuộc sở hữu nhà nước.
Khoảng hơn 25 năm trước, Nam Phi là nền kinh tế hàng đầu của châu Phi, với thu nhập quốc dân hàng năm lớn hơn tổng thu nhập quốc dân của tất các nước còn lại trong khu vực cận nhiệt đới miền Nam châu Phi.
Trong thời kỳ trước đó, các tàu hàng lớn nhất thế giới có thể dễ dàng neo đậu và bốc dỡ hàng hóa tại 2 cảng chính của Nam Phi là Durban và Cape Town, bởi các cảng nước sâu của Vịnh Richard nằm ở phía bắc Durban và Vịnh Saldanha nằm ở phía bắc của Cape Town. Tài nguyên thiên nhiên của Nam Phi rất phong phú (than đá, quặng sắt, bô xít, mangan, vàng, bạch kim, iridi, crôm…) và có vai trò quan trọng trên thị trường quốc tế.
Bộ Giao thông Vận tải Nam Phi được quyền quản lý các sân bay, công ty hàng không cũng như các cảng biển. Hãng Hàng không Nam Phi (SAA) từng là một hãng vận tải rất uy tín với hiệu suất tài chính tương đương với các hãng hàng không tư nhân lớn.
Nhưng hiện nay, hoạt động của SAA và các hãng vận tải nội địa thuộc sở hữu nhà nước, cũng như ngành đường bộ và đường sắt của nước này, đang cần hỗ trợ tài chính ở quy mô rất lớn từ Chính phủ Nam Phi. Tình trạng tài chính của công ty điện lực quốc gia, Bộ nguồn nước và vệ sinh, công ty phát thanh truyền hình quốc gia cũng không mấy khác biệt.
Các hãng truyền thông Nam Phi thường xuyên đưa tin về tình trạng quản lý kém dưới thời cựu Tổng thống J. Zuma, khiến Tổng thống đương nhiệm C. Ramaphosa phải tìm cách khắc phục, sửa chữa nhờ sự giúp đỡ đầu tư từ Trung Quốc.
Sự mất giá của đồng nội tệ Rand Nam Phi so với các đồng ngoại tệ quốc tế khác khiến giá cả các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Nam Phi giảm, thúc đẩy các nước như Trung Quốc và Ấn Độ tìm cách thu mua với số lượng lớn.
Cùng với những tuyến đường sắt kết nối với các cảng nước sâu của Nam Phi, xuất khẩu các nguồn tài nguyên thiên nhiên đòi hỏi hoạt động đáng tin cậy, bởi đây có thể là cửa ngõ đối với đầu tư tương lai vào cơ sở hạ tầng giao thông ở Nam Phi của Trung Quốc.
Trong khi tìm cách vực dậy nền kinh tế vốn đã từng đứng đầu châu lục, Tổng thống Cyril Ramaphosa đang tìm cách thu hút đầu tư từ Trung Quốc, đổi lại là Nam Phi phải có tài sản đảm bảo hoặc thế chấp trong trường hợp vỡ nợ.
Theo thỏa thuận mặc định, Trung Quốc đang sở hữu công ty điện lực của Zambia và Nam Phi chắc chắn có rất nhiều tài sản đảm bảo dưới hình thức các doanh nghiệp nhà nước như bến cảng, đường sắt, công ty hàng không quốc gia và các công ty điện lực quốc gia. Đầu tư vào các tuyến đường sắt và cảng biển đảm bảo thương mại tương lai và triển vọng tiếp cận với các nguồn lực rất quan trọng.Các tuyến đường sắt dùng kết nối với cảng biển nước sâu và chính các cảng biển có thể trở thành tài sản thế chấp hoặc tài sản đảm bảo cho nguồn vốn đầu tư tương lai từ Trung Quốc. Các cảng container của Nam Phi có thể là tài sản thế chấp trong tương lai, đặc biệt là Cape Town bởi cảng này rất gần với tuyến đường thương mại trên biển giữa Trung Quốc và Brazil cũng như Ấn Độ Dương và Brazil.
Các cảng container của Brazil và cảng phía Tây Nam của Ấn Độ đang được nâng cấp để có thể phục vụ các tàu vận tải lớn nhất, phần nào cho thấy mức độ cần thiết phải nâng cấp cảng Cape Town. Trong tương lai, có thể Nam Phi phải xem xét bán đi doanh nghiệp nhà nước để bảo đảm đầu tư nước ngoài.
Tổng thống Nam Phi Ramaphosa đã hướng tới Trung Quốc nhằm tìm kiếm đầu tư giúp phát triển bộ phận của nền kinh tế trong thập kỷ qua vốn đã bị thua lỗ khoảng 10 tỷ USD và rất đáng để chuyển sang phát triển dưới dạng tư nhân hóa. Một số doanh nghiệp ngành vận tải quốc doanh của Nam Phi đang bị phá sản về mặt kỹ thuật.
Trong khi Chính phủ Nam Phi có thể phải miễn cưỡng bán đi những những doanh nghiệp quốc doanh này, thì một vài trong số các doanh nghiệp này có thể chỉ là tài sản đảm bảo duy nhất mà Nam Phi sử dụng để đổi lấy các khoản vay nước ngoài. Sự kết hợp của ba cảng biển, hai hệ thống đường sắt chính kết nối với các cảng nước sâu và hãng hàng không quốc gia là những vật thế mạng có nguy cơ sẽ thuộc sở hữu nước ngoài trong tương lai./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nam Phi nới lỏng quy định nhập cảnh để thực hiện gói kích cầu kinh tế
08:27' - 26/09/2018
Ngày 25/9, Bộ trưởng Nội vụ Nam Phi Malusi Gigaba công bố những nới lỏng quy định nhập cảnh nhằm tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài và khách quốc tế đến “đất nước Cầu Vồng”.
-
Kinh tế Thế giới
Những khó khăn hiện tại của kinh tế Nam Phi
05:30' - 17/09/2018
Bài phân tích về những khó khăn hiện tại của Nam Phi - một trong những nền kinh tế lớn nhất châu Phi - đã được đăng tải trên trang mạng mg.co.za (Mail&Global).
-
Kinh tế Thế giới
Nam Phi muốn gia tăng hơn nữa thương mại hai chiều với Việt Nam
10:19' - 31/08/2018
Việt Nam luôn coi trọng việc phát triển mối quan hệ truyền thống với Nam Phi trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng trưởng kinh tế Nam Phi ước mức thấp đáng kể so với kỳ vọng ban đầu
10:19' - 19/08/2018
Tăng trưởng kinh tế của Nam Phi trong năm 2018 được dự đoán sẽ chỉ đạt mức 1,4%, thấp hơn đáng kể so với con số 3% mà Tổng thống Cyril Ramaphosa kỳ vọng khi mới nhậm chức hồi tháng Hai vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Thách thức trong kế hoạch quốc hữu hóa đất đai của Nam Phi
07:27' - 14/08/2018
Đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC) cầm quyền tại Nam Phi ngày 31/7 cho biết sẽ thúc đẩy kế hoạch sửa đổi hiến pháp nhằm cho phép quốc hữu hóa đất đai mà không phải bồi thường.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26'
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này
-
Kinh tế Thế giới
10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
09:25'
Giá vàng thế giới tăng mạnh nhất gần hai năm qua, đồng bitcoin tăng giá khoảng 130%, đồng USD áp sát mức cao nhất trong 13 tháng... là trong những sự kiện kinh tế thế giới nổi bật trong tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39' - 23/11/2024
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46' - 23/11/2024
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55' - 23/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46' - 23/11/2024
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.